Lý do “ngã ngửa” khiến trẻ sơ sinh chậm tăng cân
Đây là những nguyên nhân gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó thường không được chú ý hay bỏ quả khi chăm con.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn dến việc trẻ chậm tăng cân hoặc thậm chí là sụt cân. Ngoài những lý do phổ biến “ai cũng biết” như trẻ lười ăn, bị sốt…thì còn có những lý do sẽ gây ngạc nhiên cho nhiều bà mẹ vì nó không được chú ý hoặc thường hay bị bỏ qua trong các tình huống chăm con trong thực tế.
Tắm ngay sau khi ăn
Mẹ có tắm cho em bé ngay sau khi ăn?Nếu có, bây giờ là lúc để thay đổi thói quen đó. Khi đứa trẻ được cho ăn, dạ dày cần có thời gian để tiêu hóa giống như cơ thể của một người trưởng thành.
Nếu trẻ đi tắm ngay sau khi ăn, nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa.Điều này dẫn đến sự trao đổi chất chậm hơn ở trẻ sơ sinh.Thậm chí, một số em bé còn có thể bị táo bón, nôn, khó tiêu, khí gas vì tắm ngay sau khi ăn.
Việc này đã dẫn đến trẻ chậm tăng cân hoặc sụt cân.Tắm cho em bé trước và sau đó mới cho ăn sẽ giúp các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hay tiêu hóa tốt hơn.
Mới ăn xong đã tắm ngay làm chậm quá trình trao đổi chất của trẻ khiến trẻ chậm tăng cân (ảnh minh hoạ)
Khoảng cách giữa hai cữ ăn quá dài
Đây là một trong những lý do chính cho việc giảm cân ở trẻ sơ sinh. Sự thật là: Khoảng cách giữa các bữa ăn càng dài thì bụng trẻ càng sản sinh ra nhiều khí gas, dẫn đến đầy hơi. Điều này khiến trẻ không muốn ăn, kết quả dinh dưỡng hấp thu ít và cuối cùng là sụt cân.
Khoảng cách quá dài giữa hai cữ ăn cũng có thể dẫn đến chứng khó tiêu và táo bón ở trẻ sơ sinh.
Một em bé cần được cho ăn trong vòng 30 phú sau khi thức dậy và khoảng cách lý tưởng giữa các bữa ăn cho trẻ sơ sinh là từ 3-4 giờ.
Video đang HOT
Uống nước lọc trước bữa ăn
Điều này đúng trong trường hợp em bé đã hơn 6 tháng. Nếu trước khi ăn dặm, mẹ cho bé uống sữa thì sẽ dẫn đến việc thức ăn bị kém hấp thụ. Nước cũng tương tự như vậy, nếu bé được cho uống nước trước bữa ăn chính, bụng sẽ đầy lên và do đó giảm lượng thức ăn đưa vào.
Trong nhiều trường hợp, trẻ thậm chí còn bị nôn trớ nếu nhồi nhét thức ăn.
Nước chỉ nên cho trẻ sơ sinh uống vào cuối bữa ăn, cũng có thể cho con uống giữa các bữa ăn. Nhưng uống nước vào đầu các bữa ăn chính thì là nghiêm cấm.
Nhiễm giun
Giun trong ruột của bé ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Nếu thấy con có khả năng bị nhiễm giun, mẹ nên đưa bé đi khám để có toa thuốc điều trị thích hợp. Diệt hết giun sẽ giúp bé tăng cân trở lại.
Yếu tố di truyền
ấp bé nhẹ cân cũng có thể là do di truyền. Mẹ nên cem có ai từ phía gia đình hai bên nội ngoại như bố, mẹ hay ông bà có vóc dáng gầy nhỏ thì trẻ cũng có thể sẽ như vậy.
Ăn quá nhiều thực phẩm chứa chất xơ
Mẹ nên tránh dùng quá nhiều thực phẩm giàu chất xơ như mì ống nguyên hạt, gạo nâu, rau củ, khoai lang…vv khi chế biến thức ăn cho con. Các sợi chất xơ trong các thực phẩm này có thể lấp đầy bụng của trẻ trong một thời gian dài nhưng sau đó lại bị thải loại và khiến lượng thức ăn thực sự trẻ ăn được sẽ giảm.
Sụt cân sau cai sữa
Một số trẻ có thể sẽ bị giảm cân sau khi cai sữa. Do vậy mẹ cần bổ sung thâm nhiều thực phẩm cân bằng lại như sữa nguyên kem, nước, hoa quả, rau và ngũ cốc.
Theo Khampha
Top 10 thực phẩm tốt nhất cho trẻ do bác sỹ Mỹ bình chọn
Website chăm sóc trẻ uy tín nhất nước Mỹ vừa công bố danh sách thực phẩm được tiêu thụ nhiều nhất cho trẻ ăn dặm.
Nếu còn băn khoăn về chuyện chọn lựa thực phẩm nào bổ dưỡng nhất cho con, hẳn các bà mẹ sẽ không thể bỏ qua danh sách này. Mới đây, trang web babycenter - một trong những trang web dành cho trẻ em và các bà mẹ uy tín nhất nước Mỹ đã công bố danh sách 10 siêu thực phẩm không những là thực phẩm nhiều chất cho bé mà còn được tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ do các bác sỹ nhi bình chọn.
1. Việt quất.
Quả việt quất rất giàu chất anthocyanins - giúp tăng thị lực, phát triển trí não,và hỗ trợ đường tiết niệu của trẻ. Ở Mỹ, các bà mẹ rất chuộng cho con ăn quả việt quất. Tại Việt Nam, việt quất ngoài hàng ngoại nhập thì cũng đã bắt đầu có giống Việt quất Đà Lạt mới, mẹ có thể thử mua cho bé ăn. Cách chế biến việt quất cho trẻ ăn dặm: cho khoảng 1/4 quả việt quất vào cốc và một thìa sữa, quay lò vi sóng trong 30 giây, để nguội rồi nghiền nhuyễn ăn luôn hoặc trộn sữa chua đều ngon.
2. Sữa chua.
Bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho con ăn sữa chua. Sữa chua giúp tăng cường chức năng hệ thống miễn dịch và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của bộ não và trái tim. Giáo sư khoa Dinh dưỡng, Đại học California, Davis, Hoa Kỳ Nancy Hudson cho biết: "Sữa chua rất giàu canxi và vitamin D nên cũng giúp tăng cường sự phát triển của xương và răng.Ngoài ra, sữa chua có thể giúp điều chỉnh lượng vi khuẩn có lợi trong con đường tiêu hóa, vị sữa chua rất phù hợp hơn cho trẻ sơ sinh"
3. Bí ngô.
Bí ngô rất tốt cho trẻ sơ sinh (ảnh minh hoạ)
Hương vị ngọt ngào, mềm mịn, giàu vitamin A và vitamin C. Bí ngô hấp trộn sữa thành bột mịn rất thích hợp cho trẻ mới tập ăn dặm.
4. Đậu lăng.
Đậu lăng rất giàu protein và chất xơ. Mẹ có thể trộn đậu lăng nấu cùng cơm cháo, rất ngon và bổ dưỡng.
5. Rau lá xanh sẫm.
Rau bina, cải xoăn và các loại rau lá xanh đậm khác rất giàu sắt và acid folic. Mẹ có thể lấy rau xanh hấp chín, lọc qua rây cho bé ăn hoặc xay cùng với cháo.
6. Bông cải xanh.
Bông cải xanh rất giàu axit folic, chất xơ và canxi, có thể làm phong phú thêm khẩu vị của bé. Cách chế biến cũng đơn giản: hấp bông cải xanh với nước, cho đến khi bông cải xanh hoàn toàn làm mềm thì cắt nhỏ, để nguôi cho bé bốc ăn.
7. Quả bơ.
Các nhà dinh dưỡng nói bơ rất giàu chất béo không bão hòa, chất dinh dưỡng giúp phát triển não trẻ sơ sinh cực tốt. Mẹ có thể cho bé ăn bơ nghiền trộn sữa hoặc sữa chua đều ngon.
8. Thịt.
Thịt là nguồn kẽm và sắt vô cùng quan trọng. Thịt hầm dễ nhai, thích hợp cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên thời gian hầm nên đủ dài để đảm bảo thịt ngon mà không mất chất.
9. Mận.
Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc có thể bị táo bón, mận khi đó sẽ là "vị cứu tinh" hoàn hảo. Nếu bé bị táo bón nghiêm trọng, mẹ nên thêm 1-2 muỗng canh nước ép mận trong sữa công thức hoặc sữa mẹ.
10.Cam.
Cam giàu vitamin C và chất chống oxy hóa,có vị ngọt và chua được trẻ sơ sinh yêu thích.
Theo Khampha
Nguy hại khôn lường khi cho trẻ dùng gối quá sớm Cho trẻ dùng gối quá sớm có thể là nguyên nhân gây nên chứng đột tử và làm hỏng hệ xương của trẻ. Trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, bất cứ người mẹ nào cũng mong mỏi được gặp con hơn bát kỳ ai hết. Để chuẩn bị hành trang tốt nhất cho cả mẹ lẫn con, nhiều mẹ đã không...