Lý do Mỹ yêu cầu Ukraine ngừng tấn công các cơ sở năng lượng của Nga
Mỹ không hài lòng với Ukraine vì phớt lờ cảnh báo từ họ, trong bối cảnh Nhà Trắng lo ngại giá dầu tăng vọt trước cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra.
Nga và Ukraine đang tấn công các cơ sở năng lượng của nhau. Ảnh: TASS
Theo tờ Financial Times (Anh) mới đây, các quan chức Mỹ đang mất kiên nhẫn khi Kiev không đáp lại lời kêu gọi của Mỹ ngừng tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga. Nhà Trắng lo ngại các cuộc tấn công như vậy sẽ khiến giá dầu tăng cao và gây ra sự trả đũa của Moskva.
Nguồn tin trên nêu rõ: “Nhà Trắng ngày càng thất vọng trước các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào các nhà máy lọc dầu, kho chứa và cơ sở lưu trữ trên khắp miền Tây nước Nga, làm tổn hại đến năng lực sản xuất dầu của nước này. Điều đó có thể đẩy giá dầu toàn cầu lên cao và gây ra sự trả đũa”.
Yêu cầu dừng các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Nga có thể khiến Kiev bối rối sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã “bật đèn xanh” cho Ukraine tấn công sâu vào bên trong lãnh thổ Nga vào tháng trước. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden còn tuyên bố sẽ làm tê liệt nền kinh tế Nga trong khi phương Tây đã sử dụng các biện pháp trừng phạt và giới hạn giá trong nỗ lực hạn chế xuất khẩu năng lượng của Moskva.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Nhà Trắng có thể coi giá xăng ngày càng tăng trong nước là mối lo ngại hàng đầu trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 sắp diễn ra. Bob McNally, cựu cố vấn năng lượng của Nhà Trắng, cho biết: “Không có gì khiến một tổng thống Mỹ đương nhiệm lo ngại hơn việc giá xăng dầu tăng vọt trong một năm bầu cử”.
Khi Ukraine tiếp tục bị thất thế trên chiến trường trong những tuần gần đây, Kiev đã tiến hành nhiều cuộc tấn công hơn nhằm vào các cơ sở lọc dầu của Nga ở khu vực gần biên giới với Ukraine. Điều này đã khiến Điện Kremlin phải sơ tán hàng nghìn trẻ em khỏi khu vực biên giới. Lực lượng Ukraine cũng đã tấn công thành công gần chục mục tiêu cơ sở năng lượng ở Nga vào tuần trước.
Mối lo ngại của Washington rằng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Moskva sẽ dẫn đến các cuộc tấn công trả đũa vào ngành năng lượng Ukraine đã thành hiện thực. Cuối tuần trước, một triệu người bị mất điện trên khắp Ukraine sau khi tên lửa của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Kiev, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko thông báo.
Nga thừa nhận lệnh trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu
Ngành dầu mỏ Nga đang đối mặt thách thức do lệnh trừng phạt tăng cường của phương Tây. Các biện pháp trừng phạt thứ cấp đang khiến các ngân hàng toàn cầu lo ngại.
Do đó, các ngân hàng và công ty Nga đang tìm những cách khác nhau để thực hiện thanh toán xuyên biên giới.
Xuất khẩu dầu mỏ của Nga đang chịu tác động khi phương Tây tăng cường chế độ trừng phạt. Ảnh: TASS
Mạng tin Business Insider ngày 25/3 dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết, việc phương Tây thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với nước này đang ảnh hưởng đến doanh thu xuất khẩu dầu mỏ của Moskva.
Theo một báo cáo chính thức, bà Nabiullina tiết lộ: Sau đợt sụt giảm vào đầu năm nay, xuất khẩu đã phục hồi trở lại nhờ giá dầu tăng. Giá dầu thô quốc tế đã tăng hơn 10% trong năm nay. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt thứ cấp cản trở quá trình này, đề cập đến các hạn chế thương mại nhằm ngăn cản các bên thứ ba ngoài Mỹ hoặc EU hợp tác kinh doanh với Nga.
Nền kinh tế Nga vẫn kiên cường trong hơn hai năm sau cuộc xung đột ở Ukraine và giữa các lệnh trừng phạt thương mại, khiến phương Tây khó chịu. Điều này một phần là do Nga, "gã khổng lồ" về năng lượng, đã duy trì xuất khẩu của mình bằng cách chuyển hướng sang các thị trường thay thế như Ấn Độ và Trung Quốc.
Nhưng một số ngân hàng Trung Quốc đã tạm dừng thanh toán từ các tổ chức tài chính Nga bị phương Tây trừng phạt, truyền thông địa phương Nga đưa tin vào tháng 2 vừa qua.
Giờ đây, các ngân hàng toàn cầu khác mà Nga đang sử dụng để tránh các lệnh trừng phạt cũng đang quay lưng lại làm ăn với nước này vì sợ bị phương Tây trả đũa tờ Wall Street Journal đưa tin vào tuần trước.
Khách hàng hàng đầu của Nga là Ấn Độ hiện cũng đang gặp khó khăn. Tờ Forbes ngày 22/3 cho biết, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã ngừng chấp nhận dầu thô của Nga được giao bởi các tàu chở dầu do Sovcomflot điều hành - công ty vận tải thương mại lớn nhất của Nga đã bị Mỹ trừng phạt.
Điều này có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nga vì Ấn Độ là một trong những nhà nhập khẩu dầu lớn nhất về nhiên liệu hóa thạch của Moskva kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.
Hiện các công ty dầu mỏ tư nhân và nhà nước của Ấn Độ đã ngừng nhận dầu thô của Nga do các tàu chở dầu của Sovcomflot vận chuyển, bao gồm cả tập đoàn Dầu khí Ấn Độ - công ty lớn nhất nước này.
Các công ty dầu mỏ được cho là đang kiểm tra tất cả các tàu chở dầu để đảm bảo Sovcomflot hoặc bất kỳ tổ chức bị trừng phạt nào khác không vận hành chúng. Cuộc kiểm tra cũng đã làm gián đoạn việc vận chuyển dầu thô của Nga bằng các tàu khác, khiến các tàu này cũng buộc phải chờ vài tuần ngoài khơi bờ biển Ấn Độ mà không có mốc thời gian rõ ràng về thời điểm họ có thể giao hàng.
Trong bối cảnh đó, bà Nabiullina đã đưa ra gợi ý về việc Nga sẽ tăng cường nỗ lực vượt qua các biện pháp trừng phạt. Bà nói với hãng thông tấn TASS: "Do các lệnh trừng phạt, chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện thanh toán xuyên biên giới. Các ngân hàng và công ty Nga đang tìm ra những cách mới để thanh toán với các quốc gia khác nhau và họ khá linh hoạt trong việc thay đổi các phương thức này khi khó khăn gia tăng".
Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk. Ảnh minh hoạ: Bộ Quốc phòng Nga/TASS Hãng thông tấn TASS dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Nga đưa tin theo hướng Donetsk, các đơn vị của Nhóm chiến đấu phía Nam đã giành được nhiều vị trí thuận...