Lý do Mỹ từ chối bán máy bay chiến đấu F-35 cho Thái Lan
Mỹ đã từ chối yêu cầu của Lực lượng Không quân Hoàng gia Thái Lan về việc mua 2 tiêm kích tàng hình F-35.
Tờ Nation Thailand hôm nay 23.5 đưa tin Mỹ đã từ chối yêu cầu của Lực lượng Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) về việc mua 2 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 với lý do Bangkok chưa sẵn sàng cho những máy bay tinh vi như vậy. Thay vào đó, Mỹ lên kế hoạch chuyển giao các mẫu F-16 Block 70 và F-15 Eagle cho Thái Lan.
Cụ thể, một nguồn tin của RTAF cho biết Đại sứ Mỹ Robert F Godec đã gặp Tư lệnh Không quân Thái Lan Alongkorn Wannarot vào 2 tuần trước để đích thân thông báo về quyết định của Washington. Theo nguồn tin, ông Godec nói rằng RTAF không có cơ sở vật chất hoặc các biện pháp an ninh cần thiết để tiếp nhận các máy bay chiến đấu.
Tiêm kích tàng hình F-35. Ảnh KHÔNG QUÂN MỸ
Theo tờ Bangkok Post, Mỹ vẫn bỏ ngỏ khả năng bán tiêm kích tàng hình F-35 cho Thái Lan. Đặc phái viên Godec đã nói với ông Wannarot rằng khi Thái Lan sẵn sàng, Mỹ sẽ tổ chức một cuộc đàm phán khác về việc bán F-35.
Nguồn tin cho biết RTAF không chịu bất kỳ thiệt hại nào từ quyết định của Mỹ, ngoài việc phải trả lại 369 triệu baht (249 tỉ đồng) mà họ đã rút từ ngân sách quốc phòng để mua F-35.
Chỉ một nửa số máy bay F-35 Mỹ đủ điều kiện sẵn sàng làm nhiệm vụ
Theo nhà sản xuất vũ khí Lockheed Martin, tiêm kích tàng hình F-35 có thể mang theo khoảng 8 tấn đạn dược, tham gia hoạt động yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. F-35 còn có khả năng kết hợp dữ liệu từ trên không và trên mặt đất để định vị trên chiến trường.
Mỹ thay đổi lập trường, ủng hộ gửi chiến cơ F-16 cho Ukraine
Mỹ tuyên bố sẽ ủng hộ việc cung cấp các máy bay chiến đấu tiên tiến, gồm cả F-16 do Mỹ sản xuất cho Ukraine cũng như tán thành kế hoạch đào tạo phi công Ukraine lái các máy bay trên.
Theo hãng tin BBC, một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với các nhà lãnh đạo G7 tại Nhật Bản về quyết định này.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố: "Quyết định đó sẽ tăng cường sức mạnh đáng kể cho quân đội của chúng tôi trên bầu trời". Trong suốt nhiều tháng qua, Ukraine đã đề nghị phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu cho nước này để làm giảm ưu thế trên không của Nga. Việc Mỹ chấp thuận kế hoạch này có nghĩa là các quốc gia khác có thể xuất khẩu chiến đấu cơ F-16.
Tổng thống Mỹ cũng thông báo với các nước đồng minh về việc Washington sẽ ủng hộ những nỗ lực chung của quốc tế nhằm huấn luyện các phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16 và các chiến đấu cơ hiện đại khác. Điều này đánh dấu một sự thúc đẩy đáng kể những hỗ trợ mà phương Tây dành cho Kiev khi nước này chuẩn bị tiến hành cuộc phản công mùa xuân.
Theo lời một quan chức cấp cao Mỹ, kế hoạch đào tạo sẽ bao gồm huấn luyện phi công Ukraine trên các máy bay chiến đấu thế hệ 4, gồm cả F-16, để tăng cường và cải thiện hơn nữa khả năng của lực lượng không quân Ukraine. Máy bay chiến đấu thế hệ 4 bao gồm cả chiếc Eurofighter Typhoon của Anh và Mirage 2000 của Pháp.
Quan chức Mỹ nói thêm: "Khi khóa huấn luyện diễn ra trong các tháng tới, liên minh các quốc gia tham gia nỗ lực này của chúng tôi sẽ quyết định khi nào thực sự cung cấp máy bay chiến đấu, sẽ cung cấp bao nhiêu chiếc và nước nào sẽ cung cấp. Việc huấn luyện sẽ diễn ra bên ngoài Ukraine, tại các địa điểm ở châu Âu và mất nhiều tháng mới hoàn thành. Chúng tôi hy vọng có thể bắt đầu huấn luyện cho phi công Ukraine trong các tuần tới".
Quyết định này thể hiện sự thay đổi mạnh mẽ trong lập trường của Mỹ, khi mà trước đây nước này cho rằng việc cung cấp chiến cơ F-16 cho Ukraine là không khả thi.
Anh, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch đã hoan nghênh động thái của Mỹ.
Tàu sân bay Mỹ đạt cột mốc lịch sử khi hoạt động ở Biển Đông Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz đã đạt được một cột mốc lịch sử về số lần đón máy bay hạ cánh khi ở Biển Đông trong cuối tuần trước. Tàu sân bay Mỹ USS Nimitz đã chạm cột mốc 350.000 lần đón máy bay hạ cánh hôm 22.4 ở Biển Đông khi một chiếc chiến đấu cơ F/A-18F Super Hornet hạ cánh...