Lý do Mỹ khó có thể thực thi các lệnh trừng phạt mới đối với dầu mỏ Iran
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đối mặt với những thách thức trong việc thực thi các lệnh trừng phạt dầu của Iran.
Chính quyền Biden khó có thể “thực thi mạnh mẽ” các lệnh trừng phạt dầu nhằm vào Iran trong năm bầu cử. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo mạng tin ZeroHedge, Quốc hội Mỹ ngày 23/4 (giờ Mỹ) đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với ngành dầu mỏ của Iran trong khuôn khổ một luật viện trợ nước ngoài.
Các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào các cảng, tàu và nhà máy lọc dầu nước ngoài liên quan đến chế biến hoặc vận chuyển dầu thô của Iran.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden phải đối mặt với những thách thức trong việc thực thi các lệnh trừng phạt, đặc biệt liên quan đến vai trò quan trọng của Trung Quốc.
Theo Bloomberg, luật mới này sẽ mở rộng các lệnh trừng phạt Iran bao gồm các cảng, tàu và nhà máy lọc dầu nước ngoài cố tình xử lý hoặc vận chuyển dầu thô của Iran vi phạm các lệnh trừng phạt hiện có của Mỹ.
Luật mới cũng sẽ mở rộng các biện pháp trừng phạt thứ cấp liên quan đến tất cả các giao dịch liên quan dầu mỏ giữa các tổ chức tài chính Trung Quốc và các ngân hàng Iran bị trừng phạt.
Video đang HOT
Theo một bản báo cáo tóm tắt, khoảng 80% trong số 1,5 triệu thùng dầu xuất khẩu hàng ngày của Iran được chuyển đến các nhà máy lọc dầu độc lập ở Trung Quốc.
Amrita Sen, Giám đốc nghiên cứu của Energy Aspects, nhận định: “Tôi nghĩ tất cả các biện pháp trừng phạt chỉ là trên giấy tờ, vì lo ngại mọi vấn đề có thể khiến giá dầu tăng vọt. Tôi không tin rằng các biện pháp trừng phạt sẽ được thực thi một cách mạnh mẽ. Điều tôi thực sự muốn lưu ý rằng đây là năm bầu cử ở Mỹ”.
Hơn nữa, Trung Quốc đang mua phần lớn lượng dầu thô xuất khẩu của Iran và phần lớn người mua ở Trung Quốc là các nhà máy lọc dầu độc lập, không có kết nối với hệ thống tài chính Mỹ.
Do đó, Mỹ không có bất kỳ biện pháp nào để thực thi các biện pháp trừng phạt các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc vì mua dầu thô của Iran. Chuyên gia Amrita Sen cho biết các nhà máy dầu độc lập này sẽ tiếp tục nhập khẩu dầu thô của Iran.
Dữ liệu từ Goldman gần đây cho thấy xuất khẩu dầu thô của Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm nay. Mức xuất khẩu trung bình hàng ngày trong giai đoạn này là 1,56 triệu thùng, hầu hết trong số đó được xuất sang Trung Quốc, mang về cho Tehran nguồn thu khoảng 35 tỷ USD.
“Iran đã có kinh nghiệm lách lệnh trừng phạt. Nếu chính quyền Tổng thống Biden thực sự có hành động, họ phải chuyển trọng tâm sang Trung Quốc”, Fernando Ferreira tại tập đoàn Rapidan Energy Group, nhận định với tờ Financial Times của Anh.
Ngành dầu mỏ Mỹ hưởng lợi lớn từ lệnh trừng phạt Nga
Ấn Độ đã bắt đầu mua thêm dầu từ Mỹ trong bối cảnh Washington thắt chặt các lệnh trừng phạt đối với công ty vận tải Sovcomflot của Nga.
Một tàu chở dầu của Nga cập cảng ở Ấn Độ. Ảnh: Sputnik/AP
Các công ty dầu mỏ của Mỹ đã trở thành đối tượng hưởng lợi chính từ cuộc chiến trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của Nga, tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 1/4 đưa tin.
Mỹ cũng được hưởng lợi từ chính sách giảm sản lượng dầu, nhờ đó các nước tham gia thỏa thuận của OPEC duy trì được giá thế giới ở mức cao. Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak xác nhận nước này sẽ giảm sản lượng dầu trong quý 2/2024 để phù hợp với mức cắt giảm ở các nước OPEC khác.
Hiện tại, dầu của Mỹ đang thay thế nguồn cung "vàng đen" từ các nước OPEC . Trong tháng 4 này, Ấn Độ sẽ nhận được lô hàng dầu lớn nhất từ Mỹ sau khi thắt chặt lệnh trừng phạt đối với các nhà cung cấp Nga.
Xuất khẩu dầu của Mỹ đã lập 5 kỷ lục mới hàng tháng kể từ khi các nước phương Tây bắt đầu áp dụng hàng loạt lệnh trừng phạt mới chống Nga. Ngoài ra, do việc nối lại các hạn chế thương mại đối với Venezuela, dầu của Mỹ đang nhanh chóng thay thế dầu Nga cung cấp cho Ấn Độ, quốc gia cho đến nay vẫn là một trong những nước mua dầu lớn nhất từ Nga và Venezuela, Bloomberg đưa tin.
Sự thay đổi này nhấn mạnh mức độ mà các biện pháp trừng phạt đã giúp Mỹ giành được thị phần dầu mỏ trên toàn thế giới. Nguồn cung dầu của Mỹ sang châu Âu và châu Á cũng tăng mạnh, biến Mỹ trở thành một trong những nước xuất khẩu "vàng đen" lớn nhất thế giới. Trên thực tế, các nhà cung cấp dầu của Mỹ đang thâm nhập vào những thị trường truyền thống của OPEC trên toàn thế giới.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga không phải là lý do duy nhất khiến xuất khẩu dầu của Mỹ ngày càng chiếm ưu thế. Kể từ tháng 3/2020, Saudi Arabia, Nga và các nhà xuất khẩu khác đã đồng ý giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu.
Thỏa thuận này trong OPEC đã tạo ra một tình huống đặc biệt cho các công ty Mỹ, vì họ có thể tận dụng cùng lúc hai yếu tố thuận lợi - giá dầu cao và nguồn cung hạn chế trên thị trường thế giới. Các quan chức của Bộ Năng lượng Nga xác nhận thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong OPEC trên thực sự làm giảm thị phần của Nga, Saudi Arabia và những nước OPEC khác trên thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Gary Ross, nhà quản lý quỹ phòng hộ tại Black Gold Investor LLC, cho biết: "Sản lượng của Mỹ đang tăng lên trong khi sản lượng của OPEC và Nga đang giảm, do đó, theo logic, Mỹ sẽ có thị phần lớn hơn".
Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba và là khách hàng mua dầu lớn thứ hai của Nga sau Trung Quốc. Nhưng tại thị trường Ấn Độ cũng đang chứng kiến sự mở rộng của dầu mỏ Mỹ. Theo công ty dữ liệu Kpler, các chuyến hàng của Mỹ đến Ấn Độ trong tháng 3 tăng lên mức cao nhất trong gần một năm. Đồng thời, nhập khẩu dầu Nga của Ấn Độ đã giảm khoảng 800 nghìn thùng mỗi ngày so với mức cao nhất của năm ngoái, Bloomberg đưa tin.
Nguồn cung từ Nga đến Ấn Độ có thể còn giảm hơn nữa do các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ không còn nhận hàng từ các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Sovcomflot PJSC thuộc sở hữu nhà nước Nga, vốn gần đây đã chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Và tại châu Âu, nơi đã giảm mua dầu của Nga sau năm 2022, nguồn cung từ Mỹ đạt kỷ lục 2,2 triệu thùng/ngày, Bloomberg tính toán. Nguồn cung dầu của Mỹ sang Pháp đã tăng gần 40% từ năm 2021 đến năm 2023, trong khi nhập khẩu dầu từ Mỹ vào Tây Ban Nha tăng 134%.
Tuy nhiên, nguồn cung từ Mỹ không thể thay thế hoàn toàn dầu Nga do khác biệt về chất lượng dầu và thời gian vận chuyển. Matt Smith, nhà phân tích tại Kpler cho biết: "Nhưng chắc chắn sẽ có thay đổi theo hướng gia tăng nhập khẩu dầu từ Mỹ".
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) của Bộ Năng lượng Mỹ, các công ty dầu mỏ của nước này năm 2023 đã lập kỷ lục lịch sử về xuất khẩu dầu - trung bình 4,1 triệu thùng/ngày, phần lớn được chuyển đến châu Âu.
Nga thừa nhận lệnh trừng phạt của phương Tây ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu Ngành dầu mỏ Nga đang đối mặt thách thức do lệnh trừng phạt tăng cường của phương Tây. Các biện pháp trừng phạt thứ cấp đang khiến các ngân hàng toàn cầu lo ngại. Do đó, các ngân hàng và công ty Nga đang tìm những cách khác nhau để thực hiện thanh toán xuyên biên giới. Xuất khẩu dầu mỏ của Nga...