Lý do Mỹ điều 30.000 quân đối phó tình hình Biển Đông
Với sự leo thang ngày càng tăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đang có kế hoạch bổ sung 15% thủy quân lục chiến tới các khu vực như Hawaii.
Việc điều động di dời 30.000 binh lính thủy quân lục chiến đến đóng quân tại Hawaii được các chuyên gia xem như nỗ lực của Mỹ nhằm tăng tốc độ phản ứng trước các động thái bất ngờ ở châu Á – Thái Bình Dương.
Đây là một phần quan trọng trong chiến lược tái cân bằng sang châu Á của Tổng thống Barack Obama.
Tờ Marine Corps Times cho biết, nguyên nhân của động thái này là hoạt động cải tạo đất, xây dựng các công trình quân sự phi pháp của Trung Quốc trong tình hình Biển Đông mới nhất, việc phát triển chương trình hạt nhân của Triều Tiên và sự gia tăng hoạt động của Nga tại biển Nhật Bản.
Tàu đổ bộ đệm khí của Hải quân Mỹ trong một hoạt động đổ bộ ngày 5/9. Ảnh: CFP
Trong khi đó, tờ “Munhwa Ilbo” (Hàn Quốc) đưa tin, “4 loại vũ khí chiến lược chính” của Mỹ bao gồm: tàu sân bay năng lượng hạt nhân, máy bay ném bom tàng hình B-2, tiêm kích tàng hình F-22 và tàu ngầm hạt nhân sẽ được đặt ở Hàn Quốc hoặc đồn trú tại căn cứ hải quân của Mỹ ở đảo Guam vào tháng 10/2015.
Video đang HOT
Động thái này nhằm ngăn chặn nguy cơ đe dọa từ các cuộc tiến hành thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên.
Thông tin Mỹ điều động 30.000 quân đối phó với Trung Quốc ở biển Đông chỉ diễn ra sau chuyến thăm Hoa Kỳ của chủ tịch Tập Cận Bình ít ngày.
Theo đó, tại phiên họp thượng đỉnh Trung-Mỹ vào hôm 25/9 vừa qua, Tổng thống Mỹ Obama cho biết, ông đã nói với Tập Cận Bình về những quan ngại nghiêm trọng xung quanh hoạt động bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo và đe dọa tự do, an ninh hàng không hàng hải ở Biển Đông.
Ông Tập Cận Bình thì nhắc lại cái gọi là “chủ quyền” đối với các đảo ở Biển Đông và khăng khăng tuyên bố rằng, Trung Quốc không có ý định quân sự hóa Trường Sa (của Việt Nam) và sẽ tiếp tục cam kết giữ gìn hòa bình và ổn định trong khu vực, “không nhằm vào và không ảnh hưởng đến quốc gia nào”.
Ông Bình nói, Trung Quốc vẫn ủng hộ quản lý tranh chấp thông qua đối thoại và bảo vệ luật pháp quốc tế, tự do qua lại ở Biển Đông.
Liên quan đến vấn đề biển Đông, học giả Đài Loan chuyên nghiên cứu về Biển Đông Tống Yên Huy nhận định, nguy cơ xung đột ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục. Các nước ven Biển Đông sẽ liên kết chặt chẽ với Mỹ – Nhật – Úc chống lại xu hướng bành trướng của Bắc Kinh.
Theo ông Tống Yên Huy, Obama và Tập Cận Bình ai nói nấy nghe, nguy cơ xung đột ở Biển Đông sẽ vẫn tiếp tục và thậm chí có khả năng nghiêm trọng hơn.
Tống Yên Huy cho rằng, mặc dù Trung Quốc và Hoa Kỳ đều nhắc đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng mỗi nước đều tìm kiếm những gì có lợi cho mình trong luật pháp quốc tế để bảo vệ mình.
Gia Hân (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ nâng cấp hệ thống Aegis đối phó tên lửa DF-26 Trung Quốc
Mỹ đang nâng cấp tàu khu trục lớp Arleigh Burke nhằm đối phó với tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26 của Trung Quốc.
Theo tin tức trên tạp chi National Interest, Lockheed Martin ngày 4/9 đã công bố bản hợp đồng mới trị giá 429 triệu USD nhằm hiện đại hóa hệ thống phòng thủ Aegis trên các tàu hải quân Mỹ trong vòng 10 năm tới.
Tàu khu trục lớp Arleigh Burke, USS Halsey trong cuộc tập trận ở Tây Thái Bình Dương.
Thông tin này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Trung Quốc duyệt binh kỉ niệm 70 năm Thế chiến II ở Bắc Kinh.
Các tên lửa DF-26 của Trung Quốc có khả năng tấn công các tàu tuần dương và khu trục cũng như các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương.
National Interest cho rằng các tên lửa này có thể dùng để chống lại tàu khu trục Arleigh Burke trong tương lai nếu như xung đột xảy ra.
Lockheed Martin cho biết, chương trình nâng cấp sẽ hiện đại hoá các tàu chiến với bằng hệ thống Aegis Baseline 9, bảo vệ các tàu chiến khỏi mối đe doạ trước các máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo
National Interest kết luân đây là thời điểm mà hải quân Mỹ cần phải sẵn sàng cho các mối đe dọa nhằm vào các tàu chiến.
Với tầm bắn khoảng 4.000 km, tên lửa đạn đạo DF-26 có thể tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.
Đăng Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ tăng cường quân sự tại Iceland đối phó với sự hiện diện của Nga Bộ Ngoại giao Iceland vừa xác nhận rằng chính phủ Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm và đang cân nhắc khả năng tái triển khai quân đội tới hòn đảo này để đối phó với sự hiện diện ngày càng tăng của Nga. Hồi đầu tuần, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Bob Work đã đến thăm Iceland và thị sát một căn...