Lý do Mỹ bất ngờ đổi giọng với Taliban tại Afghanistan
Sau hơn 15 năm chiến đấu, Mỹ dường như đang mềm mỏng hơn nhiều với lực lượng Taliban. Phóng viên Ilya Petrenko của đài RT (Nga) đã có lời giải thích về sự đổi giọng này.
Các tay súng Taliban ăn mừng lệnh ngừng bắn tại quân Ghanikhel của tỉnh Nangarhar, Afghanistan vào hôm 16.6.2018. Ảnh: Reuters.
Theo phóng viên RT Petrenko, Taliban – kẻ thù lâu năm của Mỹ tại Afghanistan đang ngày càng có lợi thế trong những tháng gần đây khi mà một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ thậm chí còn tiết lộ với truyền thông rằng Washington đang làm mọi thứ có thể để đưa Taliban và chính phủ Afghanistan ngồi vào bàn đàm phán.
Tướng John Nicholson – chỉ huy lực lượng Mỹ tại Afghanistan còn cho biết rằng chính Taliban cũng đang chiến đấu chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng – một điều mà ông Nicholson cảm thấy cần phải được khuyến khích.
Video đang HOT
Tình hình nóng nhất đang diễn ra ở thành phố Ghazni khi mà theo số liệu của LHQ, hơn 100 dân thường đã thiệt mạng trong cuộc đụng độ giữa các tay súng phiến quân và lực lượng an ninh Afghanistan được hỗ trợ bởi các máy bay chiến đấu Mỹ. Còn theo SCMP, trong một cuộc tấn công vào sáng nay ở tỉnh Baghlan, 35 binh sĩ và 9 cảnh sát cũng đã thiệt mạng trong một vụ tấn công tiền đồn quân sự.Bên cạnh đó, theo RT, lực lượng Taliban đang dần dần, chậm rãi hướng cuộc chiến kéo dài hơn 15 năm về hướng có lại cho mình. Cụ thể, trong thời điểm hiện tại, Taliban vẫn đang liên tiếp tiến công vào các vị trí của quân đội Afghanistan.
Tình hình trở nên bi đát với chính phủ ở Kabul tới mức một quan chức tình báo giấu tên đã phải thừa nhận với RT rằng nếu người Mỹ rút khỏi, Taliban sẽ chỉ cần 1 tuần để đánh sập chính quyền Afghanistan hiện tại.
Như vậy, có thể kết luận rằng Taliban đang trở nên mạnh mẽ, vừa chống IS, vừa thắng chính phủ là lý do khiến Washington phải hạ giọng, gạt bỏ các ngôn từ như man rợ,… để nói chuyện với lực lượng phiến quân này.
Theo Danviet
Không có Mỹ, Taliban sẽ đánh sập chính phủ Afghanistan trong 1 tuần
Việc Taliban dành lợi thế trước quân đội chính phủ Afghanistan tại thành phố chiến lược Ghazni đã phản ánh chính xác khó khăn mà lực lượng vũ trang Mỹ gặp phải hiện nay.
Binh sĩ Afghanistan làm nhiệm vụ. Ảnh: Reuters.
Trong thời điểm hiện tại, bất chấp được quân đội Mỹ hỗ trợ cả dưới mặt đất và trên không, quân đội Afghanistan vẫn đang phải chật vật trước các tay súng Taliban. Theo các số liệu hiện có, phiến quân hiện đang kiểm soát tới gần một nửa lãnh thổ Afghanistan.
Theo RT dẫn lời một quan chức tình báo không rõ danh tính, nếu Mỹ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi Aghanistan, chính phủ Kabul sẽ không chịu nổi một tuần trước các đòn tiến công vũ bão của Taliban và 16 năm mà Washington dày công gây dựng, bảo vệ chính phủ thân Mỹ tại đây sẽ đổ xuống sông xuống bể.Trận chiến đang diễn ra tại Ghazni cho thấy, dù có lợi thế về tình báo, công nghệ và thông tin liên lạc, Mỹ và cả chính phủ Afghanistan đang thua trong việc giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước. Trong trường hợp Taliban đánh bật quân đội ra nốt khỏi các tòa nhà chính phủ và trụ sở cảnh sát, Ghazni sẽ rơi vào tay phiến quân, đồng nghĩa với việc Kabul đánh mất toàn bộ khu vực phía nam đất nước.
Cuộc chiến diễn ra tại Ghazni và khu vực xung quanh cho thấy Taliban đã lên kế hoạch chi tiết để &'trói chân' lực lượng chính phủ trong khi cố gắng giành quyền kiểm soát thủ phủ tỉnh cùng tên, chuyên gia Bill Roggie viết trong Tạp chí Long War.
Thêm vào đó, Taliban đã có thể điều động lực lượng mà không bị phát hiện. Quân đội Afghanistan rõ ràng là đã bị động và phải cố gắng tổ chức lực lượng 4 ngày sau khi cuộc tấn công bắt đầu.
Binh sĩ Mỹ đồn trú tại Afghanistan. Ảnh: Reuters.
Theo RT, dù đã được huấn luyện và trang bị vũ khí đầy đủ, lực lượng quân đội và an ninh Afghanistan vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của Mỹ để chiếm lại các khu vực bị Taliban chiếm đóng.
Trong khi đó, Taliban đã thể hiện rõ ý đồ không buông vũ khí, từ chối đàm phán bất kỳ vấn đề gì với chính phủ khi mà các lực lượng nước ngoài mà ở đây là Mỹ và đồng minh NATO còn hiện diện tại Afghanistan.Tuy nhiên, việc kiểm soát chỉ là tạm thời khi mà chiến thuật mà phiến quân sử dụng đang làm Kabul hoa mắt: do bị công kích nhiều địa điểm khác nhau, buộc quân đội phải kéo giãn ra, tạo điều kiện cho phiến quân chiếm đóng nhiều vùng lãnh thổ khác. Cứ mỗi khi quân đội di chuyển để truy quét Taliban tại một nơi, các tay súng địa phương ở nơi khác lại nổi lên, tạo thành một cuộc chiến đuổi bắt luẩn quẩn. Hậu quả là chiến tranh kéo dài mà không có dấu hiệu kết thúc.
Có thể thấy, rõ rằng là vũ lực chưa bao giờ là một giải pháp đúng hướng kể cả trong quá khứ lẫn hiện tại. Trong lịch sử, chưa có một lực lượng ngoại quốc nào chiếm đóng lâu dài được ở Afghanistan. Chính vì lý do này, Taliban hiểu rằng chỉ cần gây thiệt hại và chờ đời, người Mỹ sẽ mệt mỏi và phải rút khỏi quốc gia Trung Đông.
Theo Danviet
Xung đột Afghanistan đẩy hòa đàm với phiến quân Taliban vào ngõ cụt Các đơn vị lực lượng đặc biệt Afghanistan đã được huy động nhằm thắt chặt an ninh kiểm soát lực lượng nổi dậy Taliban đến gần thành phố Ghazni. Cuộc tấn công vào thành phố Ghazni, trung tâm chiến lược nối thủ đô Kabul với phía Afghanistan là mối đe dọa đối với Tổng thống Ashraf Ghani và làm giảm hi vọng có...