Lý do một chiếc váy có giá 150.000 USD
Một thiết kế thuộc hàng cao cấp có thể được làm bởi 10 người thợ trong hơn 1.000 giờ. Ngoài ra, không phải thương hiệu nào cũng đạt vị thế cao cấp.
Một chiếc váy, 10 người thợ
Một tác phẩm thời trang cao cấp có giá tối thiểu từ 10.000 USD đến 150.000 USD. Con số này có thể lớn hơn đối với một chiếc áo choàng lộng lẫy, được thêu tinh xảo, theo SCMP. Một thiết kế trông đơn giản dành cho phụ nữ có thể cần 150 giờ làm việc. Trong khi đó, một chiếc váy cũng có thể khiến người thợ may mất hơn một tháng để hoàn thành, tương đương với khoảng 1.000 giờ làm việc. Trong những trường hợp khác, con số này có thể gấp vài lần. 4-10 thợ thủ công có thể làm việc trên một chiếc váy thời trang cao cấp. Những nghệ nhân này được biết đến với tên gọi petites. Họ đều trải qua 10 năm học việc kỹ lưỡng. Thậm chí, nhiều người dành hàng chục năm làm việc tại một xưởng may để “biến tầm nhìn của các nhà thiết kế thành hiện thực”.
Video đang HOT
Chỉ có 17 thương hiệu cao cấp
Fédération de la Haute Couture et de la Mode (FHCM) – một cơ quan chính phủ của Pháp – quy định chặt chẽ những nhà may mặc nào có thể khẳng định vị thế của thời trang cao cấp. Theo đó, mỗi thương hiệu phải có xưởng may ở Paris (Pháp) với tối thiểu 15 nhân viên toàn thời gian. Hơn nữa, họ phải đảm bảo có 20 công nhân kỹ thuật toàn thời gian trong một xưởng may ở địa điểm bất kỳ và ra mắt 50 thiết kế tại các buổi thuyết trình được tổ chức 2 lần/năm. FHCM hiện chỉ công nhận 17 nhà sản xuất lớn, bao gồm Christian Dior, Chanel, Schiaparelli, Maison Margiela và Jean Paul Gaultier cùng với 9 hãng nước ngoài như Armani Privé, Valentino, Atelier Versace, Fendi… Một số tên tuổi lớn đã bị thu hồi tư cách và phải cố gắng tìm cách để trở lại danh sách độc quyền này.
Vì sao nhiều nam giới chuyển sang đi giày cao gót
Nhiều chàng trai ở Mỹ, Australia đã cởi mở, tự tin hơn khi mang giày cao gót xuống phố. Họ muốn phá vỡ định kiến giới, thử nghiệm nhiều phong cách thời trang khác nhau.
Theo VICE, nhiều chàng trai ngày nay đang tự tin hơn khi thể hiện các khía cạnh bản thân qua những lựa chọn thời trang độc đáo như trang điểm, mặc váy, và giờ là đi giày cao gót.
"Tôi đi giày cao gót vì chân mình đẹp hơn khi mang chúng, chỉ đơn giản như vậy", nghệ sĩ nhạc kịch Jake O Brien (26 tuổi), sống tại Melbourne (Australia), nói với VICE.
Jake O Brien sở hữu nhiều mẫu giày cao gót trong tủ đồ, thay đổi thường xuyên theo trang phục anh măc. Ảnh: Jake O Brien.
Năm 2015, O Brien mua đôi giày cao gót đầu tiên cho một buổi thử giọng. Nhưng, chỉ đến năm 2020, món phụ kiện này mới trở thành "vật bất ly thân" trong tủ đồ của anh.
"Tôi luôn muốn mặc những món đồ mà xã hội cho là nữ tính. Khi dịch Covid-19 bùng phát, tôi nghĩ rằng: Kệ thôi, sao mình không thử nhỉ?", O Brien nói.
Nam diễn viên đăng video đi catwalk trên giày cao gót lên TikTok với hashtag #meninheels, thu về hàng triệu lượt xem và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ dân mạng. Hiện tại, đoạn clip có nội dung liên quan có tổng cộng 77,4 triệu lượt xem.
Một số nghiên cứu chứng minh giày cao gót xuất hiện từ thế kỷ 10, được sử dụng bởi các chiến sĩ kỵ binh Ba Tư.
Nhà sử học Maude Bass-Krueger, đàn ông ở thế kỷ 17 đi giày cao gót và tất bó sát để tôn vinh vẻ đẹp đôi chân họ. Vua Louis XIV (Pháp) còn thông qua sắc lệnh quy định chỉ thành viên hoàng gia mới được đi giày cao gót màu đỏ.
Ngày nay, món phụ kiện này trở nên phổ biến hơn với thời trang nữ, hoặc được số ít ca sĩ nam sử dụng để tạo dấu ấn riêng.
Khi xu hướng phi nhị nguyên giới (những người nhìn nhận bản thân không phải là nam hay nữ giới mà là một giới khác) được đón nhận, nhiều nam giới đang lựa chọn mang giày cao gót để trông đẹp hơn, phá vỡ các chuẩn mực giới tính.
Alex Ringler, một diễn viên từ New York (Mỹ), nói rằng những đôi giày gót nhọn giúp anh tự tin hơn,
"Có những chuyển động tôi chỉ có thể thực hiện khi đi giày cao. Điều đó khiến tôi cảm thấy khá tuyệt", anh nói.
Ngày càng nhiều chàng trai lựa chọn trang điểm, mặc váy, đi giày cao gót nhằm thể hiện bản thân, thách thức định kiến giới trong lĩnh vực thời trang. Ảnh: Vogue.
Từng học khiêu vũ, Ringler không gặp khó khăn khi tập đi giày cao gót. Ringler chia sẻ anh đang sở hữu một bộ sưu tập giày với nhiều kiểu dáng khác nhau: từ xăng đan, giày cao gót cho đến bốt cao.
"Cảm thấy vui vẻ, tự tin mặc những gì mình thích chính là thời trang. Giống như các loại hình nghệ thuật khác, bạn có thể phá vỡ các định kiến thời trang và thay đổi theo cách riêng", anh nói.
O Brien cảm thấy may mắn khi có thể thử nghiệm thời trang mà không bị dò xét, đánh giá do nhiều người đàn ông khác "không được chào đón như thế".
"Những người tôi gặp đều muốn thử đi giày cao gót sau khi uống vài ly", anh nói.
Tuy nhiên, một số nam giới Ringler từng gặp lại không hào hứng như vậy. "Họ cố lờ đi, hoặc đảo mắt khinh khỉnh".
Dù vậy, cả 2 đều khẳng định phụ nữ xung quanh họ lại nhiệt tình ủng hộ. Nhiều người còn hỏi Ringler các bí quyết đi giày cao, chia sẻ với O Brien họ mong bạn trai mình cũng cởi mở như vậy.
Marcus Territory (26 tuổi), một nhà sáng tạo nội dung sống tại Ontario (Mỹ), cho rằng trào lưu nam giới đi giày cao gót như một thông điệp phá vỡ định kiến giới.
"Tôi muốn rũ bỏ quan niệm nam tính, nữ tính mà xã hội đặt ra. Tôi nghĩ giày cao gót chỉ là một món phụ kiện thông thường mà cả 2 giới có thể sử dụng để làm đẹp", anh nói.
Chàng trai tỉ mẩn may váy đẹp như cổ tích cho em gái đi dự tiệc Chàng trai đã khiến em gái bất ngờ đầy hạnh phúc khi tự mình may chiếc váy đẹp như cổ tích cho em gái đi dự dạ hội. Do gia đình không có điều kiện để thuê những chiếc váy đắt tiền, đẹp đẽ cho em gái đi dự dạ hội, chàng trai ở Philippines đã quyết định tự mình may váy cho...