Lý do không nên uống cà phê khi mới ngủ dậy
Chuyên gia người Anh cảnh báo uống cà phê ngay khi thức dậy không mang lại nguồn năng lượng như bạn mong đợi, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Tiến sĩ Deborah Lee, chuyên gia về giấc ngủ người Anh, đã chia sẻ về thời điểm tốt nhất để thưởng thức cốc cà phê nóng đầu tiên trong ngày.
“Khi bạn thức dậy, nồng độ cortisol lên đến đỉnh điểm. Đây là loại hormone tăng cường sự tỉnh táo và tập trung cũng như điều chỉnh quá trình trao đổi chất và phản ứng của hệ miễn dịch”, Tiến sĩ Lee cho biết.
Uống cà phê sáng là thói quen của nhiều người. Ảnh: Healthline
Theo Express, mức độ cortisol tăng cao có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn. Nếu chỉ số này đã đạt đến đỉnh điểm khi thức dậy, uống cà phê ngay khi bạn mở mắt có thể gây hại nhiều hơn là có lợi cho sức khỏe.
Cortisol thay đổi theo chu kỳ ngủ của mỗi người, thường đạt cực đại trong vòng 30 đến 45 phút sau khi bạn thức dậy. Sau đó, hormone này giảm dần trong ngày và sẽ có thời điểm lý tưởng để bạn uống cà phê.
Theo Tiến sĩ Lee, thời điểm sớm nhất nên bổ sung caffeine (chất có trong cà phê) là 45 phút sau khi thức dậy, khi mức cortisol của bạn bắt đầu giảm xuống.
“Thời điểm tốt nhất để uống cà phê thường từ giữa đến cuối buổi sáng khi lượng cortisol của bạn thấp hơn rất nhiều và bạn có thể bắt đầu cảm thấy năng lượng sụt giảm. Tất nhiên, bạn không nên uống quá muộn vào buổi chiều vì caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ”, Tiến sĩ Lee nói.
Video đang HOT
Ví dụ, nếu bạn thức dậy vào khoảng 7h thì uống tách cà phê đầu tiên từ 10 tới 12h trưa sẽ giúp cơ thể và tâm trí của bạn nhận được nhiều lợi ích nhất.
Caffeine có tác dụng ngăn chặn các thụ thể adenosine thúc đẩy giấc ngủ trong não. Do đó, thời điểm uống tách cà phê cuối cùng của bạn cũng rất quan trọng. Tiến sĩ Lee giải thích: “Thông thường, bạn nên ngừng uống cà phê ít nhất 6 giờ trước khi ngủ. Tuy nhiên, điều này thay đổi tùy người và chỉ có bạn mới biết được khả năng dung nạp caffeine của chính mình”.
Để không làm xáo trộn giấc ngủ, bạn hãy tránh dùng caffeine sau 15h, bao gồm cà phê, đồ uống có ga, nước tăng lực và thậm chí cả trà có chứa caffeine. Hãy thử chuyển sang các loại trà thảo dược hoặc cà phê không chứa caffeine nếu bạn cần đồ uống nóng để giữ ấm.
Cà phê nóng hay đá tốt hơn?
Cà phê nóng có nhiều chất chống oxy hóa hơn còn cà phê đá có tác dụng tốt khi bạn muốn giảm cân.
Cà phê đã được ghi nhận có khả năng giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư gan, bệnh tim và tiểu đường loại 2. Đồ uống này chứa vitamin B, kali, riboflavin, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa hàng đầu.
Mọi người thường chọn cà phê nóng hay đá theo sở thích mà ít quan tâm tới tác động sức khỏe. Hai phiên bản này có ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể hay không và sự khác biệt có đủ rõ ràng để bạn thay đổi lựa chọn?
Hương thơm của cà phê có tác dụng giải tỏa stress. Ảnh: Nationwidecoffee
Tác dụng của cà phê nóng
Nhiều chất chống oxy hóa hơn
Tiến sĩ Majid Basit, bác sĩ tim mạch người Mỹ, cho biết không có nhiều nghiên cứu về chủ đề này. Tuy nhiên, ông lưu ý một điểm khác biệt: "Cà phê nóng đã được chứng minh có lượng chất chống oxy hóa cao hơn".
Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Thomas Jefferson (Mỹ) đăng trên Scientific Reports. Lượng chất chống oxy hóa cao của cà phê nóng có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm tổn thương tế bào hiệu quả hơn so với cà phê lạnh.
Cải thiện tâm trạng
Những tách cà phê nóng đã được chứng minh có thể đưa bạn vào trạng thái suy nghĩ tích cực. Nghiên cứu do Viện Thông tin Khoa học về Cà phê tài trợ cho thấy loại đồ uống trên cải thiện tâm trạng, đặc biệt trong mùa đông. Nhiều người bị rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD) có tâm trạng tồi tệ và năng lượng thấp trong một khoảng thời gian nhất định. Cà phê được cho là làm giảm tác động của chứng rối loạn này.
Tác động của mùi hương
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Hóa học Nông nghiệp và Thực phẩm cho thấy mùi thơm của cà phê có thể làm thay đổi hoạt động của một số gene. Kết quả dựa trên thí nghiệm những con chuột thiếu ngủ, một số con được tiếp cận với mùi cà phê trong khi những con khác thì không. Mùi cà phê đủ để làm giảm tác động của tình trạng thiếu ngủ như căng thẳng hoặc mệt mỏi.
Ly cà phê mát lạnh giúp giải nhiệt, giảm cân. Ảnh: Nationwidecoffee
Tác dụng của cà phê đá
Ít caffeine hơn
Nghiên cứu năm 2020 của Hiệp hội Hóa học Mỹ ghi nhận các phương pháp ủ lạnh mang lại lượng caffeine ít hơn một chút so với ủ nóng.
Tiến sĩ Basit giải thích: "Caffeine có cả tác động tích cực và tiêu cực đối với cơ thể. Chất này làm tăng sự tỉnh táo của não và mức năng lượng nói chung, nhưng cũng sẽ làm tăng axit trong dạ dày, dẫn đến đau bụng ở một số trường hợp". Ông cũng đề cập đến mối liên hệ giữa lượng caffeine cao và việc đi tiểu nhiều, tăng huyết áp và nhịp tim cùng với đó là khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giảm, có thể dẫn đến mật độ xương thấp hơn.
Ít caffeine hơn sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn, cân bằng hormone và lượng đường trong máu thấp hơn.
Góp phần giảm cân
Nếu không thêm đường, sữa, uống cà phê đá có thể giúp giảm cân. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được công bố trên tạp chí Thực phẩm & Chức năng cho thấy caffeine thúc đẩy quá trình sinh nhiệt. Ngoài ra, khi cà phê lạnh, tốc độ trao đổi chất của bạn tăng lên, nghĩa là cơ thể sử dụng carbs và chất béo để tạo ra năng lượng nhằm cân bằng cơ thể trở lại nhiệt độ bình thường.
Sự thật về cà phê, trà giúp giảm nguy cơ ung thư gan Cà phê và trà là thức uống được nhiều người ưa thích. Cả cà phê và trà đều chứa chất chống oxy hóa, chủ yếu là polyphenol, góp phần tạo nên hương vị đặc trưng và tăng cường sức khỏe. Uống cà phê và trà liệu có giúp phòng chống ung thư, trong đó có ung thư gan? Trà hay cà phê, thức...