Lý do khiến trẻ dễ mắc viêm phổi trong mùa hè cha mẹ cần lưu ý
Mùa hè trẻ ra nhiều mồ hôi hơn và lại ngấm ngược vào cơ thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh lúc nào không biết.
Mặt khác, nếu trẻ đang nhiều mồ hôi mà đi tắm ngay dễ gây cảm lạnh và dẫn tới viêm phổi.
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus mắc kẹt trong cơ quan này, chúng sinh sôi nảy nở và tạo ra những ổ nhiễm trùng.
Vi khuẩn thường gặp nhất là phế cầu khuẩn, và một số loại virus khác cũng gây nên bệnh này. Bệnh có thể xuất hiện khi trẻ đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm.
Nếu trẻ đang nhiều mồ hôi mà đi tắm ngay dễ gây cảm lạnh và dẫn tới viêm phổi. Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi
Nguyên nhân gây viêm phổi được phân chia thành các loại dưới đây:
Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm phổi thường gặp nhất ở trẻ em. Viêm phổi do vi khuẩn nếu không nhận biết sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến hậu quả khó lường, thậm chí tử vong. Phế cầu khuẩn thường trú trong hầu họng, được lây truyền nhiều nhất qua đường không khí (ho, hắt hơi) và lây lan khi tiếp xúc với người bệnh hoặc người khỏe mạnh mang vi khuẩn phế cầu trong người.
Có rất nhiều loại virus gây bệnh như virus hợp bào hô hấp (RSV), cúm mùa, cảm lạnh và cảm cúm, virus SARS-CoV-2 gây COVID-19,…
Hiện nay, virus SARS-CoV-2 là tác nhân nguy hiểm nhất gây viêm phổi xâm lấn, trong đó, virus có thể làm hỏng phế nang và khiến chất lỏng tích tụ trong phổi, có thể dẫn đến sự phát triển của hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS) – một dạng suy hô hấp nghiêm trọng, khiến người bệnh phải can thiệp điều trị khẩn cấp, chạy ECMO (tim – phổi nhân tạo), thậm chí gây tử vong nhanh chóng.
Video đang HOT
Viêm phổi do nấm là tình trạng người bệnh hít phải bào tử của nấm gây viêm nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp. Bệnh thường có diễn biến nhanh và rất phức tạp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm Hơn nữa cùng với những tác nhân như: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất, chế độ dinh dưỡng, vận động – sinh hoạt không đúng cách,… cũng tạo điều kiện cho bệnh viêm phổi do nấm hình thành và dễ dàng phát triển gây viêm phổi.
Viêm phổi do hóa chất
Hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm vì tỷ lệ gây tử vong cao. Tùy thuộc vào loại hóa chất đã phơi nhiễm mà mức độ nguy hiểm cho người bệnh sẽ khác nhau. Bên cạnh tổn thương phổi, các hóa chất có thể gây tổn hại cho nhiều cơ quan quan trọng khác trong cơ thể như hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, gan, cơ quan tiết niệu,…
Viêm phổi bệnh viện
Những vi khuẩn hàng đầu gây ra tình trạng này có thể kể đến như: vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus bao gồm cả MRSA, trực khuẩn gram âm đường ruột như Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, vi khuẩn gram âm không có nguồn gốc từ đường ruột như Pseudomonas aeruginosa, các vi khuẩn cư trú ở hầu họng của các bệnh nhân mắc bệnh nặng nằm tại bệnh viện.
Viêm phổi liên quan chăm sóc y tế được xem là một phần của viêm phổi mắc phải ở bệnh viện do người bệnh được chăm sóc hay điều trị
Vì sao mùa hè trẻ dễ mắc viêm phổi?
Không khí nóng bức khiến nhiều gia đình sử dụng tới điều hòa nhiệt độ cả ngày lẫn đêm. Nhưng vì sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến cơ thể trẻ khó thích nghi. Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi vì biến chứng.
Trong thời tiết nóng bức, các đồ ăn như: nước đá, kem, trái cây ướp lạnh luôn hấp dẫn với trẻ nhỏ. Nếu cho trẻ dùng nhiều và liên tục thì các bộ phận rất nhạy cảm ở họng, miệng, hầu, thanh quản cũng như các bộ phận khác của đường hô hấp dưới dễ bị tổn thương.
Nếu trẻ tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước với thời gian lâu, trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Một số trẻ sau khi tắm xong một thời gian thấy sốt cao, đau họng, chảy mũi nước, thậm chí khó thở, đó là dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp tính.
Mùa hè, trẻ ra nhiều mồ hôi hơn, nếu không chú ý thì mồ hôi dễ gây nhiễm lạnh, nhất là khi bé mặc quần áo không thoáng mát, thấm mồ hôi. Đối với trẻ lớn, nếu đang nhiều mồ hôi mà đi tắm ngay cũng dễ bị cảm lạnh và dẫn đến viêm phổi.
Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi vì biến chứng.
Lời khuyên của bác sĩ
Viêm phổi là bệnh lý hoàn toàn có thể dự phòng chủ động.
Giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sống
Giữ ấm hay đeo khẩu trang khi ra đường để bảo vệ hệ hô hấp
Tiêm ngừa vaccine là phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để bảo vệ các đối tượng có nguy cơ cao khỏi viêm phổi và các biến chứng nguy hiểm.
Xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng , vận động, rèn luyện lành mạnh, hợp lý, khoa học.
Tránh môi trường có nhiều khói thuốc lá, không thuốc lá,…
Vệ sinh hầu họng, mũi miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý nhằm loại bỏ vi khuẩn hiện diện.
Bệnh đường hô hấp gia tăng: Hệ quả từ dùng kháng sinh... ngẫu hứng
Thời gian qua, số người mắc và nhập viện do các bệnh hô hấp như cúm mùa, viêm phổi do phế cầu khuẩn, viêm họng, ho gà... tăng cao.
Nhiều trẻ em vẫn chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh cao khi tiếp xúc với cộng đồng. Ảnh minh họa
Thời điểm cuối năm, hoạt động giao lưu đông người diễn ra nhiều hơn. Ngoài ra, thời tiết Đông Xuân lạnh là điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan mạnh hơn.
Nhóm bệnh nhân có diễn biến nhanh
Thời gian qua, số người mắc và nhập viện do các bệnh hô hấp như cúm mùa, viêm phổi do phế cầu khuẩn, viêm họng, ho gà... tăng cao. Trong đó, không ít trường hợp nặng, phải thở máy, phối hợp kháng sinh liều cao.
Gần đây, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận tình trạng gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp và cúm A, Covid-19, virus hợp bào hô hấp RSV tại một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Malaysia, Singapore, Campuchia...
Tại Việt Nam, dịch bệnh đường hô hấp cũng diễn biến phức tạp với nhiều ca mắc, nhập viện và gặp biến chứng nặng, nhất là trẻ em và người cao tuổi, người có bệnh lý nền. Tại Khoa Nhi, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, tỷ lệ nhập viện cao gấp đôi so với các tháng trước.
Nhiều phòng kín giường bệnh, không ít trẻ viêm phổi nặng, phải thở máy. Đồng thời, loạt trường học ở Hà Nội cũng ghi nhận nhiều học sinh có biểu hiện ho, sốt và phải nghỉ học do cúm A và B. Trong khi đó, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nhiều gia đình đến thăm khám do mắc các bệnh về hô hấp.
Bác sĩ Mã Thanh Phong - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, ai cũng có khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp. Hệ hô hấp chia làm hô hấp trên và dưới. Bệnh lý hô hấp trên thường gặp là viêm mũi, viêm phế quản, viêm tai giữa... Bệnh lý đường hô hấp dưới thường gặp là viêm phế quản cấp, viêm phổi... Ngoài ra, người dân còn dễ mắc bệnh về đường dẫn khí như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Đặc biệt, bệnh lý đường hô hấp cấp hay gặp đa số là do tác nhân virus gây ra.
Với người có sức đề kháng ổn định, bệnh lý thường ổn định sau 5 - 7 ngày. Đồng thời, có thể điều trị tại nhà nếu mắc cảm lạnh, cúm, viêm họng... Tuy nhiên, một số nhóm nguy cơ cao như: Trẻ dưới 5 tuổi, người lớn trên 65 tuổi, phụ nữ mang thai, người bệnh nền... thường dễ gặp biến chứng viêm phổi và bội nhiễm thêm tác nhân khác khiến bệnh kéo dài, tốn kém chi phí điều trị.
"Ở các nhóm nguy cơ, bệnh hô hấp có thể diễn biến rất nhanh và nguy hiểm. Chúng tôi từng chứng kiến các ca người lớn tuổi gặp ngay biến chứng viêm phổi chỉ sau các cơn loạn tri giác, chán ăn hoặc mệt mỏi", bác sĩ Phong chia sẻ. Bên cạnh đó, thói quen tự mua thuốc uống khi có dấu hiệu mệt mỏi, sốt ho, sổ mũi có thể gây khó khăn điều trị vì tình trạng kháng kháng sinh.
Theo chuyên gia này, 80% bệnh hô hấp do virus gây ra. Do đó, uống kháng sinh không mang lại hiệu quả, mà còn làm tình trạng kháng kháng sinh gia tăng. Những trường hợp có triệu chứng bệnh hô hấp kéo dài, đặc biệt bệnh trẻ em, người lớn tuổi cần đi khám sớm.
Nhiều trẻ chưa tiêm đủ vắc-xin
Bác sĩ Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, thời điểm cuối năm, các bệnh hô hấp gia tăng là điều bình thường. Tuy nhiên, năm nay, số ca mắc và nhập viện đồng loạt tăng cao đáng lo ngại. Bác sĩ Chính phân tích, nguyên do là thời điểm cuối năm, hoạt động giao lưu đông người diễn ra nhiều hơn.
Ngoài ra, thời tiết Đông Xuân lạnh là điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan mạnh hơn. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và Chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên bị gián đoạn. Vì vậy, nhiều trẻ em vẫn chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ, nguy cơ mắc bệnh cao khi tiếp xúc với cộng đồng.
Chuyên gia này dẫn chứng, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam, có tới 6 bệnh về đường hô hấp. Trong đó, tỷ lệ này là 23 - 38% ở trẻ em. Mỗi năm, có khoảng 4 - 5 triệu trẻ em tử vong do các bệnh hô hấp, phần lớn là trẻ dưới 5 tuổi ở nước đang phát triển.
"Cúm do virus cúm gây ra, trong đó chủng A và B là hai chủng phổ biến nhất. Là căn bệnh thường gặp và rất dễ lây nhiễm, bệnh cúm thường bị xem nhẹ bởi những triệu chứng ban đầu như sốt, đau đầu, đau họng, ho, mệt mỏi... Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây những hậu quả đáng tiếc như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim, tử vong", bác sĩ Chính nhấn mạnh.
Tại Việt Nam, mỗi năm có trên 800.000 người mắc cúm. Nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật toàn cầu được công bố trên Tạp chí y khoa The Lancet cho thấy, tỷ lệ ca mắc bệnh cúm tại Việt Nam là hơn 3.700/100.000 dân, cao gấp 5 lần trung bình thế giới.
Trong khi đó, phế cầu khuẩn là căn nguyên gây viêm phổi phổ biến nhất hiện nay, chiếm khoảng 30 - 50% các ca bệnh. Tỷ lệ tử vong cao hơn khi bị viêm màng não do phế cầu khuẩn. Những người sống sót phải chịu di chứng lâu dài như đoạn chi do nhiễm trùng huyết, bị điếc hay chậm phát triển tâm thần do tổn thương não, nhiễm trùng tai, viêm xoang...
Theo bác sĩ Chính, ho gà cũng là bệnh hô hấp dễ lây trong những tháng cuối năm. Tính đến tháng 12, nước ta có 31 ca mắc ho gà. Gần đây, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) ghi nhận trẻ 6 tuần tuổi mắc ho gà. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, tốc độ lây lan cao hơn cúm.
Một người bệnh có thể lây cho 12 - 17 người. Trong vụ dịch, ho gà thường diễn biến nặng, dễ tử vong do bị bội nhiễm, gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ dưới 5 tuổi và trẻ suy dinh dưỡng.
"Kể từ khi Chương trình tiêm chủng mở rộng có vắc-xin 5 trong 1 chứa thành phần phòng bệnh ho gà được áp dụng, bệnh dần được khống chế. Tuy nhiên, bệnh chưa được thanh toán hoặc biến mất hoàn toàn, có nguy cơ bùng dịch khi không được phòng ngừa tốt và tỷ lệ bao phủ vắc-xin giảm thấp. Bài học này đã xảy ra năm 2019 khi tỷ lệ tiêm vắc-xin 5 trong 1 thấp khiến hơn 1.000 trẻ mắc bệnh ho gà", bác sĩ Chính cảnh báo.
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phổi tại cộng đồng Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Tăng cường sức khỏe cho người lớn ở Việt Nam qua việc chủng ngừa các bệnh liên quan đến phế cầu, do Trung tâm đào tạo nhân lực y tế theo nhu cầu xã hội (Đại học Y Dược TPHCM) vừa phối hợp tổ chức. Tiêm vaccine là một trong những biện pháp hiệu...