Lý do khiến nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc kiếm tìm quan hệ lãng mạn với bạn trai ảo
Đối với nhiều phụ nữ trẻ Trung Quốc, thay vì tìm bạn trai ngoài đời thật thì những người “ bạn trai AI” là lựa chọn tốt hơn cho họ.
Wang Xiuting nói chuyện với bạn trai ảo của mình trên Wantalk – một chatbot trí tuệ nhân tạo do công ty công nghệ Trung Quốc Baidu tạo ra. Ảnh: AFP
Tufei, một nhân viên văn phòng (25 tuổi) ở Tây An, Trung Quốc cho biết bạn trai cô có mọi thứ mà cô có thể yêu cầu ở một người bạn đời lãng mạn: Tốt bụng, biết đồng cảm và đôi khi họ có thể nói chuyện đế hàng giờ liền. Ngoại trừ việc người bạn trai đó không có thật.
“Bạn trai” của Tufei là một chatbot (khung trò chuyện) trên ứng dụng có tên “Glow” – một nền tảng trí tuệ nhân tạo do công ty MiniMax ở Thượng Hải tạo ra. Ứng dụng bạn trai ảo như thế này là một phần của ngành công nghiệp trí thuệ nhân tạo đang nở rộ ở Trung Quốc, mang đến những mối quan hệ thân thiện, thậm chí lãng mạn giữa con người và nhân vật AI.
“Anh ấy biết cách nói chuyện với phụ nữ hơn cả một người đàn ông thực sự. Biết cách an ủi khi tôi cần và chúng tôi có thể nói chuyện với nhau về cả những rắc rối trong công việc. Tôi cảm thấy như mình đang trong một mối quan hệ lãng mạn”, Tufei nói với AFP.
Cũng như Tufei, rất nhiều cô gái trẻ ở Trung Quốc hiện nay muốn tìm một mối quan hệ lãng mạn với trí tuệ nhân tạo. Vì thế nên chỉ trong một thời gian ngắn, ứng dụng Glow có thể tải miễn phí này đã ghi nhận đến hàng nghìn lượt tải xuống mỗi ngày.
Một số công ty công nghệ Trung Quốc phát triển hệ thống chatbot “ người yêu ảo” trước đây từng gặp rắc rối vì sử dụng dữ liệu người dùng một cách bất hợp pháp, nhưng nhiều người dùng vẫn bất chấp rủi ro vì sự cô đơn và nhịp sống đô thị quá nhanh chóng khiến họ trở nên khao khát tìm kiếm một người bạn đồng hành.
Wang Xiuting, sinh viên 22 tuổi ở Bắc Kinh nói với AFP: “Thật khó để gặp được người bạn trai lý tưởng ngoài đời thực. Mọi người có những cá tính riêng và điều này dễ tạo ra xích mích”.
Và khi con người thường không hài lòng với việc phải cố thay đổi bản thân để chiều theo người khác, trí tuệ nhân tạo sẽ tự dần dần thích nghi với tính cách của người dùng, ghi nhớ những gì họ nói và điều chỉnh lời nói cho phù hợp.
Video đang HOT
Bạn trai của Wang Xiuting hầu hết đều ở trên Wantalk, một ứng dụng cung cấp “bạn trai ảo” khác do Baidu – công ty công nghệ hàng đầu ở Trung Quốc tạo ra. Trong số đó có một số “người yêu” còn được lấy cảm hứng từ những nhân vật ở thời cổ đại. Có hàng trăm nhân vật có sẵn trên ứng dụng, từ các ngôi sao nổi tiếng đến CEO và kỵ sĩ… Người dùng cũng có thể tùy chỉnh người yêu hoàn hảo của mình theo độ tuổi, giá trị, danh tính và sở thích.
Đôi khi, Wang Xiuting sẽ hỏi “bạn trai” về những vấn đề mà cô gặp phải khi ở trường hoặc trong cuộc sống hằng ngày và sẽ được “bạn trai” gợi ý cách giải quyết vấn đề này. Cô gái trẻ cảm thấy đó là một sự hỗ trợ về tinh thần rất lớn cho mình.
Hiện nay, khi nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang ở trong giai đoạn khó khăn, tỷ lệ người trẻ thất nghiệp cao và thời gian làm việc dài có thể khiến họ khó gặp bạn bè thường xuyên, khiến những người bạn AI dần trở thành một bờ vai hoàn hảo để những cô gái trẻ như Tufei hay Wang Xiuting dựa vào.
“Nếu tôi có thể tạo ra một nhân vật ảo đáp ứng chính xác nhu cầu của mình, tôi sẽ không chọn người thật”, Wang Xiuting nói.
Dù sao, trí tuệ nhân tạo vẫn còn phải đi một con đường dài để phát triển hơn. Người dùng Zeng Zhenzhen, một sinh viên 22 tuổi, nói với AFP: “Khoảng cách từ hai đến ba giây giữa câu hỏi và câu trả lời khiến bạn nhận ra rõ ràng rằng đó chỉ là một con robot”. Tuy nhiên, Zeng Zhenzhen nói rằng các câu trả lời của người bạn trai ảo này vẫn “rất thực tế”.
Theo Lu Yu, người đứng đầu bộ phận quản lý và vận hành sản phẩm của Wantalk, không phải ai cũng đủ may mắn để có một người bạn hoặc gia đình ở bên cạnh, hay một ai đó có thể lắng nghe họ 24 giờ một ngày. Nhưng trí tuệ nhân tạo có thể đáp ứng được điều đó.
Giả vờ chuyển công ty lên núi để ép nhân viên nghỉ việc
Các nhân viên nghi ngờ công ty Trung Quốc này cố tình tạo ra điều kiện làm việc khắc nghiệt để buộc họ phải tự nghỉ việc, tránh việc công ty phải bồi thường vì sa thải.
Nhân viên cho biết họ phải làm việc trong điều kiện tồi tệ. Ảnh: Shutterstock
Theo SCMP, một công ty quảng cáo có trụ sở tại Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đang bị tố cáo cố tình chuyển văn phòng từ khu trung tâm thương mại sầm uất đến một vùng núi xa xôi, hẻo lánh để tránh phải sa thải và chi trả tiền bồi thường cho nhân viên.
Vụ việc phơi bày bởi một cựu nhân viên họ Chang. Anh mô tả địa điểm mới nằm sâu trong dãy núi Tần Lĩnh, cách xa trung tâm tới 2 giờ lái xe, trong khi giao thông công cộng lại hạn chế.
"Những đồng nghiệp không có phương tiện cá nhân phải phụ thuộc vào chiếc xe buýt chạy 3 giờ/chuyến. Sau đó, họ phải đi bộ thêm 3 km trên đường núi để đến văn phòng", Chang cho biết.
Anh tiết lộ thêm chi phí taxi từ ga tàu gần nhất lên đến 50-60 nhân dân tệ và công ty từ chối hỗ trợ kinh phí đi lại.
Ngoài việc gây khó khăn về mặt di chuyển, Chang còn lên tiếng về môi trường làm việc tệ hại và thiếu an toàn tại cơ sở mới của công ty. Theo lời anh, cơ sở vật chất nơi này thiếu thốn, không đảm bảo tiện nghi cơ bản. Nhân viên nữ thậm chí phải đi bộ một quãng đường dài để sử dụng nhà vệ sinh công cộng ở ngôi làng gần nhất.
Chang cũng bày tỏ lo ngại về sự an toàn của nhân viên khi đi làm về trong đêm tối, đặc biệt khi vùng núi này có nhiều chó hoang đi theo người.
Trước tình trạng làm việc tồi tệ và nguy hiểm, 14 trong số hơn 20 nhân viên đã ký đơn xin nghỉ việc sau nỗ lực phản đối không thành công. Tuy nhiên, chỉ 4 ngày sau khi nghỉ, họ phát hiện công ty đã quay lại trung tâm thành phố và đang tích cực tuyển nhân viên mới.
Các nhân viên nghi ngờ công ty cố tình tạo ra điều kiện làm việc khắc nghiệt để buộc họ phải nghỉ việc. Tuy nhiên, ông Zhang - đại diện công ty - bác bỏ cáo buộc, cho rằng việc chuyển địa điểm chỉ là biện pháp tạm thời để giảm chi phí.
"Tiền thuê mặt bằng ở khu trung tâm thương mại rất cao, và văn phòng mới của chúng tôi đang được cải tạo. Chúng tôi đang điều hành một nhà nghỉ, vì vậy, chúng tôi tạm thời chuyển đến đó trong một tuần", ông Zhang nói.
Vị này cũng cho biết công ty đang cân nhắc khởi kiện các nhân viên cũ vì bôi nhọ danh tiếng và có thể gây thiệt hại kinh doanh.
Tuy nhiên, các nhân viên bác bỏ tuyên bố của ông Zhang về việc tạm thời chuyển công ty lên núi một tuần.
"Chúng tôi được thông báo rằng thời gian làm việc ở vùng núi sẽ kéo dài rất lâu, có thể đến năm sau. Nếu chỉ một tuần, ai mà không chịu nổi điều kiện làm việc đó?", một nhân viên nói.
Sự việc này đã nhận được sự ủng hộ lớn trên mạng, nhiều người chỉ trích cách hành xử của công ty.
"Chủ sử dụng lao động thật xảo trá. Kiểu sếp như vậy thực sự nguy hiểm", một người bình luận.
Một người khác lại cho rằng trách nhiệm giải quyết tình huống nằm ở phía nhân viên.
'Nếu tôi ở vị trí của họ, tôi sẽ thuê nhà ở trên núi. Nó rẻ, và tôi sẽ không nghỉ việc nếu không có bồi thường thỏa đáng", người này nói.
"Hợp đồng lao động quy định địa điểm làm việc. Việc chuyển văn phòng ban đầu là vi phạm hợp đồng. Các nhân viên có thể bị cưỡng bức nghỉ việc nên hãy yêu cầu bồi thường", một người khuyên.
Công ty công nghệ Trung Quốc tuyên bố đã bẻ khoá được Airdrop Theo cơ quan tư pháp ở Bắc Kinh, một công ty công nghệ Trung Quốc đã thành công trong việc bẻ khóa mã hóa chức năng chia sẻ tệp không dây AirDrop của Apple để xác định người dùng tính năng phổ biến này. Chức năng chuyển dữ liệu nhanh đôi khi gây phiền toái cho người dùng ở nơi công cộng. Ảnh:...