Lý do khiến nhiều người Hàn Quốc xem dịch COVID-19 là ‘cơ hội vàng’ để phẫu thuật thẩm mỹ
Giữa lúc nền kinh tế rơi vào suy thoái, nhu cầu làm đẹp tại xứ sở kim chi bỗng dưng được chú trọng hơn, bởi nhiều người muốn trở nên rạng rỡ vào ngày hết dịch, khi chính thức cởi bỏ khẩu trang.
Khi Ryu Han-na, một sinh viên đại học 20 tuổi, phẫu thuật thẩm mỹ mũi vào giữa tháng 12, có một lý do đơn giản: đó có thể là cơ hội cuối cùng để bí mật chỉnh sửa sắc đẹp trước khi mọi người bắt đầu tháo khẩu trang nhờ quá trình phân phối vắc-xin đẩy lùi dịch.
Ryu – tham gia các khóa học trực tuyến của cô trong suốt năm 2020 – cho biết, khả năng hồi phục sức khỏe ở nhà và đeo khẩu trang ở nơi công cộng mà không gây sự chú ý là yếu tố quyết định quan trọng nhất cho việc cô phẫu thuật thẩm mỹ.
Nhiều người Hàn Quốc chọn phẫu thuật thẩm mỹ như một hoạt động giải tỏa căng thẳng vì COVID-19, chuẩn bị cho ngày trở lại cuộc sống sau dịch rạng ngời hơn.
Cô nói khi chi 4,4 triệu won (4.013 USD) tiền phẫu thuật: “Tôi luôn muốn đi làm mũi… Tôi nghĩ tốt nhất là nên làm ngay bây giờ trước khi mọi người bắt đầu tháo khẩu trang nhờ tiêm vắc-xin vào năm 2021. Sẽ có những vết bầm tím và sưng tấy sau cuộc phẫu thuật; nhưng vì tất cả mọi người đều đeo khẩu trang, tôi nghĩ điều đó sẽ không gây chú ý”.
Suy nghĩ của Ryu cũng là động lực thúc đẩy nhu cầu đối với hoạt động chỉnh sửa sắc đẹp ở Hàn Quốc. Quốc gia này đã chứng kiến một đợt tăng trưởng mạnh về phẫu thuật thẩm mỹ vào năm 2020.
Hàn Quốc vốn là thủ đô của thế giới về phẫu thuật thẩm mỹ, ngay cả trong thời kỳ không có đại dịch. Theo Gangnam Unni – nền tảng phẫu thuật thẩm mỹ trực tuyến lớn nhất nước – ngành công nghiệp này ước tính có giá trị khoảng 10,7 tỷ USD vào năm 2020, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2019 và dự kiến sẽ dao động khoảng 11,8 tỷ USD trong năm nay – 2021.
Video đang HOT
Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho biết bệnh nhân quan tâm đến tất cả các bộ phận của khuôn mặt: những bộ phận có thể dễ dàng che giấu dưới khẩu trang, chẳng hạn như mũi và môi, cũng như những bộ phận không che giấu, mà một số người coi là tiêu chí của vẻ đẹp trong thời đại COVID-19.
Park Cheol-woo – bác sĩ phẫu thuật tại Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ WooAhIn – người phụ trách trường hợp của Ryu, cho biết: “Các yêu cầu về mắt, lông mày, sống mũi và trán – những bộ phận duy nhất có thể nhìn thấy – đều tăng lên”.
Bác sĩ phẫu thuật Shin Sang-ho – người điều hành Phòng khám phẫu thuật thẩm mỹ Krismas ở trung tâm quận Gangnam – cho biết, nhiều người đã chi tiền hỗ trợ khẩn cấp từ chính phủ tại các bệnh viện và phòng khám, thúc đẩy doanh thu trong quý 3 và 4 năm 2020.
Bác sĩ Shin nhận xét: “Đó giống như một kiểu chi tiêu xả stress. Tôi nhận thấy rằng khách hàng đang giải tỏa những cảm xúc dồn nén của họ giữa đại dịch bằng cách thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ”.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy trong số 14,2 nghìn tỷ won (12,95 tỷ USD) tiền mặt của chính phủ hỗ trợ cho dân chúng, 10,6% được sử dụng trong các bệnh viện và nhà thuốc, phân khúc lớn thứ ba theo phân loại sau siêu thị và nhà hàng, mặc dù chi tiết về các loại bệnh viện không được tiết lộ.
Dữ liệu của Gangnam Unni cho thấy người đăng ký theo dõi trang web của họ đã tăng 63% so với một năm trước, lên khoảng 2,6 triệu người vào năm 2020, với 1 triệu buổi tư vấn trực tiếp, gấp đôi so với năm trước đó.
Đại dịch khiến việc quảng bá dịch vụ thẩm mỹ cho khách hàng nước ngoài trở nên khó khăn, vì vậy trong năm 2020, ngành này đã tập trung nhiều hơn vào địa phương và khu vực.
Nhưng đợt bùng phát thứ ba vẫn là một mối lo ngại khi Hàn Quốc liên tục báo cáo các trường hợp hàng ngày tăng kỷ lục.
Bác sĩ Park cho biết: “Chúng tôi nhận thấy số lượng ngày càng tăng các cuộc hẹn tư vấn bị hủy trong thời gian gần đây, khi mọi người hạn chế đi ra ngoài hơn… đặc biệt là khách hàng từ các vùng ngoại ô. Hầu hết chọn hoãn lịch phẫu thuật của họ vào đầu năm 2021″.
Giới trẻ Hàn đổ xô phẫu thuật thẩm mỹ vì có khẩu trang che đậy
Ryu Han-na, sinh viên 20 tuổi, quyết định làm mũi hồi giữa tháng 12/2020, bởi cô nghĩ đây là cơ hội cuối cùng để làm điều này một cách bí mật trước khi quay lại cuộc sống không có khẩu trang.
Ryu - người tham gia các khóa học trực tuyến trong suốt năm 2020 - cho biết việc có thời gian hồi phục ở nhà và thoải mái đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng mà không gây chú ý là yếu tố quyết định thúc đẩy cô đi phẫu thuật thẩm mỹ. "Tôi luôn muốn đi làm mũi. Tôi nghĩ tốt nhất là làm bây giờ trước khi mọi người bắt đầu tháo khẩu trang vì sẽ có vaccine vào năm 2021", Ryu nói khi chuẩn bị 4,4 triệu won (hơn 4.000 USD) để làm thủ tục.
"Sẽ có những vết bầm tím và sưng tấy sau cuộc phẫu thuật nhưng vì tất cả chúng ta sẽ đeo khẩu trang nên tôi nghĩ sẽ ổn", cô nói.
Hàn Quốc từng là "thủ phủ phẫu thuật thẩm mỹ" của thế giới trước đại dịch. Ảnh: Reuters.
Suy nghĩ này đang khiến nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ gia tăng ở Hàn Quốc - quốc gia đã có đợt tăng trưởng mạnh ngành công nghiệp làm đẹp bằng dao kéo vào năm 2020.
Hàn Quốc từng là thủ phủ phẫu thuật thẩm mỹ của thế giới ngay cả trước khi xảy ra đại dịch. Năm 2020, ngành công nghiệp này ước tính trị giá khoảng 10,7 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái và dự kiến đạt khoảng 11,8 tỷ USD trong năm nay, theo Gangnam Unni, nền tàng phẫu thuật thẫm mỹ trực tuyến lớn nhất Hàn Quốc.
Các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ cho biết, bệnh nhân quan tâm đến mọi bộ phận trên gương mặt, những thứ có thể dễ dàng che giấu dưới lớp khẩu trang, như mũi và môi. Và cả những phần khẩu trang không che được mà một số người xem là tiêu chí của vẻ đẹp trong thời đại dịch.
Bác sĩ Park Cheol-woo, tại Viện thẩm mỹ WooAhIn, người phụ trách ca phẫu thuật cho Ryu, nói: "Những yêu cầu về mắt, lông mày, sống mũi và trán - những bộ phận duy nhất có thể nhìn thấy được ngoài khẩu trang tăng lên", ông nói.
Shin Sang-ho - bác sĩ phẫu thuật tại Viện Phẫu thuật thẩm mỹ Krismas ở quận trung tâm Gangnam - cho hay, nhiều người dùng khoản hỗ trợ khẩn cấp từ chính phủ để làm đẹp tại các bệnh viện và phòng khám, khiến doanh thu quý 3 và quý 4 tăng vọt. "Tôi cảm thấy đó giống như một kiểu chi tiêu trả thù. Tôi cảm nhận được rằng khách hàng đang thể hiện những cảm xúc bị dồn nén của họ do Covid-19 bằng cách thực hiện các thủ thuật thẩm mỹ", Shin nói.
Dữ liệu của chính phủ cho thấy trong số 14,2 nghìn tỷ won tiền mặt do chính phủ trợ cấp, 10,6% được sử dụng trong bệnh viện và nhà thuốc, phân khúc lớn thứ ba sau siêu thị và nhà hàng, dù chi tiết về các loại hoạt động tại bệnh viện không được tiết lộ.
Dữ liệu của Gangnam Unni cho thấy người dùng của họ đã tăng 63% so với một năm trước lên khoảng 2,6 triệu vào 2020. Họ yêu cầu một triệu buổi tư vấn, gấp đôi so với một năm trước đó.
Đại dịch khiến việc quảng bá dịch vụ cho khách hàng nước ngoài trở nên khó khăn hơn, vì vậy trong năm ngoái, ngành phẫu thuật thẩm mỹ tập trung vào khách trong nước và khu vực. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm thứ ba tại Hàn vẫn là mối lo ngại khi quốc gia này báo cáo các trường hợp hàng ngày cao kỷ lục. Ngày 4/1, Hàn Quốc báo cáo 1.020 ca nhiễm mới và thêm 19 ca tử vong, đưa tổng số lên 64.264 ca nhiễm và 981 người chết.
"Chúng tôi chứng kiến số lượng hủy hẹn tư vấn gần đây tăng lên do mọi người hạn chế ra ngoài, nhất là khách hàng ở vùng ngoại ô hầu hết đã hoãn các ca phẫu thuật sang năm 2021", bác sĩ Park cho biết.
Vì sao phái đẹp ngày càng chuộng... ngực nhỏ? Những ca bỏ túi ngực ngày càng tăng. Điều đó ít nhiều cho thấy vẻ đẹp tự nhiên đang được đề cao. Phẳng thì có sao!Cách đây không lâu, nữ diễn viên - người mẫu Chrissy Teigen đã bỏ túi độn ngực để lấy lại vòng một tự nhiên sau mười năm phẫu thuật nâng ngực. Trước đó, Pamela Anderson, Victoria Beckham và...