Lý do khiến mỗi lần về quê vợ tôi luôn ăn mặc tỏ ra mình nghèo khó
Sau khi ra trường ba năm, nhờ có năng lực và chịu khó, tôi được cất nhắc lên trưởng phòng kinh doanh của một công ty nhỏ khá ăn nên làm ra. Cũng tại nơi này tôi quen và yêu vợ tôi, một cô gái Hà thành tiểu thư chính hiệu.
Em nói bố mẹ em vốn gốc gác nông thôn, rời quê ra thành phố từ khi em năm tuổi. Mẹ em nói với em, lấy chồng không cần giàu có nhưng phải thông minh và có chí, tốt nhất là tìm những chàng trai quê mà yêu. Vì theo như mẹ em thì đàn ông càng xuất thân nghèo khó, ý chí và nghị lực càng hơn người, họ cũng là những người coi trọng tình cảm. Đó là một trong những lý do em để mắt đến tôi trong rất nhiều đàn ông theo đuổi.
Tôi thực sự đã rất cảm động khi em bày tỏ những lời ấy. Em không chỉ đẹp, thông minh mà tính tình còn rất nồng hậu. Tuy gia đình em khá giả nhưng em lại yêu một chàng trai xuất thân quê kiểng nghèo khó như tôi, điều đó thật khó kiếm ở những cô gái trẻ thực dụng thời bây giờ.
Yêu nhau chưa đầy một năm thì chúng tôi cưới. Với số tiền hai đứa tích cóp được cùng với nhà ngoại hỗ trợ dưới danh nghĩa cho vay, vợ chồng tôi đã mua được một căn hộ chung cư vừa phải để làm tổ ấm. Dù chúng tôi chưa giàu nhưng trước mắt tôi cảm thấy hài lòng vì những gì mình đang có.
Điều tôi vui nhất chính là vợ tôi mỗi lần về quê tỏ ra rất gần gũi với mọi người, không hề có ý mình là người thành phố mà ăn mặc cầu kì, thái độ kênh kiệu. Nói về gu ăn mặc, vợ tôi rất có phong cách. Vật dụng cá nhân, váy áo giày dép của cô ấy đều là đồ đắt tiền. Thế nhưng mỗi lần về quê, cô ấy chỉ mang theo vài chiếc quần tây, áo sơ mi hoặc áo thun với vài bộ đồ lửng kín đáo mặc ở nhà, những trang sức đắt tiền cô ấy cũng tháo bỏ cất ở nhà hết. Vợ nói với tôi, quê mình còn nghèo khó, em sợ ăn mặc theo kiểu thành phố sẽ xa cách với mọi người. Anh em, làng xóm ai cũng khen vợ tôi giản dị, mẹ tôi cũng rất hài lòng. Vợ tôi là niềm tự hào của tôi.
Cô ấy cũng rất khéo ăn khéo nói. Mỗi lần về nhà tôi có bảo cô ấy mua ít quà cáp cho bố mẹ, cho em, cô ấy luôn nói: “Thay vì mua quà xa xỉ mà không biết mọi người có thích hay không, chi bằng em biếu bố mẹ ít tiền thiết thực hơn”. Nghe vợ nói vậy tôi cũng yên tâm để vợ tự lo liệu. Vào bữa ăn, món gì vợ tôi cũng khen ngon, nói đồ ở quê ăn vừa rẻ vừa lành, còn thành phố thì thật giả lẫn lộn. Lần nào về, vì biết con dâu thích, lúc nào mẹ tôi cũng mua đủ thứ cho vợ chồng tôi mang theo
Video đang HOT
Mỗi lần tôi lén vợ cho mẹ ít tiền mẹ đều nói vợ tôi cho rồi và bảo tôi ở thành phố cái gì cũng đắt đỏ, phải tiết kiệm, đừng tiêu xài hoang phí kẻo vợ nó buồn. Lần nào đi mẹ cũng nói vậy, trong khi với thu nhập của mình, cuộc sống của vợ chồng tôi khá thoải mái.
Tôi mê xem bóng đá, vợ tôi thì không hề. Để thoải mái, tôi thường hẹn mấy anh bạn ra quán cà phê để vừa có bạn xem, vừa hét hò cho đã. Tối hôm rồi, tôi rời khỏi nhà một đoạn thì nhớ ra mình quên điện thoại và ví tiền nên quay về nhà lấy. Vừa đến cửa tôi thấy vợ tôi đang nói chuyện điện thoại trên phòng. Giọng cô ấy nói rất to, rất vui vẻ:
“Nhìn cách ăn mặc của con, nhà chồng con nghĩ chúng con cũng khó khăn nên chẳng bao giờ đòi hỏi điều gì. Mỗi lần con biếu mẹ chồng tiền, con đều nói nếu dư dả hơn thì sẽ biếu nhiều hơn nhưng con không có, mẹ chồng không những cảm động mà còn chẳng bao giờ lấy đồng nào. Nhưng con cũng dặn mẹ chồng là nếu chồng con hỏi thì mẹ nói con cho rồi kẻo chồng lại mắng con, bảo con không quan tâm đến gia đình nhà chồng. Rốt cuộc là chẳng phải tốn đồng nào cho bố mẹ chồng mà vẫn được tiếng là dâu ngoan, còn được mẹ chồng mua cho bao nhiêu đồ ăn mẹ ạ. Mẹ đúng là gừng càng già càng cay”.
Khi nghe được những lời nói đó của vợ, tôi cảm thấy nghẹn đắng cổ họng. Tôi thật không ngờ, người vợ luôn khiến tôi tự hào, đứa con dâu mà cả gia đình tôi luôn yêu thương lại hẹp hỏi và nhỏ nhen đến thế. Giờ tôi mới hiểu ra, mỗi lần về quê, vợ tôi tháo bỏ hết trang sức, không dám mặc váy đẹp, đi giày đẹp là để mọi người tưởng mình cũng khó khăn nên sẽ không có ý xin xỏ chứ không phải để gần gũi như cô ấy nói.
Giờ tôi mới biết cô ấy luôn không chịu mua quà mà đòi biếu tiền, khi biếu tiền cũng kêu ca khổ nghèo nên mẹ tôi thương chẳng bao giờ lấy nhưng lại luôn nói với tôi là vợ tôi cho rồi, còn bảo tôi phải tiêu pha tiết kiệm. Cũng giờ tôi mới biết, vợ tôi luôn chê đồ ăn ở phố không sạch, không an toàn rồi khen sướt mướt đồ ăn ở quê để lần nào về nhà cũng được mẹ chồng mua cho đủ thứ tay xách nách mang lên thành phố.
Đáng buồn hơn nữa, vợ tôi không tự nghĩ ra những thứ đó mà có mẹ vợ đằng sau bày dạy tận tình từng chút một. Tôi không hiểu nổi tại sao một gia đình khá giả, hiểu biết như bố mẹ vợ tôi mà lại tính toán từng đồng với thông gia như vậy. Trong khi mỗi lần vợ chồng tôi ghé thăm nhà, lần nào cũng cố tìm đủ thứ của ngon vật lạ để biếu bố mẹ vợ. Có thuốc gì tốt vợ tôi cũng săn lùng cho ông bà tẩm bổ. Tôi nghĩ vợ tốt với nhà mình như vậy, thì tôi cũng chẳng tiếc gì mà không chu đáo với bố mẹ vợ. Sự thật hôm nay tôi biết được mới bẽ bàng. Chưa bao giờ tôi thấy thương bố mẹ mình như vậy.
Từ hôm đó, tôi cảm thấy thất vọng về vợ vô cùng. Lúc nào tôi cũng mường tượng ra đằng sau cái vẻ hiền ngoan của vợ là sự hả hê vì qua mặt được tôi. Đằng sau những lời nịnh bợ ngọt ngào với nhà chồng là sự ích kỉ có toan tính. Tình cảm tôi dành cho vợ vì vậy bỗng trở nên không còn thiết tha nữa.
Vợ tôi nhận ra sự thay đổi ấy. Cô ấy bảo thái độ của tôi có gì khác, không còn hay vui vẻ, dạo này khi ngủ còn không chủ động ôm vợ nữa. Rồi cô ấy khóc vì nghi ngờ tôi có ai đó bên ngoài. Vợ tôi còn nói xét về khía cạnh làm dâu làm vợ cô ấy đều chu đáo trọn vẹn, tôi mà làm gì có lỗi cô ấy nhất định sẽ không thứ tha. Tôi thật sự chỉ muốn hét lên rằng “em hãy bỏ cái mặt nạ đạo đức giả của em ra đi”, nhưng có cái gì đó mách bảo tôi không nên làm như vậy.
Tôi phải sống như thế nào, cư xử như thế nào với cô vợ của tôi đây?
Theo Dân Trí
Bi hài chuyện con dâu nựng con dọa đánh cả mẹ chồng
Làm dâu không hề dễ dàng, nhất là khi con dâu so với nhà chồng quá khác nhau về hoàn cảnh và điều kiện sống. Em về nhà chồng vốn đã không được mẹ chồng hồ hởi đón nhận. Mặc cảm mình nghèo khó, sợ con dâu cậy có của khinh người chính là điểm yếu của mẹ chồng em, nhưng hình như em lại không để tâm đến điều đó.
Mẹ chồng cố tình làm khó em, chị nghĩ không phải vì ghét bỏ, mà là vì . Nhà còn mẹ chồng đó, muốn mua sắm sắp đặt thay đổi cái gì, sao không thể hỏi ý kiến mẹ chồng một câu. Mẹ chồng thích ăn món gì, khẩu vị của bà ra sao, em tiếc chi một câu thăm dò ý tứ mà lại cứ mua theo ý thích của mình để bà hờn trách?
Em sinh con, vì mẹ ruột bận làm ăn nên chỉ một tay mẹ chồng trông lo giúp đỡ. Bà không có của nhưng bà có công. Việc em nói mẹ mình bận nên không trông giúp, con bất đắc dĩ mới để bà nội trông, chính là thâm tâm em cũng có thành kiến với mẹ chồng.
Còn chuyện cái câu nựng con của em, "con ở nhà không ngoan thì mẹ về đánh cả bà lẫn cháu" không cần biết nó là vô tình hay cố ý, nhưng xét toàn diện thì nó là sai. Ngay người ngoài như chị đây nghe câu nói ấy còn thấy chướng tai, huống chi người nghe lại là mẹ chồng em, lại còn vốn không ưa em nữa. Cái câu nói ấy, ngẫm cho kỹ chẳng phải là em có ý cho rằng bà ở nhà có mỗi việc trông cháu mà không xong thì coi chừng, đúng không? Chị hiểu nó là như vậy.
Lỡ sai rồi thì nhận lỗi, nhưng cái cách em xin lỗi mẹ chồng cũng không hề có thành ý. "Nếu mẹ thấy con nói vậy không được thì coi như con sai", tức là em cũng không hề cho rằng câu nói ấy là vô lễ, mà do mẹ chồng chấp nhặt, khó khăn với em. Lại còn hỏi mẹ chồng thấy con trai đánh con dâu như vậy đã hài lòng chưa. Thật tình, chị không biết em đang nghĩ cái gì nữa.
Chồng em đánh em là không đúng. Là cậu ấy cũng có chút gia trưởng, cũng đứng về phe mẹ nhiều hơn. Đúng ra cậu ấy nên đợi em về, ba mặt một lời nói cho rõ ràng rồi hạ hồi phân xử. Thực ra thì chồng em cũng giống mẹ em, mang tâm lý mình là kẻ nghèo hơn, lúc nào cũng sợ vợ coi thường khinh khi. Chính cái thái độ không khéo của em càng khiến họ có suy nghĩ như vậy.
Em với gia đình chồng có thể có nhiều chỗ chưa hiểu nhau, chưa hòa hợp, bản thân em hình như cũng chưa cố gắng bằng tấm chân tình của mình. Hôn nhân nghĩa là người ta phải học cách sống chung, học cách chấp nhận nhau. Mới chút mâu thuẫn đã thấy mình thiệt thòi, đã nghĩ mình sai lầm lạc lối, thì chẳng có cơ sở gì để mong tương lai sẽ êm ấm tốt đẹp cả.
Thật ra chị thấy, bản thân em cũng luôn tự thấy mình thiệt thòi. Em nghĩ mình con nhà giàu, chịu lấy chồng nghèo, làm dâu nhà nghèo thì họ phải thương em, phải cảm kích em, phải tốt với em. Khi không được vậy thì em thấy không công bằng dẫn đến bày tỏ thái độ không đúng mức. Là chính em cũng đưa em vào thế khó.
Quan trọng nhất là em nên nói chuyện với chồng, nói thế nào để chồng em hiểu em không hề có ý coi khinh nhà chồng hay thế này thế nọ. Hai người yêu nhau rồi mới lấy chứ chẳng ai ép buộc gì, chăc chắn cũng có chút hiểu, chút thương nhau. Em đã không được lòng mẹ chồng, nay còn làm cho chồng em nghĩ này nghĩ nọ không tốt về em. Cuối cùng em là người thua không bàn gỡ. Mẹ chồng không bênh đã đành, đến chồng cũng không bênh mình, thì em thử xem lại xem, có đúng là do mình thiếu sót không?
Còn nếu như em thấy bản thân mình cố gắng lắm rồi, là vợ hiền dâu tốt rồi mà mẹ chồng cứ gây khó khăn, chồng cứ bạo lực kiếm chuyện thì hãy nghĩ đến đường lui cho mình. Thời buổi giờ, không sống chung được thì đường ai nấy đi, đó cũng coi như là một cách giải quyết.
Theo Dân Trí
Khi bố mẹ không sống cùng nhà (2): Mẹ đã gieo nỗi oan trái lên đời con Căm hận người chồng phản bội, người vợ đã "nhồi" vào đầu đứa trẻ những ý nghĩ xấu xa về bố của mình. Cô bé đã lớn lên bằng chính nỗi đau đó của mẹ mình... Thương là đứa con gái duy nhất của anh Công, chị Thùy. Năm Thương lên 3 tuổi, vợ chồng anh Công chia tay. Thương theo mẹ về...