Lý do khiến Microsoft ngày càng “yêu” Linux là vì những chiếc MacBook của coder
Máy Mac đang là lựa chọn phổ biến trong cộng đồng người dùng mà Microsoft cần phải chinh phục trọn vẹn.
Khi giá cổ phiếu Microsoft vẫn tăng chóng mặt bất chấp những ảnh hưởng do Covid-19 gây ra, ai cũng hiểu rằng công ty phần mềm số 1 thế giới đã không còn là gã khổng lồ chậm chạp và ngạo mạn của thập niên 2000. Một trong những thay đổi lớn nhất được CEO Satya Nadella thực hiện kể từ sau khi lên nắm quyền là thay đổi hoàn toàn cách “ứng xử” của Microsoft đối với các đối thủ cạnh tranh. Microsoft giờ đã sẵn sàng bắt tay với Apple để phát triển ứng dụng cho iPad Pro hay với Google để phát triển điện thoại Android riêng.
Đáng chú ý nhất, từ chỗ gọi Linux là “khối ung nhọt”, Microsoft ngày càng gia tăng tính tương thích giữa Windows và hệ điều hành mã nguồn mở này. Tại sự kiện Build 2020 mới đây, công ty của Satya Nadella đã tiếp tục ra mắt một loạt cải tiến cho WSL, phần mềm hỗ trợ chạy file thực thi Linux trên nền Windows. Bên lề sự kiện, chủ tịch Microsoft Brad Smith thẳng thừng nhận phần sai trong quá khứ: “Microsoft đã đứng ở phía sai lầm khi phần mềm mã nguồn mở bùng nổ vào đầu thế kỷ… May mắn là, nếu bạn sống đủ lâu, bạn sẽ biết khi nào bạn phải thay đổi”.
Microsoft không hề giấu tình cảm ngày một mặn nồng với Linux trong những năm qua.
Nhưng, như bạn có lẽ đã đoán ra, chẳng có ông lớn nào lại đủ “tốt bụng” để bỗng dưng thay đổi mà không có động lực tranh đấu phía sau. Microsoft có một lý do rất quan trọng để ngày càng “thân thiết” với Linux: gạt bỏ Apple ra khỏi lĩnh vực phần cứng/phần mềm doanh nghiệp, hất cẳng những chiếc MacBook và macOS để Surface và Windows nắm phần thống trị.
Bởi với rất nhiều coder, chuyên viên IT, nhà khoa học dữ liệu… trên toàn cầu, máy Mac đang là sự lựa chọn đầu tiên cho công việc. Máy Mac tràn ngập tại các sự kiện lớn dành cho giới phát triển. Máy Mac là lựa chọn của nhiều coder nổi tiếng, từ các tác giả uy tín như Martin Fowler hay Robert Martin cho đến những “ngôi sao” như Mark Zuckerberg. Máy Mac thậm chí còn được nhiều công ty công nghệ khác lựa chọn, từ IBM (kẻ đã khai sinh ra PC) cho đến đối thủ Google.
Video đang HOT
Không giống như cuộc chiến smartphone, smartwatch hay tai nghe True Wireless – nơi cảm tính của người dùng mang một ý nghĩa quan trọng, quyết định đặt Mac lên trên Windows của giới coder đến từ một lý do hoàn toàn khách quan. Thật trớ trêu, lý do này lại chính là… Linux. Do có tính mở, ổn định và tương thích cao, các phiên bản Linux đã thống trị thị trường máy chủ trong hàng chục năm qua, đè bẹp Windows Server hay Mac OS X Server. Tuy vậy, do trải nghiệm người dùng cuối không được trau chuốt, Linux chưa bao giờ thu hút được lượng người dùng đông đảo như Windows.
Phần mềm Terminal (dòng lệnh) mạnh mẽ và khả năng tương thích tốt với Linux là lý do MacBook được nhiều developer lựa chọn.
Điểm mạnh và điểm yếu của Linux có liên quan như thế nào đến máy Mac của Apple? Khác với Windows, macOS có khả năng tương thích tốt với phần mềm Linux. Do macOS là một hệ điều hành Unix giống như Linux, coder sử dụng máy Mac sẽ sở hữu môi trường làm việc cá nhân gần giống như môi trường server. Phần mềm dòng lệnh (Terminal) trên máy Mac cũng là một lợi thế quan trọng khi so sánh với CMD của Windows, vốn… hoàn toàn không tương thích với câu lệnh của Linux.
Nhưng nếu chỉ có lợi thế này thì có lẽ nhiều coder đã chuyển sang chỉ sử dụng Linux thay vì bỏ tiền mua Mac. Do Linux và các phần mềm phổ biến trên Linux như Thunderbird hay Firefox đều là các phần mềm được phát triển bởi cộng đồng, chất lượng của chúng khó có thể bì kịp các phần mềm được chính các thế lực khổng lồ như Apple, Microsoft hay Google phát triển. Hiện tại, Microsoft vẫn không hề có ý định đưa Office lên Linux, và Google hơn 10 năm qua cũng không hề phát triển một phiên bản Chrome hoàn thiện cho Linux (chỉ dừng lại với Chromium). Cả Office lẫn Chrome đều có mặt đầy đủ trên Mac.
Nhìn chung, người dùng Linux có thể sẽ phải tiêu tốn thời gian/công sức tìm hiểu để làm những tác vụ thông thường. Ví dụ, cài đặt hòm thư, cài đặt bộ gõ tiếng nước ngoài, cập nhật ứng dụng, lắp đặt nhiều màn hình… đều là đơn giản trên Windows/Mac nhưng lại có thể phát sinh nhiều vấn đề trên Linux. Hệ điều hành mà các nhà phát triển cần dùng nhất lại không được lòng họ là vì vậy.
Microsoft muốn trở thành cái tên số 1 trong cộng đồng coder…
…nhưng nhiều coder lại “yêu” MacBook hơn là laptop chạy Windows.
Chính vì vậy, máy Mac sẽ trở thành lựa chọn hoàn hảo của coder. Khi dùng Mac, họ không gặp nhiều vấn đề tương thích khi triển khai code từ môi trường phát triển của riêng mình lên môi trường triển khai, cũng không phải tốn thời gian đối mặt với các vấn đề vụn vặt gắn liền với một hệ điều hành kén người dùng như Linux. Trái lại, macOS đem đến một trải nghiệm phần mềm vừa trau chuốt và dễ chịu, lại vừa tương thích với môi trường máy chủ. Điều này tạo nên một sức hút khổng lồ, khiến máy Mac trở thành lựa chọn phổ biến với giới IT chuyên nghiệp, bất chấp mức giá đắt đỏ và các scandal như bàn phím cánh bướm hay TouchBar.
Hiển nhiên, máy Mac trở thành một cái gai đặc biệt khó chịu trong mắt Microsoft. Để gây dựng được vị thế như ngày hôm nay, Microsoft đã tự định hình thành một công ty nền tảng – một gã khổng lồ cung cấp công cụ và sức mạnh công nghệ cho các coder trên toàn cầu. Nếu biểu tượng của giới coder lại không phải là Surface hay Windows mà lại là máy Mac, chắc chắn vị thế của Microsoft sẽ bị sứt mẻ đi rất nhiều.
Dù thị phần macOS vẫn chiếm phần nhỏ so với PC Windows, Microsoft vẫn sẽ phải tìm cách để đánh bại những chiếc MacBook trong một cộng đồng rất nhỏ – cộng đồng coder. Trải nghiệm Windows sau nhiều năm đã trở nên hoàn thiện, và để đánh bại hoàn toàn macOS, Microsoft chỉ cần gia tăng tính tương thích với Linux mà thôi. Sự xuất hiện của Ubuntu trên Windows Store, phần mềm WSL cho phép chạy ứng dụng Linux trên Windows hay sắp tới đây là phần mềm dòng lệnh Windows Terminal đều có chung một mục đích này. Khi coder có thể làm việc một cách thoải mái trên máy tính Windows, họ sẽ không còn lý do gì để mua Mac nữa cả.
Microsoft thừa nhận đã sai về mã nguồn mở
Có lẽ vì vậy mà trong vài năm trở lại đây, hãng đã mở rộng cánh cửa chào đón mã nguồn mở và thậm chí là đưa cả Linux vào trong hệ điều hành Windows của mình.
Microsoft mới đây đã thừa nhận từng có quan điểm sai lầm về mã nguồn mở, sau khi bỏ ra hàng năm trời tìm cách "vùi dập" nó cùng với Linux nhằm bảo toàn vị thế thống trị trên thị trường hệ điều hành desktop. Cựu CEO Microsoft, Steve Ballmer, từng gọi Linux là " một căn bệnh ung thư bám vào quyền sở hữu trí tuệ ở bất kỳ nơi đâu nó chạm vào" hồi năm 2001.
Thế nhưng hiện nay, Chủ tịch Microsoft là Brad Smith tin rằng công ty đã sai về mã nguồn mở. " Microsoft từng đứng nhầm phía của lịch sử khi mã nguồn mở bùng nổ vào đầu thế kỷ này, và tôi có thể nói rằng cá nhân tôi cũng mắc sai lầm tương tự" - Smith nói trong một sự kiện gần đây của MIT. Smith đã làm việc tại Microsoft trong hơn 25 năm, từng là một trong những luật sư cấp cao của công ty trong trận chiến của họ với phần mềm mã nguồn mở.
" Tin tốt là, nếu sống đủ lâu, bạn có thể học được rằng bạn cần phải thay đổi" - Smith nói thêm. Microsoft chắc chắn đã thay đổi kể từ những ngày họ gọi Linux là một căn bệnh ung thư. Gã khổng lồ phần mềm hiện là nhà phân phối lớn nhất đối với các dự án mã nguồn mở trên toàn thế giới, vượt qua Facebook, Docker, Google, Apache, và nhiều hãng khác.
Bash shell của Ubuntu trong Windows 10
Microsoft đã và đang khuyến khích sử dụng mã nguồn mở trong nhiều năm trở lại đây, bao gồm việc mở mã nguồn PowerShell, Visual Studio Code, và thậm chí là cả engine JavaScript nguyên bản của trình duyệt Microsoft Edge. Microsoft còn hợp tác với Canonical để mang Ubuntu lên Windows 10, và thâu tóm Xamarin để hỗ trợ quá trình phát triển ứng dụng di động, cũng như thâu tóm GitHub để duy trì kho lưu trữ mã nguồn phổ biến cho các nhà phát triển.
Microsoft thậm chí còn dự định đưa nhân Linux hoàn chỉnh vào một bản cập nhật Windows 10 dự kiến ra mắt vào cuối tháng này, và đã chuyển sang engine trình duyệt Chromium đối với Edge vào năm ngoái. Hãng cũng cộng tác với các cộng đồng mã nguồn mở để tạo ra ứng dụng PowerToys cho Windows 10, và triết lý thiết kế mở mới của họ nhiều khả năng là dấu hiệu cho thấy chúng ta sẽ sớm được chứng kiến nhiều nỗ lực mã nguồn mở hơn nữa trong Windows trong những năm sắp tới.
Microsoft làm siêu máy tính để 'dạy' trí tuệ nhân tạo Hãng phần mềm Mỹ đầu tư hơn một tỷ USD để tạo ra một trong 5 siêu máy tính mạnh nhất thế giới. CEO Satya Nadella của Microsoft nói chuyện về AI trong một sự kiện của công ty cuối năm ngoái. Tại hội nghị các nhà phát triển Build 2020, Microsoft cho biết đã hoàn tất siêu máy tính mới được thiết...