Lý do kế hoạch áp đặt giá trần với dầu Nga không khả thi
Mỹ đang tích cực nghiên cứu đề xuất giới hạn giá dầu Nga ở mức trong khoảng 40 – 60 USD/thùng. Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên đưa ra ý tưởng này tại hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới G7 vào tháng trước, nhưng các chuyên gia cho rằng kế hoạch không khả thi.
Một cơ sở khai thác dầu ở ngoài khơi Astrakhan, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang oilprice.com, giới hạn giá dầu là vũ khí năng lượng lớn nhất mà Mỹ có để chống lại Nga. Lần đầu tiên được Thủ tướng Italy Mario Draghi đưa ra vào đầu năm nay, ý tưởng này sau đó đã được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra trong các cuộc thảo luận với Liên minh châu Âu về cách thức trừng phạt Nga.
Hiện nay, ý tưởng đã được G7 xem xét. Thông tin rằng G7 đang xem xét áp trần giá đối với dầu thô xuất khẩu của Nga đã xuất hiện nhiều trên truyền thông, nhưng hầu như không có nhiều giải thích về kế hoạch này sẽ hoạt động ra sao. Đề xuất cụ thể duy nhất là gắn giá dầu với bảo hiểm, để Nga chỉ có thể bảo hiểm dầu của mình ở một mức giá nhất định.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong tuần này đề nghị đặt ra giới hạn giá dầu Nga bằng một nửa giá hiện tại. Dầu Nga đã được bán với giá giảm mạnh so với các lựa chọn thay thế.
Các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục giữa các quan chức G7, nhưng các nhà phân tích cho rằng kế hoạch này khó khả thi.
Ông Neil Atkinson, một nhà phân tích dầu độc lập, nói với CNBC: “Những thứ như thế này chỉ có thể có tác dụng nếu bạn khiến tất cả các nhà sản xuất chủ chốt và quan trọng là tất cả những người tiêu dùng cùng phối hợp và sau đó tìm ra cách nào đó để thực thi kế hoạch đưa ra”.
Video đang HOT
Đây có vẻ là một công việc khó khăn. Khiến toàn bộ tổ chức OPEC chống lại đối tác Nga chắc chắn nói dễ hơn làm. Thuyết phục Trung Quốc và Ấn Độ ủng hộ kế hoạch này cũng nói dễ hơn làm, mặc dù cả hai đều là những nhà nhập khẩu lớn và chắc chắn sẽ thích giá dầu thấp hơn nữa.
Nhưng có một vấn đề lớn hơn nhiều với đề xuất giới hạn giá. Bà Amrita Sen tại công ty Energy Aspects nói với CNBC: “Chúng ta có thực sự nghĩ rằng Nga sẽ chấp nhận điều này và không trả đũa? Tôi nghĩ điều này nghe có vẻ là khái niệm lý thuyết rất hay nhưng sẽ không hiệu quả trong thực tế”.
Bà Sen cũng đưa ra một nhận xét quan trọng trong nhận định của mình về mức trần giá dầu. Theo bà Sen, ý tưởng rằng các quốc gia trên thế giới có cùng quan điểm với các chính trị gia phương Tây về bất kỳ điều gì, đặc biệt là an ninh năng lượng, là quan niệm sai lầm lớn nhất hiện nay.
Điều này về cơ bản cho thấy rằng các tổng thống và thủ tướng G7 có thể đưa ra ý tưởng giới hạn giá dầu để trừng phạt Nga, nhưng phần còn lại của thế giới có quan điểm khác và có thể khó thay đổi.
Trong một phân tích gần đây cho Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, chuyên gia tư vấn về các vấn đề quốc tế Sergei Vakulenko đã nhận định rằng giả định Nga sẽ không trả đũa đối với động thái giới hạn giá dầu có thể là sai.
Do đó, có hai trở ngại khá lớn đối với các nguyên thủ quốc gia G7 và chính phủ của các nước này. Đầu tiên là tìm ra chính xác cách áp đặt trần giá dầu. Kịch bản về bảo hiểm nghe có vẻ hợp lý, mặc dù có những nghi ngờ rằng kịch bản này cuối cùng sẽ có hại cho các công ty bảo hiểm thay vì Nga.
Trở ngại thứ hai là giả định rằng Nga sẽ không làm gì cả. Đó là một giả định nguy hiểm. Báo cáo của JP Morgan đã ước tính rằng nếu Nga quyết định ngừng xuất khẩu để đáp trả, giá dầu có thể tăng lên 380 USD/thùng.
Ngoài ra còn có một vấn đề khác: G7 đang hết thời gian để giới hạn giá dầu của Nga. EU sẽ thực hiện lệnh cấm vận đối với tất cả các hoạt động nhập khẩu dầu từ đường biển của Nga vào cuối năm nay. Mỹ đã cấm nhập khẩu hydrocacbon của Nga. Giới hạn giá sau khi lệnh cấm vận của châu Âu có hiệu lực sẽ không có ý nghĩa gì.
Trong 3 tháng, Nga thu về 24 tỷ USD nhờ bán năng lượng cho Trung Quốc, Ấn Độ
Nga thu về 24 tỷ USD nhờ bán năng lượng cho Trung Quốc và Ấn Độ chỉ trong ba tháng sau khi cuộc chiến nổ ra ở Ukraine.
Điều này cho thấy giá năng lượng toàn cầu cao đang làm giảm tác dụng các biện pháp trừng phạt Nga mà phương Tây áp đặt.
Một cơ sở lọc dầu của Nga. Ảnh: The Moscow Times/TTXVN
Theo trang mạng Bloomberg, dữ liệu hải quan mới nhất cho thấy Trung Quốc đã chi 18,9 tỷ USD để mua dầu, khí đốt và than đá của Nga trong 3 tháng tính đến cuối tháng 5, gần gấp đôi số tiền một năm trước đó. Trong khi đó, Ấn Độ chi 5,1 tỷ USD trong cùng kỳ, gấp hơn 5 lần giá trị một năm trước. Như vậy, hai quốc gia này đã chi 24 tỷ USD để mua năng lượng của Nga, tức là tăng thêm 13 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021.
Động thái của Trung Quốc và Ấn Độ đã giúp Nga bù đắp khoản doanh thu bị hụt khi Mỹ và một số quốc gia khác đã tạm dừng hoặc giảm mua năng lượng Nga. Các lệnh cấm đã đẩy giá các nguồn cung cấp thay thế tăng vọt và gia tăng lạm phát, có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoái.
Bà Lauri Myllyvirta, nhà phân tích tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, cho biết: "Về cơ bản, Trung Quốc đang mua mọi thứ mà Nga có thể xuất khẩu qua đường ống và các cảng ở Thái Bình Dương. Ấn Độ là người mua chính các loại hàng hóa ở Đại Tây Dương mà châu Âu không còn muốn mua nữa".
Hoạt động tăng cường mua năng lượng Nga nói trên sẽ không sớm kết thúc, cho dù giá năng lượng cao hơn nhiều so với thời điểm này năm ngoái. Mức giá nói chung vẫn cao thậm chí kể cả khi Nga đã giảm giá mạnh hàng hóa để kích thích người mua.
Theo bà Myllyvirta, trên cơ sở khối lượng, lượng nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng chậm trong tháng 6, trong khi Ấn Độ có thể có động lực tăng cường mua hơn nữa trong những tháng tới khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với dầu Nga có hiệu lực.
Theo nghiên cứu của bà Myllyvirta, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn xếp sau châu Âu về tổng doanh số trong năm nay. Tuy nhiên, lượng mua của châu Âu sẽ tiếp tục giảm khi lệnh cấm nhập khẩu than và dầu có hiệu lực và khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một số khách hàng châu Âu.
Nga có mối quan hệ thương mại và chiến lược lâu đời với Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài giảm giá mạnh, Nga cũng chấp nhận thanh toán bằng nội tệ để duy trì dòng chảy thương mại mạnh mẽ sang các nước này trong năm nay.
Trung Quốc là nhà nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới và có các đường ống chuyên dụng cho dầu và khí đốt ở Siberia. Ngay cả khi mức tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc bị hạn chế trong nửa đầu năm 2022 một phần do COVID-19, thì Trung Quốc cũng vẫn chi nhiều hơn để mua năng lượng Nga. Nguyên nhân là dù khối lượng mua giảm nhưng giá lại cao.
Số tiền Ấn Độ chi ra để mua năng lượng Nga sau cuộc chiến ở Ukraine còn đáng lưu ý hơn nhiều, vì nước này không có biên giới trên bộ với Nga và các cảng của nước này thường quá xa nên khó vận chuyển tiết kiệm chi phí.
Ấn Độ đã chi 8,8 tỷ USD để nhập khẩu xăng dầu và than đá từ ngày 24/2 đến ngày 30/6, nhiều hơn mức chi cho tất cả hàng hóa của Nga trong cả năm 2021.
Ngoài mua nhiều dầu và than, Ấn Độ còn nhập khẩu ba chuyến hàng khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga kể từ khi chiến tranh ở Ukraine bắt đầu. Trong khi đó, năm ngoái, Ấn Độ chỉ nhập một chuyến hàng.
Ông Wei Cheong Ho, nhà phân tích của Rystad Energy, cho biết: "Trong lịch sử, Ấn Độ mua rất ít dầu của Nga, nhưng cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh cấm vận dầu có nguồn gốc từ Nga mà Liên minh châu Âu áp đặt đã dẫn đến tái cân bằng trong dòng chảy thương mại dầu".
Australia, Anh thắt chặt các biện pháp trừng phạt Nga Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 3/7 tuyên bố nước này sẽ tăng cường các biện pháp trừng phạt Nga, theo đó sẽ bổ sung áp đặt trừng phạt và cấm đi lại đối với 16 cá nhân gồm các bộ trưởng và nhà tài phiệt Nga, nâng tổng số công dân Nga bị Canberra áp đặt trừng phạt lên 843 người. Ngoài...