Lý do hàng tỷ con cua biến mất quanh vùng Alaska
Các ngư dân và nhà khoa học rất lo ngại khi hàng tỷ con cua biến mất khỏi biển Bering gần Alaska. Nguyên nhân được cho không phải do đánh bắt quá mức.
Theo CNN, các chuyên gia giải thích rằng không phải do đánh bắt quá mức mà có khả năng chính là do nước biển ấm lên đột ngột đã khiến quá trình trao đổi chất của loài cua tăng tốc và làm chúng chết đói.
Nhưng sự diệt vong khủng khiếp của loài cua dường như chỉ là một tác động của quá trình chuyển đổi lớn đang diễn ra trong khu vực – được các nhà khoa học báo cáo trong một nghiên cứu mới được công bố hôm 21/8 với tiêu đề: Parts of the Bering Sea are literally becoming less Arctic (Một phần của biển Bering đang mất đi đặc tính Bắc Cực).
Nghiên cứu từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ phát hiện rằng sự nóng lên, băng ở phía đông nam biển Bering – loại điều kiện thường thấy ở các vùng cận Bắc Cực – tan đi hiện tại có khả năng xảy ra cao hơn khoảng 200 lần so với trước khi con người bắt đầu đốt nhiên liệu hóa thạch làm nóng hành tinh.
Michael Litzow, tác giả chính của nghiên cứu và là giám đốc phòng thí nghiệm Kodiak của Alaska thuộc NOAA Fisheries, cho biết nghiên cứu nhấn mạnh về việc hệ sinh thái biển Bering đã thay đổi như thế nào so với trước đây.
Sự biến mất của hàng tỷ con cua ở vùng biển Bắc Cực được cho là do nước biển ấm lên. Ảnh: Bloomberg.
Video đang HOT
Cua tuyết, một loài cua nước lạnh ở Bắc Cực, phát triển mạnh ở những khu vực có nhiệt độ nước dưới 2 độ C, mặc dù chúng có thể hoạt động trong vùng nước có nhiệt độ lên tới 12 độ C.
Đợt nắng nóng trên biển năm 2018 và 2019 đặc biệt gây ra cái chết hàng loạt của loài cua. Nước ấm hơn khiến quá trình trao đổi chất của cua tăng lên, nhưng không có đủ thức ăn để chúng theo kịp. Hàng tỷ con cua cuối cùng chết đói, khiến ngành đánh bắt cá của Alaska bị tàn phá trong những năm tiếp theo.
Cua tuyết là loài có giá trị thương mại lớn, lên tới 227 triệu USD một năm, theo nghiên cứu được công bố mới đây. Litzow cho biết ngành công nghiệp này cần phải thích ứng nhanh chóng.
“Chúng ta sẽ kinh doanh theo cách khác như thế nào sự nóng lên ngày càng trở nên tồi tệ hơn đối với nghề đánh bắt cua tuyết?”, ông nói, lưu ý rằng “hy vọng” mọi thứ sẽ phục hồi trong thời gian ngắn, vì khu vực này cho đến nay vẫn lạnh và cua tuyết non mới đã sinh sản, nhưng ông cảnh báo “khả năng điều kiện sẽ tiếp tục xấu” trong những năm tới.
Sự suy giảm của loài cua tuyết Alaska báo hiệu sự thay đổi hệ sinh thái rộng hơn ở Bắc Cực, khi đại dương ấm lên và băng trên biển biến mất. Các chuyên gia cho biết đại dương xung quanh Alaska hiện tại đang trở nên không thích hợp cho một số loài sinh vật biển, bao gồm cua hoàng đế đỏ và sư tử biển.
Sự suy giảm của loài cua báo hiệu sự thay đổi lớn hơn về mặt sinh thái. Ảnh: Alaska Department of Fish and Game.
Biển Bering ấm hơn cũng đang chào đón những loài mới, đe dọa những loài đã sống lâu đời trong vùng nước lạnh giá, nguy hiểm này như loài cua tuyết.
Thông thường, có một rào cản nhiệt độ trong đại dương giúp ngăn các loài như cá tuyết Thái Bình Dương đến được môi trường sống cực lạnh của loài cua. Nhưng trong đợt nắng nóng hồi 2018-2019, cá tuyết Thái Bình Dương đã có thể đến những vùng nước bị ấm lên này và ăn một phần những gì còn sót lại của quần thể cua tuyết.
Robert Foy, giám đốc Trung tâm Khoa học Nghề cá Alaska, nói với CNN: “Chúng tôi đã quan sát thấy sự thay đổi về phân bố loài và sự không phù hợp giữa con mồi và động vật ăn thịt, góp phần làm suy giảm một số loài như cá tuyết Thái Bình Dương ở vịnh Alaska”.
Foy, người không tham gia vào nghiên cứu lần này, cho biết những thay đổi lớn về hệ sinh thái này đang đặt ra “những thách thức và cơ hội mới cho khoa học và quản lý nghề cá”.
Ông nói thêm rằng các nhà quản lý nghề cá đang nỗ lực kết hợp các công nghệ mới như máy bay không người lái và trí tuệ nhân tạo để “phát hiện và ứng phó nhanh hơn với những thay đổi về môi trường và phản ứng sinh thái”.
Các nhà khoa học báo cáo rằng vùng Bắc Cực đã ấm lên nhanh gấp 4 lần so với phần còn lại của hành tinh. Litzow gọi những gì đang xảy ra ở biển Bering là “dấu hiệu báo trước” cho những gì sắp xảy ra.
“Tất cả chúng ta cần nhận ra tác động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi rất chú ý đến sự thay đổi này vì sinh kế của mọi người phụ thuộc vào chúng”, ông nói.
Cá voi Sei khổng lồ tái xuất sau 100 năm
Sau một thế kỷ vắng bóng do nạn săn bắt, những con cá voi Sei khổng lồ màu xanh xám đang quay trở lại vùng biển Patagonia của Argentina.
Cá voi Sei - Ảnh: marinebio.org
Vào những năm 1920 và 1930, hoạt động săn bắt cá voi dọc theo bờ biển Argentina và nhiều nơi khác đã khiến số lượng cá voi Sei sụt giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhờ lệnh cấm săn bắt cá voi toàn cầu vì mục đích thương mại được áp dụng trong 50 năm qua, quần thể cá voi Sei cùng nhiều loài khác đã có cơ hội hồi sinh.
Ông Mariano Coscarella, nhà sinh vật học và chuyên gia nghiên cứu hệ sinh thái biển tại CONICET - cơ quan khoa học nhà nước Argentina, chia sẻ: "Cá voi Sei biến mất không phải do tuyệt chủng mà do bị săn bắt đến mức không ai nhìn thấy chúng nữa".
Ông Coscarella cho biết việc phục hồi số lượng cá voi Sei đến mức có thể nhìn thấy thường xuyên ngoài khơi Argentina có thể mất nhiều thập kỷ.
Ông cho biết cá voi Sei sinh sản 2-3 năm một lần, vì vậy phải mất gần 100 năm để số lượng của loài cá này tăng lên mức đáng kể để mọi người nhận ra sự hiện diện của chúng.
Tháng trước, nhóm nghiên cứu đã gắn thiết bị theo dõi qua vệ tinh lên một số cá voi Sei để lập bản đồ hành trình di cư của chúng. Họ đã ghi lại hình ảnh của những con cá voi này từ thuyền, máy bay không người lái và dưới nước.
Ông Coscarella khẳng định đây là minh chứng cho thành công của công tác bảo tồn trên quy mô toàn cầu, đồng thời nhấn mạnh rằng lệnh cấm săn bắt cá voi toàn cầu đóng vai trò then chốt trong việc gia tăng số lượng cá voi Sei.
Loài cá voi lớn thứ ba
Với chiều dài có thể tới 20,5m và nặng đến 75 tấn, cá voi Sei là loài cá voi lớn thứ ba sau cá voi xanh và cá voi vây. Chúng cũng là một trong số động vật biển có vú có tốc độ nhanh nhất, có thể đạt tốc độ lên đến 50km/h trong quãng đường ngắn.
Cá voi Sei sinh sống chủ yếu ở các đại dương và các vùng biển liền kề, ưa thích vùng biển ngoài khơi nước sâu. Mỗi ngày chúng tiêu thụ trung bình khoảng 900kg thức ăn, chủ yếu là các sinh vật phù du, động vật giáp xác nhỏ và các nhuyễn thể.
Bán nhà 3,3 tỷ để mua con cua giả, cô gái 'mất hồn' khi nghe chuyên gia định giá Giá trị của món đồ này vượt xa sức tưởng tượng của mọi người. Ở Trung Quốc, một cô gái họ Trần đã đổi căn nhà 1 triệu NDT (tương đương 3,3 tỷ đồng) mà bố mẹ mua cho để lấy một con cua. Quyết định của cô từng khiến nhiều người tranh cãi. Cô gái này đặc biệt yêu thích các di...