Lý do Hải quân Mỹ thay thế pháo hạm Mk 110 bằng loại nhỏ hơn?
Hải quân Mỹ đã quyết định thay thế pháo phụ trên tàu khu trục DDG1000 Zumwalt bằng loại pháo có đường kính nhỏ hơn. Thông thường, nòng pháo càng to thì khả năng tác chiến càng mạnh. Chính vì thế, việc Mỹ thay thế pháo MK110 57 mm bằng pháo MK46 30mm đã thu hút sự chú ý của giới chuyên gia quân sự.
Giám đốc dự án DDG1000, ông Jim Downey cho biết, pháo hạm 57 mm đã được lựa chọn lắp đặt trên tàu khu trục DDG1000, nó thường được sử dụng trong tác chiến gần bờ, hoặc sử dụng cho các tàu bảo vệ bờ biển. Tuy nhiên theo ông Jim Downey, thì Mỹ đã đánh giá quá cao khả năng tác chiến của loại pháo này. Ông cho biết, theo kết quả thử nghiệm thực tế thì pháo 57 mm không đáp ứng được yêu cầu tác chiến đặt ra.
Tàu khu trục DDG1000 Zumwalt.
Đáng chú ý, nhóm dự án đã tiến hành đánh giá so sánh giữa pháo hạm Mk110 và Mk 46, họ đã phát hiện pháo hạm Mk46 30mm đã đáp ứng nhu cầu đặt ra của dự án.
“Hiệu suất chính xác của Mk46 đáp ứng, thậm chí vượt qua yêu cầu tiêu chuẩn của dự án”, ông Downey nói.
Trước thông tin này, nhà cung cấp pháo hạm Mk 110, công ty BAE Systems từ chối đưa ra bình luận. Ông Downey cũng từ chối cung cấp thông tin chi tiết về lý do thay thế này, nhưng ông thừa nhận rằng việc từ bỏ pháo hạm Mk 110 là kết quả “không mong muốn”.
Theo kết quả đánh giá vào cuối năm 2012, nhóm dự án đã sớm quyết định trang bị pháo hạm Mk 46 thay cho Mk 110, tuy nhiên quyết định này vẫn chưa được công bố rộng rãi, mãi tới tháng 4 năm nay, tàu khu trục DDG 1000 Zumwalt mới được công khai tới công chúng.
“Khi tác chiến với biên đội tàu chiến cỡ nhỏ trong phạm vi 1 dặm, lúc đó pháo hạm 30 mm sẽ phát huy khả năng ứng phó hiệu quả, còn pháo hạm 57 mm sẽ không đáp ứng nhu cầu đặc biệt đó.
Một số nhà bình luận tin rằng, trọng lượng của các loại pháo hạm này cũng là một trong nguyên nhân dẫn tới sự thay thế này. Trọng lượng bao gồm đạn của pháo Mk110 là từ 12-14 tấn, trong khi đó trọng lượng của Mk 46 chỉ khoảng 2 tấn. Tuy nhiên, ông Downey cho biết sự thay thế của pháo hạm không chỉ phụ thuộc ở trọng lượng, lý do trọng lượng chỉ là cách chuyển sự chú ý của giới quân sự.
Theo Dân Việt
Video đang HOT
Sức mạnh pháo hạm AK-176 trên tàu chiến Việt Nam
Ngày 24/6, Nga đã tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm phục vụ của loại pháo hạm nổi tiếng thế giới AK-176 hiện đang được sử dụng rất phổ biến trong Hải quân nhân dân Việt Nam.
AK-176 là loại pháo hạm tự động thế hệ mới, được thiết kế bởi Viện nghiên cứu khoa học Burevestnik (Nizhny Novgorod) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không, mặt nước và các mục tiêu ven biển, hỗ trợ hỏa lực cho các đơn vị bộ binh trên đất liền một cách hiệu quả.
AK-176 được phát triển để trang bị cho các tàu chiến nhỏ có lượng giãn nước khoảng 300 tấn, đã được chuyển giao vào cuối những năm 1960.
Hiện nay, AK-176 được trang bị cho nhiều loại chiến hạm khác nhau cả trong nội địa nước Nga lẫn xuất khẩu cho các đối tác nước ngoài.
AK-176 được bao bọc bởi 1 tháp kín bảo vệ bên ngoài, pháo hoạt động tự động hoàn toàn, được điều khiển bởi radar hỏa lực MR-123-02/76.
Tuy nhiên ngay cả khi thiếu radar AK-176 vẫn có thể bắn tốt nhờ hệ thống kính ngắm quang học bên trong tháp pháo. Trong trường hợp nguồn điện bị hỏng, AK-176 vẫn có khả năng khai hỏa thủ công
Cuối thập niên 1980, biến thể nâng cấp AK-176M ra đời, được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực mới đi kèm một thiết bị ngắm vô tuyến và thiết bị đo xa laser.
Cách đây không lâu (trong giai đoạn 2003 - 2007), Viện nghiên cứu Burevestnik đã cùng với Nhà máy chế tạo máy Nizhny Novgorod cho ra đời biến thể nâng cấp mới nhất của pháo hạm AK-176 mang tên AK-176M1 với trọng lượng nhẹ và hiệu quả chiến đấu cao hơn.
Pháo hạm AK-176 đã được đưa vào phục vụ từ năm 1979, nhưng cho đến nay nó vẫn là một trong những loại vũ khí hải quân được sử dụng phổ biến nhất thế giới với độ bền và độ tin cậy cao.
Về đặc điểm, tính năng kỹ thuật, pháo có trọng lượng 16,8 tấn, chiều cao 2,6 mét, sử dụng đạn AK-726 cỡ 76,2mm có sơ tốc đầu nòng 980 m/s và tốc độ bắn tối đa 120 phát/phút với 152 viên đạn sẵn sàng khai hỏa. AK-176 có tầm bắn tối đa là 15,5 km và tầm bắn hiệu quả là 10 km.
AK-176 trên tàu tên lửa đệm khí Samum của Hạm đội Biển Đen, Hải quân Nga.
Ở Việt Nam, pháo hạm AK-176 được trang bị phổ biến trên các tàu tên lửa cao tốc Molniya (cả hai biến thể 1241RE và 1241.8), tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP, tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ (lớp Gepard 3.9) và tàu tên lửa BPS-500.
AK-176 trên tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng HQ-011.
AK-176 trên tàu pháo TT-400TP do Việt Nam tự đóng.
AK-176 trên tàu tên lửa cao tốc Molniya 1241RE.
AK-176 trên tàu tên lửa cao tốc Molniya 1241.8
AK-176 trên tàu tuần tra tàu tuần tra lớp Svetlyak.
Theo Tri Thức
Sắp thử nghiệm hỏa lực cho 2 tàu "Tia chớp" Molniya Theo tin cho biết, đến tháng 5 tới, dự kiến Việt Nam sẽ bắt đầu thử nghiệm hỏa lực cho các tàu tên lửa lớp "Molniya" (Tia chớp). Ngày 15-04, ông Oleg Belkov - tổng giám đốc nhà máy đóng tàu Rybinsk, trên sông Volga, nơi phát triển mẫu tàu này cho biết, Việt Nam sắp thử nghiệm hỏa lực trên các tàu...