Lý do em bé ở Quảng Ninh có da như vảy cá
Tình trạng da có vảy như vảy cá, khô và cứng là do bệnh mạn tính hiếm Harlequin Ichthyosis, khiến da dày cộp, căng nứt liên tục.
Bác sĩ Đỗ Mạnh Hà, Khoa sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết Harlequin Ichthyosis là bệnh lý thuộc nhóm bệnh di truyền gene lặn với tỷ lệ mắc khoảng 1/500.000. Một bé sơ sinh vừa chào đời tại bệnh viện này mắc chứng vảy cá.
Bệnh hình thành do rối loạn trong quá trình phát triển tổ chức da toàn thân, biểu hiện da khô, giảm sự co giãn trên khắp cơ thể, đặc biệt các vùng tiếp giáp niêm mạc như mắt, mũi, tai, miệng, sinh dục…
Bệnh làm cho hạ bì dày gấp nhiều lần so với bình thường và tốc độ da phát triển nhanh. Harlequin Ichthyosis được chia làm 9 thể, thể nặng nhất biểu hiện tăng sinh sừng hóa nhiều lần hơn so với các thể khác.
Các nhà khoa học phát hiện nguyên nhân của căn bệnh này là do đột biến gene ABCA12. Khi cả cha và mẹ đều là người mang mầm bệnh, có 25% khả năng con cái sẽ mắc bệnh. Bệnh Harlequin ichthyosis được chẩn đoán thông qua xét nghiệm di truyền. Tuy nhiên, các xét nghiệm di truyền không thể giúp chẩn đoán được mức độ trầm trọng của bệnh.
Một đứa trẻ bị bệnh Harlequin ichthyosis sinh ra sẽ có làn da đỏ và có vảy trong suốt cuộc đời. Ảnh: Medindia
Bác sĩ Hà cho biết, trẻ mắc bệnh Harlequin ichthyosis biểu hiện ngay khi mới sinh. Da của trẻ sơ sinh được bao phủ bởi các mảng dày, hình kim cương giống như vảy cá trên khắp cơ thể, bao gồm cả mặt.
Video đang HOT
Khi da bị kéo chặt làm cho vảy nứt và tách ra. Lớp da khô cứng này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng bao gồm: mí mắt lật từ trong ra ngoài, không nhắm được mắt, môi bị kéo căng, hở miệng, khó khăn trong việc ăn uống, tai dính với đầu… Kèm theo đó là khả năng vận động hạn chế, khó thở, xuất huyết, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Những triệu chứng này gây khó khăn trong việc hô hấp, cản trở thành ngực phát triển nên trẻ liên tục bị thiếu dưỡng khí và bị suy hô hấp.
“Đặc biệt, các vùng ngọn chi do da mất khả năng đàn hồi co giãn dễ dẫn đến hoại tử, rụng ngón…”, bác sĩ nói.
Trẻ bị bệnh Harlequin ichthyosis sinh ra sẽ có làn da đỏ và có vảy trong suốt cuộc đời. Bệnh lý này ở các thể nhẹ nếu được chăm sóc tốt, sau một tháng tuổi thì có cơ hội hồi phục và hòa nhập cộng đồng. Nếu không được điều trị, các triệu chứng của bệnh Harlequin ichthyosis thay đổi theo tuổi và có xu hướng nghiêm trọng hơn.
Khi lớn lên, trẻ mắc bệnh Harlequin ichthyosis có thể bị chậm phát triển thể chất. Cùng với đó là các bất thường trên khuôn mặt, giảm thính lực do tích tụ vảy trong tai, nhiễm trùng da tái phát, thân nhiệt nóng do lớp vảy cản trở quá trình tiết mồ hôi…
Trong điều trị, trẻ cần được chăm sóc đặc biệt như nằm trong lồng ấp được sưởi ấm với độ ẩm cao, trẻ ăn bằng ống sonde dạ dày giúp ngăn ngừa suy dinh dưỡng, chống nhiễm khuẩn và mất nước.
Các phương pháp điều trị ban đầu khác nhằm ngăn nhiễm trùng và mất nước, hỗ trợ hô hấp, bôi trơn để bảo vệ các giác quan, đặc biệt là mắt. Bệnh không điều trị được dứt điểm, chủ yếu là giữ cho da đủ ẩm và sạch để tránh nét, nhiễm trùng.
Trước đây, trẻ sinh ra bị bệnh Harlequin ichthyosis chỉ có thể sống sót sau vài ngày thời gian sống thường ngắn do khó chăm sóc và chống nhiễm khuẩn. Nhưng hiện nay, vấn đề này có thể được cải thiện bằng chăm sóc tích cực và việc sử dụng retinoid dạng uống. Những người vượt qua giai đoạn sơ sinh có tuổi thọ kéo dài đến 20 năm và hơn nữa.
Bác sĩ khuyến cáo các bậc cha mẹ khi muốn mang thai mà lo lắng về tiền sử gia đình mắc bệnh Harlequin ichthyosis, nên đi khám để được tư vấn và kiểm tra tiền hôn nhân. Trong trường hợp đã mang thai, có thể thực hiện các xét nghiệm di truyền với các mẫu da, máu hoặc nước ối để chẩn đoán sớm.
Quá nhiều bạn tình nhưng chưa thể kết hôn, nam thanh niên lo sợ đi gửi tinh trùng
Gửi tinh trùng đang là xu hướng của nhiều nam giới, đặc biệt là những người chưa có nhu cầu lập gia đình nhưng vẫn muốn trữ lại 'con giống' trong "tuổi vàng" của mình.
Muôn nẻo lý do
Tại trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Nguyễn Thế M. 24 tuổi, quê Quảng Ninh đến tìm nhân viên y tế để xin tư vấn gửi tinh trùng. Khi được hỏi lý do vì sao phải gửi tinh trùng, M. thành thật vì muốn trữ lại tinh trùng tốt nhất cho việc sinh con sau này.
M có biệt danh "sát gái" nên cậu thay đổi người yêu như thay áo và có rất nhiều bạn tình. Đời sống tình dục của M. được xem là thái quá. Cậu sợ sau này khi tìm được ý chung nhân thì chất lượng "con giống" không còn tốt nữa nên muốn gửi tinh trùng của mình vào ngân hàng.
Trường hợp khác là nam thanh niên Đỗ Quốc T. trú tại Hà Nội. T. 23 tuổi, cậu đến gửi tinh trùng vì hai tuần trước T. bị lên quai bị sau đó có hiện tượng đau tinh hoàn. T. lên mạng tra cứu thì lờ mờ đoán ra quai bị biến chứng vào tinh hoàn nên T. đã đến trung tâm hỗ trợ sinh sản để gửi tinh trùng. Vì mới bị nên tinh trùng trong bìu tinh hoàn vẫn còn dự trữ. Trường hợp của T. nếu chậm trễ không gửi tinh trùng sẽ dẫn tới teo tinh hoàn và không còn khả năng có tinh trùng.
Quan hệ quá nhiều bạn tình, nam sinh hốt hoảng đi gửi tinh trùng
TS Nguyễn Mạnh Hà - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết việc đi gửi tinh trùng như trường hợp của T. không phải không có cơ sở, khi thống kê cho thấy rất nhiều trường hợp nam giới có tinh trùng bất thường, tinh trùng yếu, dị dạng hoặc xuất tinh nhưng không có tinh trùng, có tiền sử bị quai bị.
Không chỉ những lý do trên, TS Hà cho biết tại trung tâm cũng có những trường hợp mắc ung thư, thường từ 20 - 50 tuổi tìm đến trung tâm vì lo hoá trị, xạ trị ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
Những ai nên gửi
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Phúc Hoàn - trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chia sẻ câu chuyện của trường hợp anh Đ. V. M. 28 tuổi, Bắc Ninh. Anh M. bị ung thư gan giai đoạn cuối, người gầy tong teo, tóc đã rụng gần hết do điều trị hoá chất, đi lại chậm chạp nhưng nhất quyết đòi gửi tinh trùng để sau này vợ mang bầu.
Sau khi anh M. qua đời, chị S. vợ của anh đã đến lấy tinh trùng để làm hỗ trợ sinh sản. Sau đó, chị S. đã sinh con bằng tinh trùng của chồng đã gửi. Cháu bé sinh ra khỏe mạnh và đang sống với mẹ và ông bà nội hạnh phúc.
Ngày nay, ngân hàng tinh trùng không còn là một khái niệm xa lạ. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, ngân hàng tinh trùng đã được thành lập tại nhiều quốc gia Châu Âu. Ở Việt Nam, năm 1995, ngân hàng tinh trùng đầu tiên được thành lập tại bệnh viện Từ Dũ. Tới nay đã có 15 ngân hàng tinh trùng đang hoạt động trên cả nước.
Theo TS Hà gửi tinh trùng dễ hơn gửi trứng. Bác sĩ sẽ giúp các nam giới lấy tinh trùng dễ dàng trong một phòng đặc biệt. Trường hợp không có tinh trùng trong tinh dịch sẽ được bác sĩ sử dụng kỹ thuật chọc từ mào tinh hoặc mô tinh hoàn để lấy tinh trùng hay không (PESA/TESE). Khi lấy mẫu tinh trùng xong, mẫu tinh trùng này cũng sẽ được sàng lọc, đánh mã số cụ thể từng người rồi gửi vào ngân hàng. Bảo mật và mã định danh qua nhiều bước vô cùng chặt chẽ nên không có chuyện nhầm lẫn mẫu.
Ngân hàng tinh trùng đây là nơi lưu giữ tinh trùng của những người gửi và hiến tinh trùng trong những trường hợp: người đi công tác xa, người sang nước ngoài, người chuẩn bị làm việc trong những môi trường nguy hiểm, nhiều hóa chất, người chuẩn bị điều trị ung thư, người bị tai nạn liệt nửa người...
Sau khi xét nghiệm, sàng lọc thì các mẫu tinh trùng sẽ được đưa đi đông lạnh trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196 độ C. Một mẫu tinh trùng như vậy có thể sử dụng tốt sau nhiều năm lưu giữ, thậm chí là vài chục năm. Hình thức lưu giữ tinh trùng này cũng cho thấy, nó đã đem lại hạnh phúc cho rất nhiều cặp vợ chồng. Thời gian gửi tinh trùng dự kiến khoảng 20 năm, chi phí gửi tinh trùng từ 1,5 đến 3 triệu đồng/năm tính ra chỉ bằng vài cốc trà đá mỗi ngày mà nam giới không lo mất giống.
Hiệu quả kỹ thuật chẩn đoán và sàng lọc phôi tiền làm tổ Hỗ trợ sinh sản là lĩnh vực đã được quan tâm đầu tư phát triển mạnh, đang trở thành một trong những kỹ thuật mũi nhọn của ngành Y tế Quảng Ninh nói chung, Bệnh viện Sản Nhi nói riêng. Trong đó, chẩn đoán và sàng lọc phôi tiền làm tổ (PGD/PGS) là kỹ thuật chuyên sâu đã được áp dụng hiệu quả...