Lý do dự luật “đại diện nước ngoài” gây hỗn loạn ở Gruzia
Trong khi Chính phủ Gruzia cho rằng dự luật này là cần thiết để thúc đẩy tính minh bạch, chống lại “các giá trị tự do giả tạo” do nước ngoài thúc đẩy, những người chỉ trích lập luận dự luật này sẽ “hạn chế dân chủ và tự do báo chí”, đồng thời cũng sẽ gây nguy hiểm cho nỗ lực gia nhập EU của Gruzia.
Quốc hội Gruzia đã thông qua dự luật “đại diện nước ngoài” gây tranh cãi hôm 14/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Quốc hội Gruzia (Georgia) đã thông qua dự luật “minh bạch về ảnh hưởng của nước ngoài” mới – còn được gọi là luật “đại diện nước ngoài” hôm 14/5 – bất chấp các cuộc biểu tình rầm rộ đã làm rung chuyển thủ đô Tbilisi trong vài tuần qua. Sau khi dự luật được thông qua, hàng nghìn người biểu tình đã đụng độ với cảnh sát bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở trung tâm Tbilisi.
Dự luật mới ban đầu được đề xuất bởi đảng Giấc mơ Gruzia, đảng nắm quyền từ năm 2012, nhưng đã bị rút lại sau các cuộc biểu tình phản đối. Dự luật này đã được giới thiệu lại vào tháng 3 năm nay sau khi Thủ tướng mới, ông Irakli Kobakhidze, nhậm chức, dẫn đến các cuộc biểu tình trong suốt tháng 4 và vấp phải sự đàn áp bạo lực và bắt giữ của cảnh sát chống bạo động. Vậy dự luật này có nội dung gì và tại sao nó lại gây tranh cãi?
Dự luật mới, được thông qua với 84 phiếu thuận trong số 150 thành viên của Quốc hội Gruzia, yêu cầu các tổ chức phi chính phủ (NGO) và các cơ quan truyền thông có hơn 20% nguồn tài trợ đến từ bên ngoài Gruzia phải đăng ký làm cơ quan “theo đuổi lợi ích của một thế lực nước ngoài”.
Nếu họ từ chối và không tiết lộ thông tin nhạy cảm về nguồn tài trợ nước ngoài, họ sẽ bị phạt 25.000 lari (9.360 USD), tiếp theo là mức phạt bổ sung 20.000 lari (7.490 USD) cho mỗi tháng không tuân thủ sau đó.
Các tổ chức phi chính phủ và truyền thông lo ngại sẽ bị buộc phải đóng cửa nếu không tuân thủ. Eka Gigauri, người đứng đầu chi nhánh Tổ chức Minh bạch Quốc tế Gruzia, tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng đã hoạt động ở nước này được 24 năm, nói với kênh France24 của Pháp: “Điều đó ngụ ý là họ có thể phong tỏa tài sản của chúng tôi”.
Video đang HOT
Chính phủ Gruzia cho rằng dự luật này là cần thiết để thúc đẩy tính minh bạch, chống lại “các giá trị tự do giả tạo” do nước ngoài thúc đẩy và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Thủ tướng Kobakhidze, người ủng hộ mạnh mẽ dự luật, cho rằng nếu chính quyền không thông qua, Gruzia sẽ mất chủ quyền và “dễ dàng chịu chung số phận với Ukraine”.
Chính phủ Gruzia cũng lập luận rằng dự luật mới tương tự như luật minh bạch ở các nước phương Tây – chẳng hạn như Đạo luật đăng ký đại diện nước ngoài ở Mỹ và các điều khoản tương tự ở Pháp và các nước thuộc EU khác.
Về phần mình, Tổng thống Gruzia Salome Zourabichvili gọi dự luật này là “bản sao” của dự luật ở Nga trong một cuộc phỏng vấn với kênh CNN. Hiện dự luật có khả năng phải đối mặt với sự phủ quyết của Tổng thống Zourabichvili. Tuy nhiên, Quốc hội Gruzia có thể bác bỏ quyền phủ quyết này bằng cách tổ chức một cuộc bỏ phiếu bổ sung về dự luật.
Trong khi đó, những người chỉ trích cho rằng dự luật này sẽ “hạn chế dân chủ và tự do báo chí”, đồng thời cũng sẽ gây nguy hiểm cho nỗ lực gia nhập EU của Gruzia. Gruzia đã nộp đơn xin gia nhập EU vào năm 2022 và được cấp tư cách ứng cử viên vào tháng 12 năm ngoái. Một số nhà phê bình cũng cho rằng dự luật sẽ đưa Gruzia xích lại gần Nga hơn.
Các nhân viên tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động và nhà báo nói rằng họ lo sợ bị “quấy rối” ở Gruzia do dự luật mới này. Các tổ chức trên cũng lo sợ mất nguồn tài trợ vì nhiều tổ chức chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ nước ngoài.
Dự luật không chỉ gây tranh cãi ở Gruzia. Mỹ và EU cũng đã bày tỏ quan ngại và hoàn toàn không đồng ý với lập luận của Chính phủ Gruzia rằng luật mới của họ tương tự như luật minh bạch được thông qua ở các nước phương Tây.
Ngày 15/5, EU đã kêu gọi Gruzia thu hồi luật “đại diện nước ngoài” gây tranh cãi, đồng thời cảnh báo văn kiện này sẽ cản trở tham vọng gia nhập khối của nước này. Tuyên bố của Đại diện cấp cao của EU về chính sách an ninh và đối ngoại, ông Josep Borrell cùng Ủy viên Mở rộng châu Âu Oliver Varhelyi nhấn mạnh: “Việc thông qua luật này tác động tiêu cực đến tiến trình của Gruzia trên lộ trình gia nhập EU… Sự lựa chọn con đường phía trước nằm trong tay Gruzia. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Gruzia thu hồi luật này”.
Trước đó, Nhà Trắng cảnh báo sẽ “đánh giá lại” mối quan hệ với Gruzia sau khi Tbilisi thông qua đạo luật hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre kêu gọi Tổng thống Gruzia phủ quyết luật sau khi Quốc hội nước này thông qua, trong khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel gửi thông điệp rằng Gruzia vẫn còn thời gian để “thay đổi hướng đi”.
Ukraine lo nguồn viện trợ từ Mỹ bị gián đoạn
Theo tờ Politico của Mỹ ngày 4/10, sau một năm rưỡi xung đột, các nhà lãnh đạo Ukraine giờ đây có lý do mới để lo lắng: Tình hình rối loạn chính trị gia tăng ở Mỹ đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung tài chính và vũ khí cho họ.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và Tổng thống Ukraine. Ảnh: Reuters
Vài ngày sau khi các nhà lập pháp hủy bỏ kế hoạch quan trọng của Tổng thống Joe Biden nhằm gửi hàng tỷ USD viện trợ cho Kiev, Chủ tịch Hạ viện Mỹ McCarthy đã bị chính các đồng nghiệp trong đảng Cộng hòa của ông lật đổ. Viện trợ cho Ukraine được coi là một trong những lý do.
Hãng tin AP cho biết, Tổng thống Joe Biden thừa nhận ông lo ngại về nguồn tài trợ cho Ukraine trong bối cảnh hỗn loạn đang bao trùm Hạ viện và khả năng các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện cản trở thêm viện trợ. Nhưng ông nói có thể có "phương tiện khác" để hỗ trợ Kiev.
"Chúng tôi đang lo lắng. Đối với chúng tôi, đó là một thảm họa. Chúng tôi quan tâm đến việc giải quyết mọi việc để nền dân chủ Mỹ có thể hoạt động và vì vậy chúng tôi hy vọng lưỡng đảng ở Mỹ khôi phục đồng thuận trong việc hỗ trợ lợi ích quốc gia của chính họ bằng cách hỗ trợ Ukraine", Ivanna Klympush-Tsintsadze, nghị sĩ cấp cao Ukraine, cho biết.
Bất ổn ở Mỹ xảy ra trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine đang ở thế cân bằng tương đối và khi một số nhà lãnh đạo châu Âu ngày càng sẵn sàng chỉ trích Kiev và phản đối việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine.
Vụ "lật đổ lịch sử" nhằm vào ông McCarthy xảy ra sau khi Quốc hội bỏ phiếu thông qua gói cấp tiền khẩn cấp để ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa. Thỏa thuận này cấp một khoản ngân sách tạm thời trong 45 ngày để duy trì hoạt động của chính phủ, nhưng không có phần viện trợ nào cho Ukraine.
Chính phủ Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ tài chính và quân sự nước ngoài để duy trì nền kinh tế và dự kiến sẽ nhận được 42,8 tỷ USD từ các nhà tài trợ quốc tế trong năm tới. Một phần lớn trong số đó sẽ đến từ Mỹ.
Tuy nhiên, giờ đây khi ông McCarthy đã rời khỏi vị trí, mọi khoản tài trợ trong tương lai của Mỹ dành cho Kiev đều không chắc chắn. Không rõ khi nào một Chủ tịch Hạ viện mới được chọn và nếu không có ai, hệ thống lập pháp của Mỹ sẽ bị đình trệ.
Trước công chúng, Chính phủ Ukraine đã tìm cách giảm nhẹ tác động của tình trạng hỗn loạn ở Washington đối với cuộc xung đột đang diễn ra với Nga. Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova cho biết: "Cho đến khi một Chủ tịch Hạ viện mới được bầu, Hạ viện không thể bỏ phiếu về luật, nhưng tất cả các công việc khác, kể cả trong các ủy ban, vẫn tiếp tục".
Đại sứ Markarova cho biết hiện tại Ukraine vẫn có ít nhất 1,6 tỷ USD bổ sung để sử dụng cho hỗ trợ quốc phòng và 1,23 tỷ USD viện trợ ngân sách trực tiếp.
Chính phủ Ukraine khẳng định họ đã xây dựng mối quan hệ mang tính xây dựng với hầu hết những người có thể trở thành Chủ tịch Hạ viện Mỹ tiếp theo và đang tiếp tục làm việc với các nhà lập pháp Mỹ về gói viện trợ mới.
Israel: Biểu tình bùng phát sau khi quốc hội thông qua dự luật gây tranh cãi Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, sáng 11/7, người dân Israel tại các thành phố chính đã xuống đường và kêu gọi biểu tình lớn trên toàn quốc, sau khi quốc hội nước này thông qua dự luật gây tranh cãi nhằm hạn chế quyền lực của tòa án trong vòng thảo luận đầu tiên. Người dân tham gia biểu tình phản...