Lý do đổi tên Hiệp định TPP thành CPTPP
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết các bộ trưởng đã thống nhất nhiều nội dung quan trọng, đồng thời cho biết các bộ trưởng phụ trách kinh tế của 11 nước thành viên hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP) trong phiên họp những ngày vừa qua tại Đà Nẵng đã thống nhất tên gọi mới cho TPP là: Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP).
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi tại cuộc họp báo.
TPP được ký kết chính thức giữa 12 nước tham gia gồm Mỹ, Canada, Mexico, Peru, Chile, New Zealand, Australia, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia và Việt Nam vào ngày 4.2.2016. Đây là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, với phạm vi cam kết rộng (bao gồm cả các vấn đề thương mại và phi thương mại) và mức độ cam kết rất cao.
Tuy nhiên, ngay sau khi lên nắm quyền hồi tháng 1.2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh hành pháp rút nước này khỏi TPP. Trước động thái này của Mỹ, 11 nước thành viên còn lại đã nỗ lực hồi sinh thỏa thuận này. Sau vòng đàm phán mới nhất diễn ra tại Nhật Bản đầu tháng 11.2017, các trưởng đoàn đàm phán của 11 nước thành viên TPP còn lại đều tỏ ý muốn đạt được tiến triển và kết quả tại Hội nghị Cấp cao APEC 2017.
Nội dung tuyên bố chung của 11 bộ trưởng nêu rõ:
1. Ở lần gặp gần nhất tại Hà Nội, Việt Nam ngày 21.5.2017, các bộ trưởng Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, đã tái khẳng định kết quả ý nghĩa về chiến lược, kinh tế đã ký từ Thỏa thuận TPP ở Auckland ngày 4-2-2016, nhấn mạnh các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao như một cách thức để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, và đóng góp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của các thành viên, cũng như tạo ra cơ hội cho người lao động, gia đình, nông dân, doanh nhân và người tiêu dùng.
2. Vào tháng 5, các bộ trưởng đã đề cao nhiệm vụ gắn kết với một tiến trình tiếp cận các lựa chọn, nhằm thúc đẩy một hiệp định toàn diện, chất lượng cao phải nhanh chóng thành hiện thực.
Video đang HOT
Trong suốt nhiều tháng, các quan chức đã nỗ lực để đạt một kết quả cân xứng, trong đó duy trì những lợi ích đáng kể của TPP.
3. Các bộ trưởng vui mừng thông báo đã đồng thuận các điểm cốt lõi của Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ châu Á – Thái Bình Dương (CPTPP).
Các bộ trưởng đồng ý với các điều I và II, trong đó kết hợp các điều khoản của TPP, với ngoại lệ là một số điều khoản hạn chế vốn sẽ bị vô hiệu hóa Văn bản này cũng bao gồm một danh sách của bốn yếu tố cụ thể phục vụ cho việc tạo ra tiến trình bền vững, nhưng đặt nguyên tắc đồng thuận lên trước hết trong việc ký kết.
4. Các bộ trưởng nhất trí rằng CPTPP giữ nguyên các tuyên chuẩn cao, tính cân bằng chung và tính liêm khiết của hiệp định TPP, trong khi vẫn đảm bảo lợi ích thương mại và các lợi ích khác của tất cả các bên tham gia, và bảo toàn các quyền kiểm soát, bao gồm tính linh hoạt của các nước tham gia để đặt ra các ưu tiên về pháp lý và quản lý.
Các bộ trưởng cũng khẳng định quyền của mỗi nước tham gia để bảo toàn, phát triển và thực thi các chính sách về văn hóa của riêng mỗi nước. Các bộ trưởng cho rằng CPTPP phản ánh được khát vọng của các nước tham gia để thực hiện các kết quả của TPP.
5. Các bộ trưởng xác nhận những công cụ pháp lý được đề xuất trong hiệp định CPTPP cho phép các bên tham gia chủ động hành động tại thời điểm thích hợp để đạt được các mục tiêu mà các bên cùng chia sẻ.
Các bộ trưởng tái khẳng định CPTPP thể hiện cam kết của họ với mở cửa thị trường, chống chủ nghĩa bảo hộ, và tăng cường hộ nhập kinh tế khu vực.
6. Về Điều 6 của CPTPP, các bộ trưởng chia sẻ quan điểm rằng quy mô của quá trình xem xét có thể mở rộng sang các đề xuất để sửa chữa CPTPP, phản ánh các tình huống có liên quan đến tình trạng của TPP.
7. Ngoài ra, các bộ trưởng quyết định rằng tất cả các tài liệu đã ký kết bên lề giữa 11 nước tham gia TPP sẽ được giữ nguyên về mặt nguyên tắ, trừ khi các bên có liên quan quyết định ngược lại.
8. Các bộ trưởng giao nhiệm vụ cho các quan chức tiếp tục các hoạt động kỹ thuật, bao gồm tiếp tục nỗ lực để hoàn thành các điểm chưa đạt được đồng thuận, và xác minh pháp lý văn bản bằng tiếng Anh và các bản dịch, để chuyển bị hoàn thành văn bản cuối cùng cho việc ký kết.
9. Các bộ trưởng công nhận mỗi quốc gia có thể theo đuổi các tình riêng tại nội bộ nước mình, bao gồm lấy ý kiến nhân dân, trước khi ký kết.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhận định rằng “kết quả đạt được tại Đà Nẵng đã giúp tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và thúc đẩy sự hội nhập kinh tế có hiệu quả hơn”.
Theo Danviet
Đã thống nhất được những vấn đề cốt lõi của Hiệp định TPP
Bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, các Bộ trưởng phụ trách Kinh tế của 11 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã thống nhất được những vấn đề cốt lõi của hiệp định này.
Đại diện các nước TPP sáng nay đã thống nhất được vấn đề cốt lõi Hiệp định TPP. (Ảnh: IT)
Ngày 11.11, Bộ Công Thương cho biết, bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, các Bộ trưởng phụ trách Kinh tế của 11 nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã họp tại Đà Nẵng trong các ngày 8,9 và 10.11.2017 để thảo luận việc sớm đưa Hiệp định TPP vào thực thi trong tình hình mới.
Cũng theo Bộ Công Thương, trên cơ sở kết quả trao đổi giữa các nước từ sau cuộc họp cấp Bộ trưởng các nước TPP tại Hà Nội vào tháng 5.2017, các Bộ trưởng đã đồng ý với tên gọi mới của Hiệp định TPP gồm 11 thành viên là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời ra Tuyên bố chung khẳng định các nước TPP đã thông nhất được những vấn đề cốt lõi của Hiệp định này theo hướng giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số ít các nghĩa vụ để đảm bảo sự cân bằng trong bối cảnh mới.
Các Bộ trưởng cũng nhất trí rằng Hiệp định CPTPP là một Hiệp định toàn diện, có tiêu chuẩn cao trên cơ sở cân bằng lợi ích của các thành viên, có tính đến trình độ phát triển của các nước.
Dựa trên Tuyên bố này, các Bộ trưởng giao các Trưởng đoàn đàm phán tiếp tục xử lý một số vấn đề kỹ thuật hiện chưa đạt được sự đồng thuận cũng như tiến hành việc rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết.
Kết quả đạt được tại Đà Nẵng đã thể hiện nỗ lực rất lớn của 11 nước TPP nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước trong khu vực.
Bộ Công Thương cũng khẳng định, Việt Nam với vai trò là nước chủ nhà giúp Nhật Bản đồng chủ trì cuộc họp cấp Bộ trưởng đã có những đóng góp thiết thực và xây dựng vào thành công chung của Hội nghị.
Ngày 10.11, trong khuôn khổ Hội nghị APEC 2017, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bất ngờ không tới dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo TPP. Với việc thủ tướng Canada không tới dự, các nhà lãnh đạo vẫn tiến hành cuộc họp nhưng đã không thể đưa ra tuyên bố về TPP như dự kiến.Trước đó, Canada đã phản ứng rất dữ dội sau những phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản và Bộ trưởng Thương mại Mexico về việc đã đạt được thoả thuận về cơ bản cho TPP-11. Một đại diện của Canada cho báo chí biết: "Tình hình vẫn chưa rõ ràng hết nên Nhật Bản (tuyên bố) vội vàng. Vẫn chưa có thoả thuận căn bản (về TPP)".Thỏa thuận TPP gồm 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, đạt được vào năm 2016. Nhưng kể từ khi Mỹ rút lui, đã có nhiều ý kiến nghi ngờ thỏa thuận có thể tiếp tục tồn tại.Việc vắng Mỹ khiến TPP trở nên kém hấp dẫn đối với một số quốc gia, nhưng Nhật Bản đã vận động mạnh mẽ để đạt một thỏa thuận nhằm tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực.
Theo Danviet
Thủ tướng Canada vắng mặt ở đàm phán TPP do "hiểu lầm lịch trình" Giải thích về lý do Thủ tướng Canada vắng mặt trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo về TPP, ông Champagne Bộ trưởng Bộ Thương mại Canada cho biết "đó là sự hiểu lầm trong sắp xếp lịch trình vì cuộc họp song phương giữa Thủ tướng Canada với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã kéo dài hơn 25 phút so với...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga nêu điều kiện ủng hộ HĐBA ra nghị quyết về ngừng bắn tại Ukraine

Iran và Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế bất chấp lệnh trừng phạt

Thuế quan của Mỹ: Lãnh đạo Mỹ, Italy lạc quan về thỏa thuận thương mại Mỹ - EU

Nhật Bản cho Ukraine vay 3 tỷ USD, bảo đảm bằng tài sản của Nga

Iran để ngỏ khả năng đạt thỏa thuận với Mỹ nếu các yêu cầu khả thi

Thực hư việc Nga đề nghị Indonesia cho phép triển khai máy bay quân sự tầm xa

'Vòm Vàng' - Tham vọng phòng thủ tên lửa của Tổng thống Trump sắp thành hình

Liên hợp quốc sẵn sàng tham gia Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen

Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19% do thuế

Google bị cáo buộc độc quyền bất hợp pháp quảng cáo

Khoảng 50.000 công nhân Indonesia có thể mất việc do thuế quan Mỹ

Trí tuệ nhân tạo: OpenAI siết chặt kiểm soát để ngăn các đối thủ sao chép mô hình AI
Có thể bạn quan tâm

Từng là người không trồng nổi 1 cọng hành, giờ đây tôi đã trở thành "thợ làm vườn chuyên nghiệp"
Sáng tạo
10:16:30 19/04/2025
Quái vật 7 mét 'trỗi dậy' giữa trang trại hoang dã Argentina
Lạ vui
10:09:14 19/04/2025
Homestay Măng Đen cạn phòng, Đà Lạt vẫn 'thoáng' dịp 30/4
Du lịch
09:55:55 19/04/2025
Những thực phẩm bổ dưỡng chẳng kém sữa, chợ Việt có nhiều lại hay bị ngó lơ
Sức khỏe
09:44:45 19/04/2025
Điều trị nám da bao lâu thì hết?
Làm đẹp
09:27:29 19/04/2025
Chuyện lạ có thật: Sao nam hot hàng đầu lên tiếng tin mang thai giữa họp báo!
Sao châu á
09:03:17 19/04/2025
Concert của trưởng nhóm nhạc nữ quốc dân bị huỷ phút chót, fan Việt phẫn nộ vì lý do khó chấp nhận
Nhạc quốc tế
08:59:59 19/04/2025
Giám đốc Công an Quảng Ninh nói về việc bắt nhanh Bùi Đình Khánh sau 24h gây án
Pháp luật
08:41:07 19/04/2025
Thời điểm lý tưởng cho game thủ, sở hữu siêu bom tấn hay nhất năm 2023 với loạt ưu đãi
Mọt game
08:12:42 19/04/2025
Hungary ghi nhận đợt bùng phát lở mồm long móng thứ năm
