Lý do doanh nghiệp Việt không mặn mà sản xuất container
Trên thực tế, các công ty của Trung Quốc hiện sản xuất khoảng 90% số lượng container toàn thế giới, khiến các doanh nghiệp Việt Nam e ngại.
Trước tình trạng thiếu hụt container rỗng khiến ngành hàng xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam (VN) nên tự sản xuất container. Khi VN tự làm được mặt hàng này sẽ không còn rơi vào thế bị động vì phải phụ thuộc vào nước khác như suốt thời gian qua. Thế nhưng các công ty Việt lo khó cạnh tranh lại với doanh nghiệp (DN) Trung Quốc (TQ) nên không dám đầu tư.
Container khan hiếm khiến các DN xuất khẩu thủy sản, trái cây… gặp rất nhiều khó khăn. Ảnh: QH
Dừng đơn hàng, đóng cửa nhà máy do khan hiếm container
Theo phản ánh của nhiều DN thủy sản, tháng 1-2021, cước tàu đi EU đã tăng 145%-276% tùy theo cảng. Theo đó, nếu như tháng 12-2020, giá cước cảng chính là 2.850 USD/container thì bước sang tháng sau đã tăng lên 7.000 USD/container. Thậm chí một số hãng tăng từ 2.800 USD lên 10.550 USD/container.
Mặc dù tỉ lệ tăng không lớn như EU nhưng giá cước tàu đi Mỹ vốn đã cao thì nay tiếp tục tăng cao hơn nữa. Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN, đánh giá khan hiếm container rỗng khiến giá cước container tăng bất thường. Điều này làm tăng chi phí cho DN, thậm chí một số hãng tàu còn tăng phụ phí mùa cao điểm, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt và gây khó cho DN.
“Hiệp hội đã gửi thông tin khuyến cáo các DN xuất khẩu thủy sản có phương án chủ động ứng phó với tình trạng thiếu container rỗng, thiếu tàu chở hàng kéo dài đến tháng 2, tháng 3-2021″ – ông Hòe cho biết.
Theo ông Đào Trọng Khoa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Logistics VN (VLA), mặc dù chưa có thống kê cụ thể nhưng nhiều khách hàng cho biết lượng hàng tồn kho đã tăng lên 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lo hơn là có đơn vị đã phải đóng cửa nhà máy, dừng các đơn hàng tháng 1-2021 do giá cước vận tải biển quá cao khiến giá thành sản xuất tại VN không còn cạnh tranh.
“Hiện có đến 40% DN tham gia khảo sát của hiệp hội cho biết gặp khó khăn trong việc giao nhận container rỗng tại điểm tập kết. Việc này dẫn đến hàng hóa phải lưu kho chờ xuất khẩu, chi phí lưu kho, lưu bãi đội lên 5%-10% giá trị lô hàng, chưa kể có thể làm suy giảm chất lượng hàng hóa” – ông Khoa nói.
Không chỉ cước vận chuyển tăng quá cao mà các nhà xuất nhập khẩu còn không book được tàu và container để xuất khẩu. Chưa hết, các DN cung cấp nguyên liệu từ nước ngoài cũng không thể đặt được tàu đưa nguyên liệu về VN để chế biến hàng xuất khẩu.
Không dám sản xuất container
Một trong những nguyên nhân dẫn đến khan hiếm container theo Bộ Công Thương là do năng lực tiếp nhận, quản lý container rỗng của các DN VN hiện còn hạn chế, không có bãi tập kết container rỗng đủ lớn.
Video đang HOT
“Trong khi đó, VN có rất ít đơn vị kinh doanh đóng mới và sửa chữa container, đặc biệt là container chuyên dùng. Chính vì vậy VN phải phụ thuộc vào lượng container của các hãng tàu nước ngoài” – Bộ Công Thương nhận định.
Là đơn vị chuyên sản xuất container, ông Tuấn, Giám đốc Công ty Lisotecs, cho biết những năm trước đây tại VN đã có một số nhà máy công nghiệp lớn đóng container phục vụ cho xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay các nhà máy này ngưng hoạt động hoặc thu hẹp quy mô sản xuất.
và VN có rất ít đơn vị đóng mới container.Ảnh: QH
Ông Tuấn thông tin thêm, bản thân công ty ông cũng chuyên cung cấp container cho thị trường trong nước phục vụ vận chuyển hàng hóa nội địa, làm nhà container. Còn về container theo tiêu chuẩn quốc tế để đóng hàng xuất nhập khẩu thì DN VN đủ khả năng sản xuất nhưng phải làm quy mô lớn, còn nhỏ lẻ không hiệu quả.
Lý do là nguồn nguyên liệu thép làm container phụ thuộc TQ, trong khi chi phí nguyên liệu chiếm tới 75%-80%. Hơn nữa, các công ty VN đóng nhỏ lẻ container nên số lượng không nhiều, nguyên liệu lại không chủ động nên không có lợi nhuận.
“VN có sản xuất được cũng khó cạnh tranh lại ngành sản xuất container khổng lồ, giá rẻ TQ. Đó là lý do một số công ty lớn của VN dù đã sản xuất nhưng phải ngưng hoạt động trong lĩnh vực này” – ông Tuấn chia sẻ.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương, phân tích: DN VN có thể đóng mới container nhưng có nhiều lý do để các đơn vị không mặn mà tham gia sản xuất. Bởi container là mặt hàng tương đối đặc thù, muốn làm phải có đơn hàng cam kết số lượng nhất định và đều đặn trong khi số khách hàng lại không nhiều.
Thêm nữa, sản xuất container cần số vốn lớn để đầu tư cho nhà xưởng, máy móc, nguyên liệu và nhân công. Trong khi đó, các DN Việt trong lĩnh vực này hiện đều là quy mô nhỏ, không có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nên họ phải chấp nhận việc cải tạo, sửa chữa container và sản xuất thêm những mặt hàng cơ khí khác như rơmoóc, sơmi rơmoóc để tồn tại.
Ông Trần Thanh Hải cũng cho biết các nhà sản xuất từ TQ đảm nhiệm phần lớn lượng cung ứng container trên toàn cầu. Chỉ có khoảng sáu công ty TQ đã chiếm 90% sản lượng container toàn cầu.
“Nhiều quốc gia muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất container và hoàn toàn đủ năng lực để sản xuất container rỗng nhưng lo không cạnh tranh nổi. Giá bán container mới của thị trường là 1.500 USD, trong khi container mới của TQ sản xuất giá rẻ hơn gần một nửa” – ông Hải dẫn chứng.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng về mặt kỹ thuật, sản xuất container không khó. Nhưng câu chuyện nằm ở chỗ các DN VN lo cạnh tranh không nổi với TQ về mặt giá cả nên không dám đầu tư. Hơn nữa, các công ty VN sợ rủi ro, tức muốn có khách hàng đặt mua trước, đảm bảo đầu ra rồi mới sản xuất container rỗng trong khi DN các nước dám mạo hiểm và được nhà nước hỗ trợ về vốn. Đây chính là lý do khiến nước ta gần như phụ thuộc hoàn toàn vào container nước ngoài.
Giữa đại dịch Covid-19, ngành thủy sản Việt Nam vẫn tăng trưởng cao 5,2%/năm
Trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần...
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành Thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần...
Tăng trưởng cao
Việt Nam có chiều dài bờ biển trên 3.260 km và cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km bờ biển, vùng biển đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2 rộng gấp 3 lần đất liền với trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố tập trung ở ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Trường Sa và Hoàng Sa.
Đặc biệt, biển Việt Nam nằm trong vùng có tính đa dạng sinh học cao với hơn 11.000 loài sinh vật đã được phát hiện (khoảng 6.000 loài động vật đáy, 2.000 loài cá (trên 100 loài cá kinh tế), hơn 220 loài tôm biển và các loài rong biển, động vật phù du, thực vật ngập mặn, cỏ biển, thú biển, rùa biển và 43 loài chim nước) cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có năng suất sinh học cao.
Trong vùng nội địa, với 2.360 con sông (106 sông chính) và hệ thống suối phân bố khắp vùng núi, trung du, 12 đầm phá lớn nhỏ (tổng diện tích khoảng 458 km2), hệ thống hồ tự nhiên và 231 hồ chứa lớn (diện tích 34.600 ha); các loài thủy sản phân bố rộng, đa dạng và phong phú với nhiều nhóm loài gồm 1.438 loài vi tảo nước ngọt; hơn 800 loài động vật không xương sống; 1.027 loài cá nước ngọt trong đó có nhiều loài là nguồn lợi thủy sản quý đang được khai thác phục vụ sinh kế và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Với những đặc trưng này tạo đã nên tính đa dạng về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, là tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam cho việc phát triển ngành kinh tế biển nói chung và kinh tế thủy sản nói riêng.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biền Việt Nam diễn ra tại Hà Nội ngày 12/12 do Bộ NNPTNT phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) tổ chức, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết, trong những năm qua, ngành thủy sản đã có những bước phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu về xuất khẩu thủy sản trên thế giới.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, trong giai đoạn năm 2010-2020, giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt tăng trưởng 5,2%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng 2,5 lần; kim ngạch xuất khẩu có tốc độ tăng trung bình 6,1%/ năm.
Năm 2019, tổng sản lượng thủy sản đạt 8,15 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác 3,77 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 4,38 triệu tấn; kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành thủy sản đạt 8,6 tỷ USD đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.
"Kết quả này đã đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế đất nước, cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho khoảng hơn 4 triệu người dân, đặc biệt là đối với cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào nguồn lợi thủy sản ở các tỉnh ven biển và trong nội địa", Thứ trưởng Bộ NNPTNT khẳng định.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng: Đa dạng sinh học biển, trọng tâm là các hệ sinh thái biển có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, bảo vệ các hệ sinh thái biển là một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia, vùng lãnh thổ mà đã trở thành vấn đề thời sự nóng bỏng, là nhiệm vụ chung của toàn thế giới.
Nghề thủy sản đang giúp cải thiện sinh kế, ổn định đời sống, tạo công văn việc làm cho khoảng hơn 4 triệu người dân.(Ảnh: Nhờ sản xuất hàu giống, nhiều nông dân ở Kim Sơn và các địa phương lân cận đến đây làm đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng/năm).
Thiết lập được 12/16 khu bảo tồn biển
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ NNPTNT thừa nhận, ngành thủy sản Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức như: suy giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản, suy thoái các hệ sinh thái và môi trường sống của loài thủy sản; tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp vẫn còn diễn ra, sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất cấm, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản; tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cả ngoài biển và trong vùng nội địa, chịu sức ép lớn từ các hoạt động phát triển kinh tế và du lịch.
Nhận thấy tầm quan trọng của công tác bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản đối với ngành thủy sản, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26/5/2010 phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020 và Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 phê duyệt Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản với mục tiêu chung là bảo vệ các hệ sinh thái, các loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; góp phần phát triển kinh tế thủy sản, cải thiện sinh kế cộng đồng ngư dân các địa phương ven biển và nội đồng theo hướng bền vững và hội nhập quốc tế.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay: Trong 10 năm qua, Bộ NNPTNT đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội ban hành và tổ chức thực hiện hệ thống các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Bộ đã chỉ đạo, thực hiện lập quy hoạch chi tiết 16 khu bảo tồn biển và bàn giao cho các địa phương để thành lập theo thẩm quyền. Bộ đã chỉ đạo, triển khai hàng loạt các dự án về điều tra nguồn lợi hải sản và các hệ sinh thái cửa sông, ven biển, ven đảo, đầm phá và trong vùng nội địa, thả giống tái tạo, bổ sung nguồn lợi thủy sản đạt hơn 400 triệu con giống cá loài có giá trị kinh tế, loài bản địa (từ năm 2012 đến năm 2020) với xu hướng tăng liên tục từ năm 2010 đến nay.
Đồng thời Bộ cũng đã điều tra, xác định và ban hành danh mục 47 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn để bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống.
Sau khoảng 10 năm triển khai thực hiện 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống khu bảo tồn biển đã được thiết lập với 12/16 khu bảo tồn biển được thành lập và đã bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, việc điều tra nguồn lợi thủy sản được thực hiện làm cơ sở để hoạch định chính sách phát triển, xây dựng các quy định pháp luật về khai thác, bảo vệ, bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi và môi trường sống của loài thủy sản cả ở ngoài biển và trong vùng nội đồng.
"Những kết quả đạt được đã góp phần không nhỏ duy trì, bảo vệ các hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững ngành kinh tế thủy sản, góp phần nâng cao thu nhập công đồng ngư dân, bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo quốc gia", Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Hải quan Trung Quốc siết kiểm soát thủy sản nhập khẩu, Bộ NNPTNT khuyến cáo doanh nghiệp cung cấp đủ thông tin phòng chống Covid-19 Trước việc cơ quan thẩm quyền Trung Quốc đang áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm soát thực phẩm nhập khẩu, bao gồm cả việc lấy mẫu xét nghiệm chống Covid-19, Bộ NNPTNT vừa có công văn đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản chủ động liên hệ với khách hàng chủ động cung cấp thông tin kịp thời. Theo...