Lý do điều chuyển Chủ tịch huyện có vợ bị khởi tố liên quan vụ Đường Dương
Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình thông tin việc điều động Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương làm PGĐ Sở NN&PTNT, sau khi vợ ông này bị khởi tố trong vụ án Đường Dương.
Sáng 25/4, trả lời PV VTC News, ông Khiếu Ngọc Sáng – Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa có nghị quyết điều động ông Vũ Mạnh Thía, Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương, giữ chức vụ Phó giám đốc Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Thái Bình.
Ông Sáng cho biết thêm, trên cơ sở theo quy định của Đảng và công tác cán bộ thì Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình chủ động quyết định điều động công tác đối với ông Vũ Mạnh Thía, chứ không phải sau khi vợ ông Thía bị khởi tố liên quan đến vụ án Đường Dương thì Ban Thường vụ mới điều động.
Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương – Vũ Mạnh Thía được điều động giữ chức Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. (Ảnh: Cổng thông tin Kiến Xương)
“Trên cơ sở theo quy định của Đảng và công tác cán bộ thì Thường vụ quyết định chủ động làm việc ấy chứ không vì lý do vợ anh ấy bị như vậy mà anh ấy bị điều chuyển. Nếu vợ anh ấy bị như vậy thì theo quy định anh ấy còn bị xử lý nặng hơn” – ông Sáng cho biết.
Được biết, ông Vũ Mạnh Thía là chồng bà Trịnh Thị Minh Thúy (SN 1970) – Trưởng phòng của Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình.
Bà Trịnh Minh Thúy vừa bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bìnhn (Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình) và Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên (Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình), liên quan đến vợ chồng Đường Dương.
Ngoài bà Thúy, 3 cán bộ khác cũng bị khởi tố, bắt tạm giam gồm: Phạm Văn Hiệp (SN 1984, trú tại tổ 36, phường Trần Lãm, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) là Giám đốc Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình thuộc Sở Tư pháp Thái Bình;
Vũ Gia Thành (SN 1977, trú tại tổ 7, phường Hoàng Diệu, TP Thái Bình) là đấu giá viên Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Thái Bình thuộc Sở Tư pháp Thái Bình;
Hà Văn Dũng (SN 1984, trú tại tổ 9, phường Trần Hưng Đạo) là nhân viên Trung tâm Phát triển quỹ đất và kỹ thuật tài nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình.
Hiện, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đang phối hợp Viện KSND tỉnh tiếp tục điều tra vụ án theo quy định.
Video: Nhân viên bị bắt vì liên quan Đường Dương, lãnh đạo Sở Tư pháp Thái Bình nói gì?
MINH KHANG – NGUYỄN HUỆ
Vai trò của kẻ bị bắt cùng Đường Nhuệ vụ bảo kê hoả táng người chết
Liên quan đến vụ việc Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ, TP.Thái Bình, Thái Bình) bị khởi tố tội cưỡng đoạt tài sản, Công an tỉnh Thái Bình cũng khởi tố 1 đồng phạm khác của Đường, vậy kẻ này đóng vai trò gì trong vụ án?
Căn cứ kết quả điều tra, ngày 22/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội "Cưỡng đoạt tài sản" quy định tại Khoản 3 Điều 170 Bộ luật hình sự đối với Đường Nhuệ.
Kẻ cũng bị khởi tố cùng tội danh trên với Đường là Ninh Đức Lợi (SN 1974, trú tại số nhà 11, tổ 56, phường Bồ Xuyên, TP.Thái Bình).
Đường và Lợi bị khởi tố tội cưỡng đoạt tài sản là có liên quan đến việc bảo kê hoả táng người chết gây chấn động dư luận thời gian vừa qua.
Đường Nhuệ bị tố giác thu phí 500 nghìn đồng/ca hoả táng người qua đời khi đưa sang một đơn vị dịch vụ ở Nam Định. Những người bị Đường ép phải nộp 500 nghìn trên phải báo ca hoả táng cho Đường mỗi khi nhận được việc hoả táng, nếu không báo họ sẽ gặp vấn đề trong kinh doanh.
Đường Nhuệ bị tố giác đã ép buộc các cơ sở tang lễ ở Thái Bình thực hiện việc nộp 500 nghìn đồng/ca hoả táng khi đưa sang Nam Định, và việc này đã thu về cho Đường khá nhiều tiền trong vòng 2 năm qua.
Thông tin mà PV tìm hiểu từ một chủ cơ sở kinh doanh hoạt động tang lễ tại TP.Thái Bình, bị can Ninh Đức Lợi chính là người giới thiệu cho Đường Nhuệ về việc có thể bảo kê các hoạt động hoả táng trên địa bàn.
Từ đó, Đường và đàn em ép buộc các chủ cơ sở dịch vụ hoả táng tại địa bàn Thái Bình phải thực hiện việc báo ca như trên.
Trao đổi với Dân Việt, anh Q.V.C (nhân viên công ty V.H hoạt động tại Nam Định, văn phòng tại Thái Bình) thừa nhận, anh đã từng giúp Đường Nhuệ nhận báo ca 2 lần và chính đơn vị anh cũng phải nộp tiền cho Đường Nhuệ.
Theo người đàn ông này, anh đã thu hộ giúp Đường Nhuệ 2 lần, 1 lần 82 triệu và 1 lần 83 triệu, tuy nhiên anh C nói không liên quan gì tới việc làm vi phạm của Đường.
Anh C thừa nhận việc mình đã từng thu hộ Đường Nhuệ 2 lần tiền báo ca qua số điện thoại có 4 số đuôi 1975.
Đáng chú ý, mặc dù Đường Nhuệ ép buộc các cơ sở tang lễ phải nộp tiền báo ca hoả táng người chết nhưng chúng không làm bất cứ một việc gì liên quan, chính vì vậy sự việc đã tạo ra sự bức xúc trong dư luận.
Khi các cơ sở kinh doanh tang lễ đã "ngoan", theo chủ một cơ sở kinh doanh hoạt động tang lễ tại Thái Bình, Đường phân chia địa bàn hoạt động của họ, nếu ai nhận đám ngoài địa bàn sẽ bị Đường cắt địa bàn hoặc buộc dừng hoạt động kinh doanh.
Ở phía Nam Định, ông Trần Ngọc Giao - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Long (đơn vị sở hữu Đài hóa thân tại Nam Định) cũng xác nhận, ông đã nắm bắt được việc Đường Nhuệ cùng đàn em có những hành vi như trên.
Theo ông Giao, từ cuối năm 2017, Đường Nhuệ đã bắt đầu chèn ép, đánh đập một nhân viên của đơn vị được Công ty Hoàng Long uỷ quyền ở Thái Bình. Việc làm này nhằm buộc doanh nghiệp dừng hoạt động để Công ty TNHH Đường Dương độc quyền dịch vụ hỏa táng tại Thái Bình.
Theo chủ của Công viên nghĩa trang Thanh Bình, việc làm của Đường Nhuệ đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân Thái Bình khi người thân qua đời, việc làm đó là táng tận lương tâm.
Theo lời Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Long, Công ty TNHH Đường Dương sau đó cũng đã đề nghị phía công ty của ông Giao cho mình độc quyền nhận các ca hoả thiêu ở Thái Bình, tuy nhiên đề nghị này đã bị ông bác bỏ.
Khi bị vị Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hoàng Long từ chối, theo ông Giao, hoạt động của một số đơn vị dịch vụ tang lễ ở Thái Bình đã gặp một số khó khăn.
Đường Nhuệ ép các cơ sở dịch vụ khi nhận ca hoả táng hoặc là đưa sang Hải Phòng, hoặc sang Nam Định thì phải đóng 500 nghìn/ca hoả táng.
"Người dân tại Thái Bình phản đối, nói nếu bắt sang Hải Phòng họ sẽ chôn cất, không hỏa táng nữa nên Đường cho họp các dịch vụ tang lễ, nói cho quay lại Nam Định nhưng thu 500 nghìn đồng/ca hỏa táng... Ăn cả trên xác người chết, Đường Nhuệ không còn là người nữa" - ông Giao cho biết.
Cũng theo ông Giao, mặc dù biết sự việc này nhưng thẩm quyền điều tra, xử lý thuộc cơ quan chức năng tỉnh Thái Bình, khi cơ quan chức năng tỉnh này chưa xử lý thì người thiệt thòi trước mắt chính là người dân Thái Bình khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Phạm Hiệp
Bắt Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội bị bắt tạm giam để điều tra về sai phạm trong việc mua sắm thiết bị phòng dịch. Ngày 22/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy...