Lý do dân Đức không đeo khẩu trang chống dịch
Ngày 17.3.2020 thị trưởng thành phố Halle/S, tiến sỹ Bernd Wiegand đã ra tuyên bố tình trạng thảm hoạ trên toàn thành phố 1500 năm tuổi với 230.000 dân.
Halle đã có 27 ca nhiễm Virus Covid-19, nhưng vẫn không vì thế mà làm dân Đức ở thành phố này nao núng. Cả thành phố, cho đến hôm nay khi tham gia sinh hoạt xã hội như: Giao thông, bán mua trong các siêu thị hay trong cả các phòng khám bệnh, vẫn không có một ai đeo khẩu trang.
Trong phạm vi khoảng 1500 năm nay, châu Âu đã hứng chịu 4 trận đại dịch đều có xuất phát điểm từ những vùng đang phát triển: Bắc Phi (năm 541); Trung Á (năm 1347); Trung Quốc (năm 1894); Trung Quốc (năm 2020). Tổng số người chết lên tới hơn 40 triệu. Riêng trận dịch lần thứ hai ở Đức, có thành phố chỉ còn 10% dân số sống sót, một hòn đảo của Đan Mạch chết không còn một người nào.
Hậu quả của dịch Corona có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc) ngày hôm nay, sẽ gây thiệt hại cho châu Âu như thế nào còn cần thời gian để đánh giá. Tuy nhiên ngay lập tức, Quốc hội nước Đức đã đồng ý cho Chính phủ chuẩn bị gói cứu trợ lên tới 550 tỉ USD.
Nếu như Việt Nam chúng ta dùng chiến lược TẤN CÔNG áp đảo, dập tắt nhanh ngay từ đầu, khi mà lượng virus mới chỉ có một số lượng rất ít thâm nhập trong cộng đồng thì chính phủ Đức lại triển khai thế trận khác: PHÒNG NGỰ. Họ coi việc Virus tràn vào Đức là điều bất khả kháng cự và xác định sẽ có tổn thất.
Cùng với đó thì, các phương tiện phòng tránh và cơ sở vật chất cho xét nghiệm, điều trị y tế phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc, nên khi Trung Quốc dừng xuất thì lực lượng chống dịch của Đức bị “mỏng”. Mặt khác, nhìn thấy những gì đang diễn ra ở nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha ngay lập tức chính phủ Đức tuyên bố chống dịch theo thuyết “Miễn dịch cộng đồng”-
Theo lý thuyết, rải ra trong nhiều tháng có thể tới 60% người trẻ khoẻ trong số dân, sẽ bị nhiễm bệnh và họ dùng ngay sức đề kháng của mình để tiêu diệt Virus, tạo ra hiện tượng TỰ MIỄN DỊCH.
Video đang HOT
Do đó, Chính phủ của Thủ tướng Merkel, sau khi tham vấn ý kiến của các nhà khoa học hàng đầu nước Đức, đã thực hiện chiến lược chủ động kéo dài thời gian để:
- Tìm kiếm loại Vaccine hữu hiệu nhất.
- Giảm thiểu tới mức thấp nhất số lượng người mắc bệnh trong cùng một thời gian.
- Tránh tính trạng quá tải cho các bệnh viện, để có điều kiện tốt nhất cứu chữa người mắc bệnh.
Nhiều phóng viên dự họp báo với Thủ tướng Đức Angela Merkel không đeo khẩu trang. Ảnh: AP
Người Đức rất tin tưởng vào chính phủ do họ đã lựa chọn, nên mặc dù dịch đã tràn vào Đức, đã có nhiều người nhiễm bệnh và đã có tử vong, nhưng toàn bộ xã hội vẫn sinh hoạt bình thường khi chưa có quyết định gì từ chính phủ (trừ việc mua phòng trước lương thực thực phầm, thuốc sát trùng tay, giấy vệ sinh dù nhà chức trách đã ra khuyến cáo: Không cần thiết phải làm như vậy).
Đến ngày 17.3.2020, sau khi chính phủ ra quyết định mới để chống dịch, ngoại trừ những cơ sở kinh doanh phục vụ được phép vẫn làm việc, số còn lại đồng loạt đóng cửa.
Thành phố Halle/Saale thuộc tiểu bang Sachsen-Anhalt, ngày 17.3.2020 đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp và đã có 27 người nhiễm Covid-19, nhưng người dân vẫn ra ngoài sinh hoạt bình thường, mặc dù số lượng không nhiều như tuần trước. Tàu xe vẫn chạy đúng lịch trình, nhân viên vẫn đến cơ sở làm việc, nhiều người vẫn kiên nhẫn xếp hàng mua thực phẩm, vẫn đến quán ăn để chạm cốc…Nhưng tuyệt nhiên vẫn không một ai (kể cà người già) đeo khẩu trang.
Trước tình hình đó, cộng đồng người Việt Nam rất lo lắng. Nhiều người muốn đeo khẩu trang ngay để chống lây nhiễm, nhưng không một ai dám vì tất cả người Đức không ai làm như vậy.
Đã có một vài người Việt đeo khẩu trang ra ngoài thì bị mắng chửi và thậm chí bị tấn công. Tôi mang chuyện này ra hỏi cậu sinh viên người Đức tên Philipp – cậu này đang làm luận án trên đại học về Hoá-Sinh ở Đại học tổng hợp Halle.
Philipp nói: “Người Đức coi vụ dịch Covid-19 này chỉ ở mức độ trung bình, nguy hiểm hơn cúm mùa một chút (có năm, cúm mùa chuyển viêm phổi đã làm chết tới hơn 20 nghìn người). Trong dân cư, ai cảm thấy mình có hiện tượng bị nhiễm Covid-19 thì đều chủ động, tự giác tự cách li và liên hệ với bệnh viện.”
Như vậy, chỉ những người khoẻ mạnh thì mới tham gia sinh hoạt xã hội. Do đó môi trường không khí bên ngoài về cơ bản là SẠCH, mọi người không cần đeo khẩu trang. Nếu chỉ mình bạn đeo khẩu trang đi ra ngoài, nghĩa là bạn đang phát tín hiệu mình đã bị nhiễm Virus. Vì vậy rất có thể những chuyện đáng tiếc sẽ xảy ra.
Người Đức chống dịch rất bình tĩnh, có bài bản, tính kỉ luật và tự giác cao. Nhưng cũng lấy làm tiếc rằng Covid-19 này nó không chờ các bạn tự giác cách li, mà nó đã nằm vùng trong các bạn ngay trước khi các bạn “cảm thấy”. Đó chính là điểm yếu của người Đức và nó đã trả lời cho hiện tượng dịch “bùng phát” hiện nay.
Cuối cùng, nếu bây giờ Chính phủ Đức yêu cầu người dân đeo khẩu trang thì dân cũng đành thúc thủ – không có chỗ nào bán mà mua!
Theo tôi, phương pháp TẤN CÔNG là phương pháp bảo vệ mình hay nhất.
Nguyễn Công Tiến (vietnamnet.vn)
Phản ứng bất ngờ của Thủ tướng Đức bị Bộ trưởng từ chối bắt tay vì sợ virus corona
Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer từ chối bắt tay Thủ tướng Angela Merkel vì tình hình lây lan virus corona (Covid-19), báo Bild đưa tin.
Do lo ngại lây lan virus corona, Bộ trưởng Nội vụ Đức đã từ chối bắt tay Thủ tướng Merkel.
Trong cuộc họp với đại diện các hiệp hội di dân ở Berlin, bà Thủ tướng đã đến gần Bộ trưởng Nội vụ và chìa tay ra, thế nhưng ông Seehofer không bắt tay bà. Xét theo video ghi diễn biến này có thể thấy bà Merkel tiếp nhận tình huống một cách hài hước, bà giơ cả hai tay lên rồi sau đó hai người cùng cười.
Theo phản ánh của Sputnik, truyền thông Đức thông báo rằng Bộ trưởng Seehofer tuyên bố ông quyết định không bắt tay do tình cảnh lây lan virus corona (Covid-19).
Tính đến ngày 2/3, có 2.100 trường hợp nhiễm virus corona ghi nhận tại 19 nước thuộc Liên minh Châu Âu. Theo dữ liệu mới nhất, số người chết vì virus corona trên thế giới đã lên tới 3.069. Phần lớn các trường hợp tử vong là ở Trung Quốc. Tổng cộng, có hơn 89.856 người nhiễm bệnh, 45.636 người đã hồi phục.
Theo danviet.vn
30 năm bức tường Berlin sụp đổ, vẫn nhiều khác biệt giữa miền Đông và Tây nước Đức Bức tường Berlin sụp đổ cách đây 30 năm nhưng rào cản vô hình nào đó vẫn ngăn cách giữa 2 miền nước Đức. Ngày 9/11/1989, bức tường Berlin, biểu tượng của sự chia cắt nước Đức trong Chiến tranh Lạnh bị chính bàn tay của người dân Đức đập bỏ sau 28 năm tồn tại. Nhưng 3 thập kỷ sau, một rào...