Lý do dân Barcelona coi khách du lịch như khủng bố
Lượng du khách quá quá lớn khiến cảnh quan yên bình của Barcelona (Tây Ban Nha) dần bị hủy hoại. Đó là một phần lý do dân bản địa có thái độ thù ghét khách du lịch.
Những vị khách bị thù ghét
“Về nhà đi khách du lịch”, “Barcelona không phải để bán”, “Niềm vui của các người, nỗi khổ của chúng tôi”… chỉ là số ít những biểu ngữ phản đối khách du lịch được người bản địa giăng lên. Trong mắt một bộ phận dân Barcelona, du khách chẳng khác gì đối tượng khủng bố đang phá nát thành phố của họ. Năm 1990, lượng khách đến Barcelona ước đạt 1,7 triệu. Con số này đã tăng lên 32 triệu vào năm ngoái, gấp 6 lần tổng số dân địa phương.
Đầu năm 2017, khoảng 150.000 người dân thủ phủ xứ Catalonia xuống đường yêu cầu chính phủ Tây Ban Nha cho phép người nhập cư vào đất nước này. Cũng từ đó, băng rôn “Chào mừng người nhập cư, khách du lịch về nhà đi” đã ra đời. Họ sẵn sàng đón tiếp cộng đồng tị nạn thay vì những người đã bỏ khoảng 30 tỷ euro chi tiêu cho thành phố. Cũng trong năm 2017, thị trưởng thành phố đã ám chỉ Barcelona không muốn bị khách du lịch “xâm chiếm” như Venice (Italy).
Video đang HOT
Những vấn đề do khách du lịch gây ra
Khách du lịch và dân địa phương là một mối quan hệ kỳ lạ. Ngay cả khi những người đi du lịch đem tiền đến cho dân địa phương, họ vẫn thường phải nhận cái nhìn thiếu thiện cảm. Nguyên nhân có thể từ nhiều phía nhưng cơ bản nhất vẫn là bất đồng trong lối hành xử của đôi bên. Mặt khác, lượng khách khổng lồ cũng ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật của người dân. Bạn sẽ không thể mua vé vào nhà thờ Sagrada Familia, biểu tượng của Barcelona, nếu đến đây sau 9h.
Thời gian xếp hàng để mua vé cũng thường lên đến cả nửa giờ đồng hồ. Cảnh quan bị hủy hoại, những nhu cầu cơ bản của người dân cũng ảnh hưởng nặng nề vì khách du lịch “xâm lấn”. Vì lượng du khách tăng quá nhanh, các nhà đầu tư hiểu họ không thể ngồi yên trước “mỏ tiền” đang tự tìm đến. Những người này đầu cơ và mua lại không ít tòa nhà – vốn là nơi ở của nhiều gia đình – để phục vụ cho ngành công nghiệp du lịch.
Các chủ nhà địa phương cũng nhanh chóng nhận ra họ có thể kiếm gấp 4 lần số tiền từ khách du lịch so với việc cho người địa phương thuê dài hạn. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở cho những người sống và làm việc ở Barcelona. Theo Independent, tiền thuê nhà tại thủ phủ xứ Catalonia đã tăng đến 16,5% trong năm 2016. “Bạn hãy tưởng tượng mình đến một quán cũ để ăn món tapa quen thuộc.
Tuy nhiên, khi tới nơi, trước mắt bạn là cả một hàng người toàn khách du lịch. Thế là, bạn phải về nhà và ăn tạm cái gì trong tủ lạnh thay vì đợi bên ngoài nửa giờ”, Independent bình luận. Barcelona đang khốn khổ vì chính thành công của mình…
Theo news.zing.vn
Hà Nội chưa đuổi kịp các thành phố lớn trong khu vực về khách quốc tế
So với Hà Nội, lượng khách du lịch quốc tế đến Hong Kong (Trung Quốc) nhiều gấp 4 lần, đến Bangkok (Thái Lan) gấp 3,5 lần; đến Singapore gấp 3 lần; đến Kuala Lumpur (Malaysia) gấp 2 lần...
Khách du lịch nước ngoài tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
Theo kết quả điều tra do Sở Du lịch Hà Nội công bố ngày 16/1, lượng khách du lịch đến Hà Nội còn có khoảng cách so với lượng khách du lịch quốc tế đến các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới.
Cụ thể, so với Hà Nội, lượng khách du lịch quốc tế đến Hong Kong (Trung Quốc) nhiều gấp 4 lần, đến Bangkok (Thái Lan) gấp 3,5 lần; đến Singapore gấp 3 lần; đến Kuala Lumpur (Malaysia) gấp 2 lần...
Năm 2019, thành phố Hà Nội đón 7,02 triệu lượt khách du lịch quốc tế, đạt tốc độ tăng trưởng 17% so với năm trước.
Lượng khách đến Hà Nội lớn hơn so với nhiều thành phố lớn ở Đông Nam Á như: Jakarta (Indonesia), Phnom Penh (Campuchia), Vientiane (Lào)...
Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế đến Hà Nộ có lưu trú đến Hà Nội đạt 119,8 USD (tăng gần 7% so với năm 2018).
So sánh với số liệu thống kê của Mastercard về 20 thành phố là điểm đến hàng đầu thế giới năm 2018, chất lượng du lịch của Hà Nội có nhiều dấu hiệu đáng mừng bởi thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch đến Hà Nội (3,67 ngày) cao hơn Dubai (3,5 ngày) - thành phố xếp thứ 3/20 điểm đến hàng đầu thế giới 2018.
Mức chi tiêu bình quân/ngày của khách đến Hà Nội là 113,5 USD, cao hơn Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ (106 USD) - thành phố xếp thứ 8/20 điểm đến hàng đầu thế giới năm 2018.
Kết quả điều tra cho thấy khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) đến Hà Nội cơ bản thuộc độ tuổi 18-44, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất thuộc về nhóm khách có độ tuổi từ 25-34 đối với khách du lịch quốc tế và từ 18-24 đối với khách du lịch nội địa.
Mức độ hài lòng về các dịch vụ du lịch của khách du lịch đến Hà Nội khá cao song vẫn còn một lượng khách chưa hài lòng.
Cụ thể, có 1,7% khách du lịch quốc tế và 3,2% khách du lịch nội địa trả lời "rất không hài lòng" về dịch vụ vận chuyển; 1,9% khách du lịch quốc tế và 2,6% khách du lịch nội địa "rất không hài lòng" về dịch vụ mua sắm; 0,8% khách du lịch quốc tế và 1,1% khách du lịch nội địa "không hài lòng" về dịch vụ vui chơi, giải trí.
Từ thực tế này, Hà Nội cần tiếp tục nghiên cứu đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Thủ đô, tạo sự hài lòng hơn nữa của du khách khi đến Hà Nội.
Theo ông Trần Đức Hải, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, muốn phát triển du lịch cần phải tăng trưởng lượng khách, chất lượng khách, vì vậy cần thúc đẩy việc xây dựng sản phẩm và chất lượng sản phẩm, quảng bá, xúc tiến để thu hút khách và xây dựng môi trường du lịch tốt.
Sắp tới, Sở Du lịch Hà Nội tiếp tục kích cầu thu hút khách cả nội địa và quốc tế, đảm bảo môi trường kinh doanh du lịch và môi trường an toàn cho khách, phát triển du lịch thông minh... để thu hút ngày càng nhiều hơn khách du lịch đến Hà Nội./.
Đinh Thuận
Theo TTXVN/Vietnam
Ngất ngây trước những cảnh sắc thiên nhiên đẹp như mơ Thiên nhiên luôn chưa đựng nhiều điều bất ngờ, và chắc chắn những cảnh sắc đẹp như mơ này khiến bạn không thể tin là đang tồn tại ngoài đời thực. Hồ nước Kaindy ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ. Hồ nước được hình thành sau một trận động đất...