Lý do đặc biệt giúp tuyển Việt Nam được ‘biệt đãi’ ở Tây Á
Thầy trò Park Hang Seo khi thi đấu tại khu vực Tây Á liên tục nhận được biệt đãi từ… đối thủ.
Điều gì giúp tuyển Việt Nam được hưởng đặc quyền như vậy?
Điểm nhấn của bóng đá Việt Nam trong những năm qua là việc VFF mở rộng nhiều mối quan hệ, trở thành một thành viên năng động và tích cực của FIFA, AFC cũng như AFF.
Năm 2021, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, FIFA, AFC và AFF gắn kết với các thành viên bằng những cuộc họp trực tuyến. VFF luôn chủ động tham gia vào tất cả các sự kiện, đồng thời cập nhật thông tin về lịch thi đấu, các hoạt động quốc tế để có kế hoạch và sự chuẩn bị phù hợp.
Lãnh đạo VFF tham dự Đại hội FIFA lần thứ 71 theo hình thức trực tuyến
Đặc biệt, chưa bao giờ VFF mở rộng hợp tác, trở thành “bạn” của nhiều đối tác như vậy. Các LĐBĐ “khủng” trên thế giới như LĐBĐ Đức, Tây Ban Nha, Argentina đều trở thành đối tác của VFF.
Video đang HOT
Tại khu vực châu Á, VFF gia hạn hợp đồng hợp tác với LĐBĐ Hàn Quốc, Nhật Bản, đồng thời ký kết thỏa thuận hợp tác với LĐBĐ UAE và Saudi Arabia. Đấy là lý do bóng đá Việt Nam, đặc biệt là tuyển Việt Nam, thường xuyên được “biệt đãi” mỗi khi tập huấn và thi đấu tại khu vực Tây Á.
Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn tặng áo thi đấu tuyển Việt Nam cho Chủ tịch LĐBĐ UAE Rashid bin Humaid Al Nuaimi
Trong chiến dịch vòng loại World Cup 2022, thầy trò Park Hang Seo liên tục tập huấn và thi đấu tại Tây Á. Ở những chuyến du đấu này, tuyển Việt Nam thường xuyên được biệt đãi bằng những dịch vụ đặc biệt, từ chất lượng sân bãi cho đến… chuyên cơ riêng đưa đón.
Chuyến làm khách tại Saudi Arabia trong trận mở màn vòng loại thứ 3 World Cup 2022, LĐBĐ Saudi Arabia biệt đãi thầy trò Park Hang Seo bằng chuyến chuyên cơ đưa tuyển Việt Nam từ Dubai sang Riyad (Saudi Arabia).
Tuyển Việt Nam từng được biệt đãi khi sang Tây Á đá vòng loại World Cup 2022
Theo AFC, bóng đá Việt Nam đang có những bước đột phá, riêng VFF là một thành viên năng đông. Cũng vì thế, từ năm 2023, AFC quyết định trao cho Việt Nam hai suất (một suất trực tiếp và một suất gián tiếp) tham dự Giải AFC Champions League.
Ngoài ra, các nữ trọng tài FIFA của Việt Nam được đề cử vào danh sách ứng viên trọng tài cho FIFA World Cup Nữ 2023 được tổ chức tại Australia/New Zealand. VFF cũng tiếp tục nhận được hỗ trợ từ FIFA, AFC thông qua các dự án FIFA Forward, chương trình hỗ trợ phát triển AFAP của AFC, Quỹ hỗ trợ UEFA Assist, Quỹ hỗ trợ khẩn cấp của AFC.
VFF khiếu nại trọng tài, AFF Cup quyết định sử dụng công nghệ VAR
Sau khi VFF khiếu nại công tác trọng tài trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2020 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, AFF đồng ý áp dụng công nghệ VAR ở kỳ AFF Cup lần tới.
Ngay sau trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, mà trọng tài Saud Ali Al-Adba (người Qatar) được cho là có các quyết định xử ép đội tuyển Việt Nam, Phó chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã lên tiếng kiến nghị công tác trọng tài.
Ngoài ra, ông Tuấn trên tư cách trưởng Ban thi đấu của VFF cũng đề xuất sử dụng công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) cho giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup).
Công tác trọng tài ở trận Việt Nam gặp Thái Lan tại bán kết lượt đi AFF Cup gây tranh cãi (Ảnh: Getty).
Sau khi có kiến nghị từ phía VFF, Twitter chính thức của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) cho biết tổ chức này đã đồng ý đưa công nghệ VAR vào áp dụng ở kỳ AFF Cup kế tiếp, diễn ra vào năm 2022.
Trang Vocket FC của Malaysia đưa tin: "Sau kiến nghị của VFF, chủ tịch AFF Khiev Sameth đồng ý sử dụng VAR trong quá trình thi đấu AFF Cup 2022, để đảm bảo tất cả các trận đấu diễn ra mà không có tranh cãi liên quan đến công tác trọng tài".
"Ông Trần Quốc Tuấn với tư cách là đại diện Ban thi đấu của AFF Cup 2020 giữa đội tuyển Việt Nam và Thái Lan, là minh chứng cho việc trọng tài không làm tốt nhiệm vụ, mắc nhiều sai lầm làm ảnh hưởng đến kết quả trận đấu", trang báo của Malaysia thông tin thêm.
Trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội tuyển Thái Lan hôm 23/12 là trận đấu có rất nhiều tranh cãi. Trọng tài Saud Ali Al-Adba có nhiều quyết định khiến CĐV Việt Nam phản ứng mạnh.
Tình huống thủ môn Chatchai của Thái Lan kéo Văn Toàn ở cuối hiệp một, nhưng Chatchai chỉ phải nhận thẻ vàng (Ảnh: Getty).
Đáng kể trong số đó là pha bóng mà thủ môn Chatchai Butprom của Thái Lan kéo ngã tiền đạo Văn Toàn bên ngoài khu vực 16m50, nhưng trọng tài chỉ rút thẻ vàng với Chatchai, thay vì một thẻ đỏ như các CĐV Việt Nam đòi hỏi.
Ngoài ra, ở cuối trận, hậu vệ Werathep Pamphom của Thái Lan để bóng chạm tay rõ ràng trong khu vực 16m50, nhưng trọng tài Saud Ali Al-Adba không cho đội tuyển Việt Nam hưởng phạt đền.
Chưa hết, trong hiệp một của trận đấu, Theerathon Bunmathan đánh nguội Quang Hải của đội tuyển Việt Nam, nhưng tổ trọng tài không phát hiện.
Trang Vocket FC của Malaysia cho biết: "Trận bán kết lượt đi giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan trở thành đề tài tranh cãi sôi nổi của người hâm mộ khắp Đông Nam Á. Trọng tài Saud Ali Al-Adba trở thành tâm điểm sự chỉ trích của CĐV Việt Nam".
"CĐV Việt Nam cho rằng trọng tài thiên vị Thái Lan, không cho Việt Nam được hưởng quả đá phạt đền dù bóng chạm tay cầu thủ Thái Lan. Một số quyết định khác của trọng tài cũng không rõ ràng, được bàn tán trên mạng xã hội", trang Vocket FC thông tin tiếp.
AFF Cup 2022 có thể áp dụng VAR Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) sẽ xem xét ý kiến đóng góp của HLV Park Hang-seo về VAR - Công nghệ video hỗ trợ trọng tài ở giải đấu diễn ra vào cuối năm 2022. "Chủ tịch AFF sẽ cân nhắc vấn đề đưa VAR vào giải đấu sắp tới", một quan chức bóng đá tiết lộ với Zing. Tuy...