Lý do của quy định kỳ quặc: Cấm người dân tử vong vào ngày cuối tuần và lễ tết
Thị trưởng của thị trấn đã đưa ra yêu cầu được coi rất kỳ quặc, đó là cấm người dân hay du khách tử vong vào những ngày cuối tuần hay lễ tết.
Khung cảnh thanh bình của thị trấn La Gresle – nơi vừa ban hành lệnh cấm kỳ lạ. (Nguồn: Pexels)
La Gresle là một thị trấn ở vùng nông thôn thuộc ngoại ô thành phố Lyon, phía Đông Nam nước Pháp. Thị trấn nhỏ hiện có khoảng 850 cư dân. Nhưng giống như nhiều cộng đồng nông thôn khác trên toàn nước Pháp, La Gresle đang đối diện với hoàn cảnh thiếu đội ngũ y, bác sỹ và nhân viên y tế.
Vấn đề này ở La Gresle càng trở nên trầm trọng hơn, khi vào đầu tháng 12 vừa qua, cả thị trấn không tìm thấy nổi một bác sỹ để làm giấy chứng tử cho một người già qua đời ở viện dưỡng lão.
Chính điều này khiến Thị trưởng của La Gresle đã đưa ra một lệnh cấm được coi là “kỳ quặc và cực đoan”: người dân và du khách không được chết vào dịp cuối tuần hay những ngày lễ tết.
“Văn phòng dịch vụ y tế khẩn cấp địa phương” (SAMU) từ chối đưa bác sỹ tới chỗ chúng tôi vào ngày cuối tuần và yêu cầu cảnh sát xử lý theo trách nhiệm hành chính, bà Isabelle Dugelet, Thị trưởng của La Gresle cho biết.
Video đang HOT
Và cuối cùng, một bác sỹ ở khu vực lân cận phải lái xe sang thị trấn để giải quyết trường hợp “éo le” này.
Cũng theo bà Dugelet, lệnh “cấm chết” được đưa ra chỉ để đáp trả lại “sự phi lý của hệ thống y tế”. “Những cái chết gần đây vào ngày cuối tuần hay lễ tết là minh chứng cho thấy sự phi lý trong hệ thống y tế và Thị trưởng phải đưa ra lệnh cấm cũng phi lý”, phía Văn phòng Thị trưởng cho hay.
Theo Người đại diện của Văn phòng Thị trưởng, thực chất lệnh cấm này chỉ là “chiêu trò” để thu hút sự chú ý của dư luận tới tình trạng y tế “thảm họa” mà người dân nơi này đang phải đối diện.
Một thị trấn nhỏ thuộc quần đảo Svalbard ở Na Uy – Longyearbyen cũng ban hành lệnh cấm tử cách đây nửa thế kỷ. Nghĩa trang tại địa phương đã đóng cửa không tiếp nhận người mới. Bởi vậy, những người ốm yếu hay sắp lâm chung đều được đưa lên máy bay về đất liền chờ an táng.
Theo baoquocte.vn
Bạn thân 80 năm cuối đời về chung viện dưỡng lão
Hai người bạn già đã chia sẻ vui buồn cùng nhau suốt 80 năm cuộc đời và giờ đây, mọi chuyện càng viên mãn hơn khi họ chuyển đến cùng một nơi chăm sóc.
Bà Olive và Kathleen làm bạn từ năm 11 tuổi tới khi vào viện dưỡng lão
Olive Woodward và Kathleen Saville đều đã 89 tuổi và họ chưa từng xa cách kể từ khi gặp nhau lần đầu tiên ở trường vào năm 11 tuổi. Chồng của họ cùng làm việc cho tập đoàn khai thác than Coal Board, chính vì vậy, hai người cùng sống trên một con đường ở Mansfield, Nottinghamshire (Anh).
Bà Kathleen đã mất chồng là ông Leonard vào năm 1989 sau cuộc hôn nhân 35 năm và mới chuyển đến viện dưỡng lão Berry Hill Park ở Mansfield năm ngoái. Trong khi đó, bà Olive mất chồng là ông Roy vào năm 2004 và đã sống một mình kể từ khi ông ấy qua đời cho đến bây giờ, khi bà quyết định đến viện dưỡng lão để sống cùng người bạn thân thiết.
Hiện tại, cặp bạn già dành toàn bộ thời gian cho nhau để tạo ra những "trò nghịch ngợm". Hai người nói rằng bí mật cho tình bạn lâu dài của mình là không bao giờ cãi vã.
"Chúng tôi 89 tuổi nhưng trông như mới 63. Chúng tôi là bạn tốt và không bao giờ tranh cãi. Chúng tôi trông vẫn ưa nhìn. Cả hai chưa bao giờ mâu thuẫn về bất cứ điều gì. Bà ấy là một người bạn tốt.
Chúng tôi không gây ra bất cứ rắc rối nào trong viện dưỡng lão nhưng đôi khi cả hai hay "chấn chỉnh" nhân viên chăm sóc. Tôi rất vui vì Olive đang ở đây. Hai chúng tôi như trở lại thời nữ sinh, hay cười khúc khích, bôi son đỏ mọng và trưng diện quần áo. Chúng tôi luôn nói với nhau rằng có gì thì cứ khoe ra", bà Kathleen, người từng làm giám sát viên tại tổng đài điện thoại Mansfield nói.
Nhân viên chăm sóc tại viện dưỡng lão cũng rất hâm mộ cặp bạn già năng động
Hai cụ bà quen biết sau khi ngồi cạnh nhau tại trường Ravenshead ở Nottingham, vào năm 1941. Bà Kathleen kết hôn với ông Leonard vào năm 1954 trong khi bà Olive đã gặp ông Roy 2 năm sau đó rồi có 2 cô con gái, 5 người cháu và 4 người chắt.
Hiện tại, sau gần 8 thập kỷ, tình bạn của họ vẫn vẹn nguyên. Bà Kathleen và bà Olive cũng là 2 trong số những cư dân lớn tuổi nhất tại viện dưỡng lão.
"Tôi biết rằng chúng tôi sẽ luôn là bạn khi tôi gặp Olive. Bà ấy có ý nghĩa rất lớn với tôi. Chúng tôi đã trở thành bạn bè bằng cách nói với nhau những gì mình nghĩ và không bao giờ tranh cãi. Nếu Olive đi trước, bà ấy chắc chắn sẽ quay lại tìm tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm bạn trên thiên đường", bà Kathleen nói thêm.
Bà Olive, người từng làm công việc đánh máy đã chuyển đến căn phòng đối diện với bà Kathleen trong khu phức hợp 66 của viện dưỡng lão vào tháng trước. Nói về người bạn tốt của mình, bà Olive cho biết:
"Bà ấy vui vẻ, hay cười và chúng tôi không tranh cãi. Chúng tôi vẫn có khả năng chăm sóc bản thân và chăm sóc lẫn nhau. Chúng tôi sống gần nhau suốt cuộc đời nên sống dưới một viện dưỡng lão dường như là việc hiển nhiên.
Tôi cảm thấy rất may mắn khi có người bạn thân nhất của mình gần kề. Chúng tôi đã cùng nhau xây dựng nhiều kỷ niệm và vẫn tiếp tục tạo ra nhiều kỷ niệm hơn mỗi ngày.
Khi Kathleen chuyển đến viện dưỡng lão, tôi nhớ bà ấy và thường đến thăm bà vào thứ bảy hàng tuần để ăn trưa. Sau đó tôi nghĩ tại sao mình không chuyển đến đây? Nếu tôi không vui hoặc gặp rắc rối, tôi chỉ cần tìm Kathleen và cuối cùng, cả hai sẽ luôn cười".
Theo dân trí
Rào cản nào ngăn trở người già vào viện dưỡng lão? Bên cạnh vấn đề chi phí dành cho viện dưỡng lão thì tâm lý người Việt cũng là yếu tố quan trọng khiến các trung tâm dưỡng lão không được người già lựa chọn. Theo VTC Now