Lý do cốt lõi giúp ông Trump trở lại Nhà Trắng
Ông Donald Trump chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ dựa trên nhiều yếu tố, nhưng có một yếu tố số 1 mà phần lớn giải thích lý do cử tri lựa chọn ông.
Theo kênh CNN ngày 6/11, dựa trên nhiều chỉ số quan trọng, nền kinh tế Mỹ đang phát triển mạnh mẽ, khiến các nước khác phải ghen tị. Tuy nhiên, người dân Mỹ vẫn nhìn nhận kinh tế không tích cực và một số lượng đáng kể cử tri cho rằng Tổng thống Joe Biden và Phó Tổng thống Kamala Harris đã không cải thiện được tình hình tài chính của người dân Mỹ trong bốn năm qua. Các cuộc khảo sát liên tục cho thấy người dân Mỹ có cái nhìn phần lớn tiêu cực về kinh tế Mỹ.
Điều này là do tâm lý về kinh tế không phải lúc nào cũng phù hợp với các số liệu cho thấy nền kinh tế đang tạo thêm việc làm, chi tiêu tiêu dùng tăng và tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tiếp tục bùng nổ. Khi phải trả giá cao cho một ly cà phê hoặc không đủ khả năng mua nhà, những số liệu đó trở nên vô nghĩa. Người dân cảm thấy như “Giấc mơ Mỹ” bị khép lại.
Vì sao nhiều người Mỹ bất mãn về kinh tế?
Ngôi nhà được rao bán tại Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Về nhà ở, giá nhà tại Mỹ đã lập kỷ lục mới trong suốt 15 tháng liên tiếp. Đây là tin tốt cho ai có nhà, nhưng không hề tốt với người chưa có nhà, nhất là khi lãi suất thế chấp vẫn duy trì ở mức cao, gần 7%. Theo Redfin, chỉ 2,5% nhà ở Mỹ đã được mua bán trong năm nay và đây là mức thấp nhất trong 30 năm qua.
Khi không có nhà thì thuê nhà cũng không làm giảm gánh nặng. Khoảng một nửa người thuê nhà tại Mỹ phải chi hơn 30% thu nhập để thuê nhà trong năm 2023. Theo Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị Mỹ, những hộ gia đình chi hơn 30% thu nhập cho tiề.n thuê, trả góp hoặc các chi phí nhà ở khác thì bị coi là đang chịu gánh nặng chi phí.
Khủng hoảng khả năng chi trả nhà ở đã góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ, khiến những người buộc phải chuyển chỗ ở hoặc những người không có nhà gặp khó khăn tài chính. Tuy nhiên, nhiều người không thuộc diện nghèo cũng đang chật vật xoay sở vì chi phí sinh sống trong một ngôi nhà quá cao. Theo khảo sát của Bank of America, khoảng 1/5 hộ gia đình tại Mỹ có thu nhập trên 150.000 USD/năm vẫn sống chật vật.
Về giá cả, lạm phát đã quay về mức bình thường, nhưng điều đó không có nghĩa là giá cả đang giảm mà chỉ là không tăng mạnh như cách đây vài năm.
Giá hiện tại cao hơn khoảng 20% so với khi ông Joe Biden nhậm chức, khiến người dân Mỹ cảm nhận được mức độ ảnh hưởng của lạm phát mỗi khi họ đi mua sắm. Giá xăng đã giảm mạnh trong vài năm qua, từ mức kỷ lục trên 5 USD/gallon vào năm 2022 xuống dưới 3 USD/gallon ở nhiều bang hiện nay. Điều này có giúp ích, nhưng không giải quyết được toàn bộ các vấn đề lạm phát mà nhiều người Mỹ tiếp tục đối mặt hàng ngày.
Về chính trị, cảm nhận của người dân về nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào quan điểm chính trị và số lượng người đăng ký theo đảng Cộng hòa tại Mỹ đang gia tăng.
Video đang HOT
Một nghiên cứu gần đây của Viện Brookings được công bố tuần trước đã phát hiện ra mối tương quan giữa tâm lý kinh tế và liên kết đảng phái chính trị với đảng đang nắm quyền tại Nhà Trắng. Khi ông Trump lên nắm quyền, tâm lý kinh tế của người ủng hộ đảng Cộng hòa tăng vọt, trong khi tâm lý người ủng hộ đảng Dân chủ giảm mạnh. Điều ngược lại xảy ra khi ông Biden lên nắm quyền.
Khi một tổng thống thuộc đảng Cộng hòa điều hành, những người ủng hộ đảng Cộng hòa có xu hướng đán.h giá nền kinh tế tích cực hơn gấp ba lần so với những người ủng hộ đảng Dân chủ khi tổng thống thuộc đảng Dân chủ nắm quyền. Điều ngược lại cũng đúng: Những người ủng hộ đảng Dân chủ thường nhìn nhận nền kinh tế tốt hơn khi tổng thống là người của đảng Dân chủ.
Hiện trạng kinh tế Mỹ thực tế ra sao?
Người dân mua sắm tại siêu thị ở Foster City, California, Mỹ, ngày 15/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Dù vậy, ông Trump sẽ tiếp quản một nền kinh tế mạnh mẽ, ít nhất là theo số liệu báo cáo.
Về việc làm, chỉ số lớn nhất của an ninh kinh tế là liệu người dân có việc làm hay không và tỷ lệ người có việc làm ở Mỹ đang ở mức cao nhất trong lịch sử. Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đã tăng trong năm qua, hiện ở 4,1%, thì đây vẫn là một mức rất tốt.
Advertisements
X
Nền kinh tế Mỹ đã tạo ra việc làm ít hơn trong năm nay, đặc biệt là trong những tháng gần đây. Tháng trước, nền kinh tế chỉ tạo thêm 12.000 việc làm. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn tiếp tục tạo ra trung bình 170.000 việc làm mỗi tháng trong năm nay, gần như ngang bằng với số việc làm đã được tạo ra trong ba năm đầu của nhiệm kỳ ông Trump trước khi COVID-19 xảy ra (175.000 việc làm/tháng).
Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ, các công ty vẫn đang tích cực tuyển dụng, đến mức số lượng vị trí cần tuyển lớn hơn số người Mỹ đang tìm việc.
Về GDP, thước đo tổng quát nhất của nền kinh tế Mỹ đang bùng nổ. GDP đã tăng trưởng ở mức điều chỉnh theo mùa là 2,8% trong quý vừa qua. Đây là một tốc độ lành mạnh theo bất kỳ tiêu chuẩn nào, ngang bằng với tốc độ mở rộng kinh tế trong nhiệm kỳ của ông Trump trước đó, khi người dân cảm thấy tốt hơn nhiều về tình hình kinh tế.
Điều này cũng giúp kinh tế Mỹ trở thành niềm tự hào của thế giới: Dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ mạnh nhất trong nhóm các nền kinh tế G7 trong năm nay.
Về thu nhập, tiề.n lương của người lao động không còn tăng mạnh như cách đây vài năm khi lạm phát thực sự vượt khỏi tầm kiểm soát. Tuy nhiên, lương vẫn tăng ở mức 3,9%. Đây vẫn là mức tăng nhanh hơn lạm phát, nghĩa là số tiề.n người dân Mỹ có thể chi tiêu đang tăng lên.
Thu nhập khả dụng theo đầu người điều chỉnh theo lạm phát đã tăng tháng thứ 27 liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất trong lịch sử.
Về tiêu dùng, bất chấp các cuộc khảo sát trái chiều, người tiêu dùng đang thể hiện như thể nền kinh tế đang tốt. Chi tiêu tiêu dùng, chiếm 2/3 nền kinh tế Mỹ, đang tăng mạnh, tăng 3,7% trong quý vừa qua và là mức tăng trưởng cao nhất kể từ quý đầu tiên của năm 2023.
Niềm tin của người tiêu dùng cũng đang tăng và tăng vọt vào tháng 10. Đây là mức tăng lớn nhất trong các khảo sát kể từ tháng 3/2021. Tuy nhiên, niềm tin này vẫn thấp hơn nhiều so với trước đại dịch, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump tuyên bố đắc cử tổng thống Mỹ
Điện Kremlin cho biết quan hệ với Mỹ đang ở mức thấp kỷ lục, nhưng Moskva sẵn sàng đối thoại và sẽ chờ xem điều gì sẽ xảy ra nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025.
Ngày 6/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết ông không biết về bất kỳ kế hoạch nào của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin để chúc mừng ông Trump, người đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
"Đừng quên rằng chúng ta đang nói về một quốc gia không thân thiện, quốc gia này đang tham gia trực tiếp và gián tiếp vào một cuộc chiến chống lại nhà nước của chúng ta," ông Peskov nói.
Theo hãng tin Reuters, phát biểu này của người phát ngôn Điện Kremlin dường như ám chỉ sự hỗ trợ của Mỹ đối với Ukraine.
Khi được hỏi liệu quan hệ Nga - Mỹ có trở nên tồi tệ hơn nếu Tổng thống Putin không chúc mừng ông Trump hay không, người phát ngôn Điện Kremlin trả lời: "Nó (quan hệ Nga - Mỹ) gần như không thể tồi tệ hơn nữa, quan hệ hiện đang ở mức thấp kỷ lục trong lịch sử. Những gì xảy ra tiếp theo sẽ phụ thuộc vào chính quyền Mỹ sắp tới".
Ông Peskov cho biết thêm: "Tổng thống Putin đã nhiều lần nói rằng ông ấy sẵn sàng đối thoại mang tính xây dựng trên cơ sở công bằng và bình đẳng, cũng như sẵn sàng xem xét những mối quan tâm của nhau..."
Tuy nhiên, theo người phát ngôn Điện Kremlin, hiện tại, chính quyền Mỹ đang đối lập hoàn toàn và cần chờ xem những gì sẽ xảy ra vào tháng 1/2025 (thời điểm ông Trump nhậm chức).
Trong chiến dịch bầu cử của mình, ông Trump đã đưa ra những phát ngôn mạnh mẽ, nhưng ứng cử viên đảng Cộng hoà cũng đã nói về việc chấm dứt vòng xoáy của "những cuộc chiến cũ kéo dài và khơi mào những cuộc chiến mới".
Do đó, ông Peskov cho hay Liên bang Nga sẽ quan sát xem liệu ông Trump có thay đổi giọng điệu khi chuẩn bị bước vào Phòng Bầu Dục hay không,.
"Vì vậy, chúng tôi nói rằng chúng tôi sẽ phân tích cẩn thận mọi thứ, theo dõi mọi thứ và sẽ rút ra kết luận dựa trên những lời nói cụ thể và những bước đi cụ thể," ông Peskov nói.
Trước đó vào sáng 6/11, theo giờ địa phương, trong phát biểu trước đám đông ủng hộ tại Trung tâm Hội nghị Quận Palm Beach, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng chiến thắng của ông trong cuộc đua với Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris là "chiến thắng chính trị mà đất nước chưa từng thấy trước đây".
Theo Reuters, ban đầu, ngoài Fox News, các hãng tin khác vẫn chưa công bố chiến thắng cho ông Trump, nhưng ứng cử viên đảng Cộng hoà dường như đang trên đà chiến thắng sau khi giành được các bang chiến địa quan trọng như Pennsylvania, North Carolina và Georgia, đồng thời dẫn trước ở bốn bang khác.
Cựu tổng thống Mỹ cũng đang thể hiện sức mạnh trên phạm vi rộng lớn khắp cả nước, cải thiện hiệu suất của mình so với năm 2020 ở mọi nơi từ vùng nông thôn đến các trung tâm đô thị.
Sau khi chính thức giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, ông Donald Trump, 78 tuổ.i, sẽ trở thành Tổng thống đầu tiên giành chiến thắng trong các nhiệm kỳ không liên tiếp trong hơn một thế kỷ, sau khi Grover Cleveland làm được điều tương tự vào năm 1884.
Cả hai ứng cử viên tổng thống Mỹ năm nay, gồm ông Trump và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đều chiếm ưu thế ở các khu vực truyền thống của mình và khi đêm bầu cử dần trôi qua, ứng cử viên đảng Cộng hoà bắt đầu dẫn đầu ở hầu hết các bang chiến địa, cuối cùng đã tuyên bố chiến thắng.
Sau đó, hàng loạt hãng tin, bao gồm CNN, AP cũng tuyên bố ông Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024.
Dự kiến, các đại cử tri đoàn tại các bang sẽ nhóm họp vào ngày 17/12 tới để bỏ phiếu đại cử tri chính thức bầu ông Trump làm tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.
Ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol vào ngày 20/1/2025.
Ông Trump sẽ phát biểu trước người ủng hộ ở Florida; bà Harris hoãn diễn văn Ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đang chuẩn bị đến trung tâm hội nghị ở Palm Beach (bang Florida) để phát biểu trước những người ủng hộ. Ông Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN Thông tin trên do một trợ lý chiến dịch của ông Trump nói với hãng tin Reuters. Gia đình ông Trump đã bắt đầu đến buổi tiệc...