Lý do Công Phượng mất phong độ
Công Phượng đang trải qua giai đoạn khó khăn khi anh không thể tỏa sáng ở cả cấp câu lạc bộ lẫn đội tuyển quốc gia.
Từng là niềm hy vọng lớn một thời, Nguyễn Công Phượng bây giờ đang chững lại dù anh mới bước vào độ tuổi chín muồi của sự nghiệp.
Quả ngon nhưng chín sớm
Công Phượng năm nay 27 tuổi. Về lý thuyết, đó phải là giai đoạn rực rỡ nhất của cầu thủ bóng đá. Nhưng dường như những tháng ngày đẹp nhất của Phượng đã ở sau lưng.
Chuyện sa sút của Phượng không nằm ở những lý do như vướng bận gia đình, bê bối xã hội… Phượng được đánh giá cao trong sinh hoạt, tập luyện, chuyện sa sút phong độ của anh chỉ thuần túy thuộc về chuyên môn.
Cùng với đa số các cầu thủ HAGL, thời đẹp nhất của Công Phượng được định danh ở cái mốc U19. Những năm tháng ấy, lối đá tưng bừng, cống hiến, đậm chất kỹ thuật với những pha đập nhả kiểu Arsenal mà thầy Guillaume Graechen thổi vào lứa “gà nòi” nhà bầu Đức đã làm sống lại cả nền bóng đá Việt Nam.
Công Phượng là ngôi sao có sức hút của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Quang Thịnh.
Nhờ dòng chảy tươi mới U19, người hâm mộ có thể tạm quên đi những thất bại đắng cay của tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2014, của U23 Việt Nam tại SEA Games 2013… Họ nhìn vào Công Phượng như “Messi” của tương lai, nhìn vào tập thể gồm những Lương Xuân Trường, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Văn Toàn, Vũ Văn Thanh, Trần Hữu Đông Triều… như thế hệ lĩnh xướng các mục tiêu vàng đang còn khắc khoải.
Nhưng thật tiếc, trong 8 năm qua, sự trưởng thành của Công Phượng và đồng đội không tương xứng với giấc mơ đặt trên vai. Họ không thể đoạt HCV SEA Games, và chức vô địch AFF Cup 2018 lại ghi dấu ấn Đỗ Hùng Dũng, Nguyễn Trọng Hoàng, Nguyễn Quang Hải, Nguyễn Anh Đức… chứ không phải bất cứ cầu thủ HAGL nào.
Bóng đá Việt Nam dưới triều đại HLV Park Hang-seo đi hết dấu son này qua kỳ tích khác. Công Phượng và những đứa con bầu Đức có khởi đầu ấn tượng cùng ông Park ở vòng chung kết U23 châu Á Thường Châu, trở thành lực lượng không thể thiếu của nhà cầm quân người Hàn Quốc tại tất cả mặt trận (từ ASIAD, Asian Cup cho đến các vòng loại World Cup oanh liệt), nhưng càng về cuối hành trình, vai trò của nhóm cầu thủ phố núi càng phai nhạt.
Video đang HOT
Thất sủng trên tuyển Việt Nam
Bản thân thầy Park trước những chiến dịch lớn vẫn luôn đặt hy vọng vào sự kết nối của các cầu thủ HAGL. Nhưng sử dụng quân HAGL, trong đó hạt nhân chính là Công Phượng, đã khiến ông Park gặp không ít vấn đề.
Hạn chế lớn nhất của nhóm cầu thủ này là ý thức phòng ngự. Dù Tuấn Anh hoặc Xuân Trường “bám chốt” tiền vệ đánh chặn, Hồng Duy, Văn Thanh nhiều lần được bố trí chơi hậu vệ cánh cùng nhau, nhưng người ta không cảm nhận được sự chắc chắn, an toàn ở những vị trí này.
Công Phượng cũng lớn lên từ lò đào tạo chú trọng tấn công hơn phòng thủ, tôn thờ sự hoa mỹ mà quên mất cái thực dụng. HLV Toshya Miura, Nguyễn Hữu Thắng, rồi đến thầy Park đã đưa Phượng vào khuôn khổ, buộc anh chơi thứ bóng đá đơn giản, ít chạm và đuổi bóng, giành bóng ngay khi mất. Nhưng khi ấy, Phượng không còn là Phượng.
Phượng chỉ hữu ích khi anh được đá tự do một chút, phiêu lưu một chút và có ai đó sẵn sàng ở cạnh anh để “vá” những sơ suất phát sinh. Điều này có thể chấp nhận được trước những đối thủ như Timor Leste, Lào, Campuchia… Nhưng mọi thứ sẽ khác nếu bên kia chiến tuyến là Malaysia, Indonesia hoặc Thái Lan. Khi tuyển Việt Nam ra đến vòng loại thứ 3 World Cup, tất yếu không còn đất diễn cho Công Phượng mang hình hài nghệ sĩ.
Công Phượng không thể tỏa sáng ở vòng loại World Cup thứ 3 khu vực châu Á.
HLV Park Hang-seo chưa bao giờ muốn loại bỏ Phượng, nhưng ông cũng chỉ có thể dùng anh như phương án dự phòng. Theo ý tưởng ấy, Phượng luôn là lựa chọn phía sau Phan Văn Đức và từ nay, có thể sau cả Phạm Tuấn Hải. Tùy thời điểm, tùy sự tập trung của đối thủ, ông sẽ tung Phượng vào sân để tìm những giải pháp đột biến hoặc đóng vai “quấy rối”, tạo khoảng trống cho những tiền đạo mục tiêu.
Tiếc là trước Australia, Saudi Arabia, Nhật Bản, Oman… kỹ thuật, tốc độ và sự bất ngờ của Phượng không có nhiều ý nghĩa. Kiểu năng lực đặc trưng ấy không thể áp dụng trước những đối thủ nhanh hơn mình, khéo hơn mình, và dường như đọc được luôn ý nghĩ của mình.
Trong lần hiếm hoi được ông Park xếp đá chính thay Tiến Linh ở vị trí mũi nhọn, Phượng hoàn toàn mờ nhạt giữa thế trận tấn công vũ bão của các tuyển thủ Nhật Bản. Đó là bi kịch không của riêng Công Phượng, nhưng nó khiến anh trực tiếp “mất điểm” thêm trong mắt thầy Park.
Bế tắc với HAGL
Nếu V.League 2021 đánh dấu sự trở lại bất ngờ (tiếc rằng chưa trọn vẹn) của HAGL nói chung và cá nhân Công Phượng nói riêng, mùa giải 2022 đang diễn ra theo chiều ngược lại. Hiệu ứng phép màu của HLV Kiatisuk đang phai lạt, khiến đội chủ sân Pleiku bắt đầu sa vào lối mòn xưa cũ.
V.League 2022 đi qua 4 vòng, HAGL hòa 3, thua 1. Ở Cúp Quốc gia, HAGL tiếp tục hòa không bàn thắng, nhưng đi tiếp nhờ thắng luân lưu. Bầu Đức bảo kết quả như thế không sao cả. Zico Thái vững tin khởi đầu chậm chạp, không có nghĩa là tắt hy vọng vô địch. Nhưng rõ ràng, ở HAGL đang hiện ra núi những khó khăn.
Khó khăn nhìn thấy đầu tiên là chiến thuật kéo Công Phượng lùi sâu như tiền vệ đã hoàn toàn bị bắt bài. Trong bối cảnh những vệ tinh xung quanh như Xuân Trường, Tuấn Anh mất phong độ, Minh Vương bị ảnh hưởng chấn thương, người trẻ trung, năng động hơn cả là Triệu Việt Hưng lại được mang cho CLB Hải Phòng mượn, Công Phượng thành kẻ lạc lõng trong chính ngôi nhà thân thuộc của mình.
Phượng là mẫu cầu thủ sống nhờ kỹ thuật, nhưng lại cần khoảng trống. Khi đối phương quây chặt, cách cầm bóng của Phượng bỗng trở nên mạo hiểm. Để Phượng càng gần khu vực giữa sân, nguy cơ mất bóng và bị phản công vỗ mặt càng lớn với HAGL.
Công Phượng và HAGL thi đấu không tốt tại V.League mùa này. Ảnh: Quang Thịnh.
Đó là lý do ở trận thứ 4 của V.League năm nay gặp Viettel, Zico Thái đã trả Phượng về vị trí cao hơn, để anh tìm liên lạc với Văn Toàn, Brandao. Cầu thủ quê Đô Lương đã kịp có cú đúp, nhưng cũng chỉ đủ mang về một điểm và chừng đó là quá ít so với kỳ vọng.
Khó khăn lớn nữa mà chính những người ở Pleiku cũng phải thừa nhận, đó là sự sa sút về thể lực của Công Phượng và đồng đội. Ông Park nhắc đến họ với trạng thái “chán bóng”. Thực ra, đấy là sức ỳ của nhóm cầu thủ dành thời gian tập trung đội tuyển quá nhiều, nhưng lại được chơi khá ít.
Những bài tập sức bền, sức nhanh ở đội tuyển và HAGL không thể ăn khớp với nhau, điều đó dẫn đến sự lệch pha về thể lực giữa nhóm đi tuyển với phần còn lại. Điều chỉnh trạng thái cân bằng giữa 2 nhóm này là công việc phức tạp, rất may là Kiatisuk có thể trông vào quãng nghỉ dài của V.League để cải thiện tình hình.
Đây chẳng phải là lần đầu tiên Công Phượng sa sút phong độ trong thời gian không ngắn. Chỉ khác là những lần trước, nếu thất bại ở CLB, Phượng tìm thấy niềm vui ở đội tuyển hoặc ngược lại. Còn lúc này, khó khăn bủa vây anh cả hai nơi.
Cầu thủ từng nổi chẳng kém Công Phượng bị CLB V.League thanh lý hợp đồng sớm, trả về HAGL?
CLB Hải Phòng mượn tới 15 cầu thủ của HAGL để chuẩn bị lực lượng cho V.League 2022. Tuy nhiên không phải ai cũng được giữ lại.
Theo tìm hiểu, đội bóng đất Cảng nhiều khả năng sẽ không điền tên Trần Hữu Đông Triều vào danh sách tham dự V.League 2022. Cầu thủ này tới Hải Phòng hồi tháng 7 vừa qua với bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 1,5 năm. Tuy nhiên anh đã không đáp ứng được yêu cầu của HLV Chu Đình Nghiêm và gần như sẽ bị thanh lý hợp đồng sớm.
Đông Triều chỉ có 2 lần được ra sân trong 2 mùa giải gần nhất. (Ảnh: Cao Nguyên)
Nếu điều này xảy ra, chuỗi ngày thất vọng của Đông Triều sẽ tiếp tục kéo dài. Ở tuổi 17, Đông Triều cùng Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường được HLV Arsene Wenger đánh giá cao và triệu tập sang Trung tâm huấn luyện Arsenal tại London để tập luyện, thi đấu cọ xát cùng với các cầu thủ xuất sắc nhất của U18 Arsenal.
Những năm tiếp theo, Đông Triều tiếp tục là cái tên quen thuộc trong thành phần U19 Việt Nam. Nhưng rồi sau thành công ban đầu ở lứa trẻ, cầu thủ quê Quảng Nam dần sa sút. Giờ đây trong khi những người đồng đội dần trở thành trụ cột ở HAGL và thăng hoa dưới bàn tay HLV Kiatisuk và trở thành trụ cột ở CLB lẫn ĐTQG, thì Đông Triều gần như mất tích.
Đông Triều cùng Xuân Trường, Công Phượng, Tuấn Anh khi tập luyện tại Arsenal.
Gặp khó khi đá trung vệ vì chiều cao khiêm tốn (1m70), Đông Triều được chuyển lên đá tiền vệ trung tâm. Nhưng trong đội hình có sự góp mặt của Tuấn Anh, Xuân Trường, Minh Vương, rồi cả đàn em Việt Hưng, cầu thủ sinh năm 1995 không tìm được chỗ đứng.
Mùa giải 2019, Đông Triều chuyển tới CLB Bình Dương với bản hợp đồng cho mượn có thời hạn 2 năm. Tuy nhiên mọi việc cũng chẳng khá hơn là bao.
Đông Triều có 10 lần ra sân ở V.League 2019, giành huy chương đồng Cúp Quốc gia, nhưng sự đóng góp của anh cho Bình Dương là không nhiều. Để rồi sau khi HLV Trần Minh Chiến xin từ chức, cái tên Đông Triều gần như biến mất khỏi đội bóng đất Thủ. Suốt mùa giải 2020, người ta chỉ một lần được thấy Đông Triều ra sân thi đấu.
Trở lại HAGL vào mùa giải 2021, Đông Triều chỉ có 1 lần được ra sân trong trận gặp An Giang ở vòng sơ loại Cúp Quốc gia. Đáng tiếc, anh cũng không thể hiện được nhiều.
Chuẩn bị bước sang tuổi 27, tương lai của Đông Triều đang là dấu hỏi lớn bởi anh cũng khó có thể tìm được chỗ đứng khi trở lại HAGL vào thời điểm này.
"Binh biến" ở câu lạc bộ Hải Phòng V.League 2021 đã khép lại một cách dở dang, nhưng không vì thế mà nhiều câu chuyện bên lề giải đấu sớm chấm dứt. Đội bóng trung tâm của những rắc rối trong thời gian qua là CLB Hải Phòng. Họ là một trong những đội bóng lên tiếng mạnh mẽ nhất về công tác tổ chức giải thiếu chuyên nghiệp, nhưng rồi...