Lý do chính phủ Thụy Điển ‘trả lương’ cho các ông bà chăm cháu
Hãng tin Bloomberg nhận định rằng chương trình của chính phủ Thụy Điển “ trả lương” cho các ông bà phải chăm sóc cháu thoạt nghe có vẻ khó tin nhưng có những lý do kinh tế chính đáng đằng sau nó.
Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images
Công dân Thụy Điển có quyền nghỉ làm hoàn toàn khi con họ chào đời. Cha mẹ được nghỉ phép có lương trong 480 ngày (16 tháng) cho mỗi đứa trẻ. Trong đó, họ được hưởng 80% lương trong 390 ngày và 90 ngày còn lại là khoản trợ cấp giới hạn ở mức cơ bản 180 kronor (431.000 đồng) mỗi ngày.
Quốc hội Thụy Điển vào tháng 12/2023 thông qua đề xuất của chính phủ tạo điều kiện để các cặp vợ chồng có con nhỏ chuyển một phần tiền trợ cấp nghỉ phép cho ông bà của đứa trẻ. Theo Cơ quan Bảo hiểm Xã hội Thụy Điển, một cặp vợ chồng có thể chuyển tối đa trợ cấp 45 ngày cho người khác trong khi cha/mẹ đơn thân có thể chuyển 90 ngày. Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson ca ngợi đây là cuộc cải cách giúp ông bà cũng được nghỉ phép có lương để trông cháu.
Video đang HOT
Thụy Điển được coi là một trong những quốc gia tiến bộ nhất trong hỗ trợ bậc cha mẹ và các gia đình cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Cha mẹ cũng được quyền giảm giờ làm cho đến khi con họ 8 tuổi, đặc biệt, nhân viên chính phủ có thể được giảm số giờ làm việc cho đến khi con họ tròn 12 tuổi. Bên cạnh đó, Thụy Điển từ lâu đã có các cơ sở chăm sóc trẻ em hạng nhất và được trợ cấp tốt, ngoài ra, quốc gia này có mức chi tiêu chính phủ và thuế cao. Bởi vậy, có nhiều băn khoăn về lợi ích bổ sung và chi phí dành cho chương trình này.
Cây bút Tyler Cowen của Bloomberg nhận định rằng chính sách của Thụy Điển tuân thủ khá tốt một số nguyên tắc kinh tế cơ bản, cụ thể là nguyên lý Pareto – một lượng nhỏ công việc hoặc nguồn lực như thời gian, tiền bạc… có thể tạo ra nhiều kết quả.
Thực tế là các bậc cha mẹ Thụy Điển được nghỉ phép có lương sau khi sinh con. Vì vậy, có thể nói rằng họ được trả lương để chăm sóc con cái. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ vẫn cần quay trở lại với guồng quay công việc sau một thời gian nghỉ. Trong trường hợp này, chính phủ Thụy Điển đã bổ sung thêm ông bà vào chương trình này.
Nếu ông bà được “nhận lương” từ chính phủ để chăm sóc cháu, điều này tương đương cả đại gia đình không mất tiền hỗ trợ khi bậc cha mẹ quay trở lại làm việc.
Ngoài ra, một yếu tố đáng chú ý là nếu bậc phụ huynh quay trở lại làm việc sau khi nghỉ phép nuôi con và có thu nhập cao thì doanh thu thuế của chính phủ sẽ tăng lên. Điều đó sẽ giúp chính phủ có thêm nguồn vốn chi trả cho chính sách này. Chính sách này còn đặc biệt hữu dụng đối với các bậc cha mẹ đơn thân.
Những người ủng hộ chính sách này còn cho rằng nó có thể giúp các bậc phụ huynh quay trở lại làm việc và cũng khiến ông bà hạnh phúc hơn. Trẻ em cũng được hưởng lợi.
Thụy Điển kêu gọi EU tăng cường an ninh
Ngày 17/10, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson kêu gọi các nước Liên minh châu Âu (EU) tăng cường kiểm soát an ninh tại biên giới và đảm bảo an ninh nội địa sau vụ một tay súng sát hại 2 công dân Thụy Điển ở Brussels (Bỉ) một ngày trước đó.
Cảnh sát Bỉ phong tỏa hiện trường vụ nổ súng tại Brussels, tối 16/10/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Bỉ đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng ở sân vận động King Baudouin ở thủ đô Brussels tối 16/10, khiến 2 công dân Thụy Điển thiệt mạng và một người bị thương. Một đối tượng là nam giới, tự nhận là thành viên của tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo "( IS) tự xưng, đã tuyên bố thực hiện vụ tấn công này. Cảnh sát Brussels đã bắn bị thương nghi phạm 45 tuổi, người Tunisia. Nghi phạm đã chết trong bệnh viện.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Kristersson nêu rõ: "Tất cả các dấu hiệu cho thấy đây là một cuộc tấn công khủng bố nhằm vào đất nước và công dân Thụy Điển chỉ bởi vì họ là người Thụy Điển". Ông nhấn mạnh rằng Thụy Điển và EU cần bảo vệ tốt hơn khu vực biên giới của mình và đảm bảo rằng các phần tử nguy hiểm không thể ở lại bất hợp pháp trong lãnh thổ của mình. Thủ tướng Kristersson khẳng định hiện là thời điểm các nước châu Âu cần tăng cường an ninh.
Trước đó, từ tháng 8, Thụy Điển đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao thứ 2, sau hàng loạt vụ đốt bản sao cuốn kinh Koran và các hành động khác nhằm vào cuốn sách linh thiêng của người Hồi giáo. Chính phủ Thụy Điển cũng cảnh báo rằng đất nước đang trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của các tay súng thánh chiến cũng như của những thông tin sai lệch trên các nền tảng mạng xã hội về các vấn đề như các vụ đốt kinh Koran.
Trong một diễn biến liên quan, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh "chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo" quay trở lại đang đặt ra mối đe dọa đối với tất cả các nước châu Âu.
Phát biểu trong chuyến thăm Albania ngày 17/10, ông bày tỏ đau buồn về những gì đã xảy ra ngày 16/10 tại Brussels, cho thấy tất cả các nước châu Âu đều đang trở nên dễ bị tổn thương với sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo.
Thủ tướng Thụy Điển lo ngại hậu quả của các cuộc biểu tình đốt kinh Koran Ngày 27/7, Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson bày tỏ "vô cùng quan ngại" về những hậu quả nếu tiếp tục diễn ra các cuộc biểu tình, trong đó có hành vi báng bổ bản sao cuốn kinh Koran. Biểu tình tại Kufa, Iraq, ngày 21/7/2023, phản đối hành vi đốt kinh Koran. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn hãng tin TT của...