Lý do cha mẹ cần chấm dứt ngay hình phạt với trẻ
Trừng phạt không thể khiến trẻ thay đổi hành vi, mà còn phá hỏng tình mẫu – phụ tử, gây ra nỗi sợ hãi, thúc đẩy hành vi tiêu cực.
Dưới đây là những lý do trừng phạt trẻ chỉ gây bất lợi:
Phản ứng thái quá gây ra cảm xúc tiêu cực
Khi trẻ cố ý hoặc vô thức làm bạn tổn thương hoặc khiến bạn bực mình, bạn sẽ rất khó giữ bình tĩnh và nghĩ ngay tới hình phạt để buộc trẻ chấm dứt hành động đó. Nhưng cảm cảm xúc tiêu cực cùng hành vi của bạn sẽ ảnh hưởng tới cả bạn và trẻ, thậm chí có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần cho chúng.
Sử dụng hình phạt là hành vi lười biếng
Trừng phạt trẻ là một hình thức giao tiếp dễ dàng nhất mà bất cứ cha mẹ nào cũng có thể làm được. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ không phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ, giải thích, thương lượng với trẻ. Bạn cũng sẽ không phải nỗ lực tìm ra một phương pháp dạy con hiệu quả nhất. Vì thế đây chắc chắn không phải là cách nuôi dạy nên một đứa trẻ hạnh phúc và khỏe mạnh.
Không xây dựng tính kỷ luật, tự giác ở trẻ
Mục đích của việc nuôi dạy con chính là khi trưởng thành trẻ có thể đưa ra quyết định đúng đắn dựa trên những hiểu biết của mình.
Nếu bạn thường xuyên trừng phạt con cái và không giải thích cho chúng biết về hậu quả hành vi của chúng, chúng sẽ không thể phân tích và hiểu được điều gì đúng, điều gì sai trong tương lai, mà chỉ biết rằng có những điều là xấu hoặc bố mẹ chúng không thích những điều này. Những đứa trẻ này cũng không có tính kỷ luật tự giác hay đồng cảm vì không ai dạy cho chúng điều đó.
Ảnh: Brightside.
Video đang HOT
Hình phạt không thể thay đổi hành vi của trẻ
Trẻ không thể học hỏi và tiếp thu khi chúng cảm thấy sợ hãi, thiếu tôn trọng hoặc đang muốn nổi loạn. Và đó chính là cảm giác của chúng khi bị cha mẹ phạt. Vì vậy, ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình đang dạy con cách cư xử đúng đắn với những hình phạt thì thực tế bạn đang gửi một thông điệp đơn giản tới trẻ – “Con đã làm sai và đây là hậu quả con phải chịu”.
Thông điệp này đặt trẻ vào một cảm xúc không thoải mái và chúng sẽ không biết cách tự tìm ra hành vi đúng. Do đó, cảm xúc tiêu cực bị kìm hãm của trẻ sẽ bùng phát lên sau đó khi gặp tình huống tương tự.
Khiến trẻ mất đi lòng tự trọng
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ phản ứng với hình phạt theo cách sau: Bố mẹ không yêu mình và mình đã làm điều sai trái. Ngay cả khi bạn không có ý định làm cho trẻ cảm thấy như vậy, nhưng hình phạt thì vẫn thể hiện điều đó. Điều này chắc chắn gây tổn hại cho sức khỏe tinh thần của trẻ, khiến chúng gặp phải những vấn đề tâm lý trong tương lai.
Gây nỗi sợ hãi cho trẻ
Trước khi trừng phạt con, bạn hãy tự hỏi mình một câu hỏi đơn giản rằng liệu bạn có muốn chúng sợ bạn không? Chắc chắn là Không. Vấn đề là hình phạt sẽ luon tạo ra mối quan hệ không tốt và nó gắn liền với sự sợ hãi. Trong mối quan hệ này, trẻ sẽ trở nên lo lắng và sợ hãi mỗi khi làm điều gì đó mà bố mẹ không hài lòng.
Phá hỏng mối quan hệ cha – con, mẹ – con
Hình phạt không nên xuất hiện trong mối quan hệ gia đình, đặc biệt là tình mẫu tử. Sử dụng hình phạt sẽ tạo ra một ranh giới vô tận giữa cha mẹ và con cái. Sự hiểu lầm tiềm ẩn này khiến cả hai không hài lòng với vai trò của mình.
Do đó, hình phạt sẽ khiến vai trò và sức mạnh của cha mẹ với con cái giảm sút. Khi lớn lên, chúng sẽ không tìm đến bạn khi cần những lời khuyên hay sự giúp đỡ.
Gây ra những hành vi tiêu cực hơn
Đôi khi sự trừng phạt không mang lại hiệu quả như bạn mong đợi và nó có thể dẫn tới những cảm xúc tiêu cực và hành vi sai lầm. Khi trẻ làm điều gì đó xấu và bị trừng phạt, cha mẹ chắc chắn sẽ muốn chúng hối lỗi và thay đổi hành vi. Nhưng bất chấp hi vọng của bạn, chúng càng cảm thấy bực bội, thậm chí cư xử tệ hơn trước.
Lý do khá đơn giản là bởi vì kiểu nuôi dạy con độc tài với những hình phạt thường xuyên chỉ khiến trẻ muốn làm tổn thương bạn và suy nghĩ kinh khủng hơn, tìm cách né tránh để không bị phạt lần sau.
Trẻ dùng sức mạnh để trừng phạt kẻ yếu hơn mình
Trong mắt trẻ, cha mẹ là nguồn sức mạnh và quyền lực lớn nhất. Vì vậy, nếu bạn lạm dụng sức mạnh thể chất và tinh thần của mình để thực thi các hình phạt với trẻ, trẻ sẽ nghĩ rằng điều đó hoàn toàn ổn và đây là cách mà thế giới vận hành. Nó mang lại một công thức hoàn hảo để trẻ bắt nạt kẻ yếu hơn mình. Chúng sẽ sử dụng sức mạnh và sự trừng phạt để đạt được bất cứ thứ gì chúng muốn.
Phương Lam
Theo Brightside/VNE
Yếu tố để thành công
Nếu tiếng Đức là chìa khóa mở cánh cửa thành công thì tính kỷ luật và phong cách chuyên nghiệp là con đường ngắn nhất để bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp khi sang Đức du học nghề
Với bề dày phát triển công nghiệp, dịch vụ chuyên nghiệp và cuộc sống ở mức cao nhất nhì thế giới, nước Đức luôn chào đón tất cả những lao động được đào tạo bài bản, giỏi tiếng Đức và có tính kỷ luật cao. Đó là những điều kiện cơ bản để bạn trẻ đạt được thành công khi sang Đức du học nghề.
Giỏi tiếng Đức là lợi thế
Theo quy định hiện hành, người nước ngoài sang Đức du học nghề buộc phải có trình độ B1 và B2 tiếng Đức. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Du, Viện trưởng Viện Kinh tế và Công nghệ Đông Á (IET), sẽ rất khó khăn nếu như sang Đức du học nghề với trình độ B1, bởi người học sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là trong giai đoạn đầu. "Với trình độ B1, người học vẫn phải học tiếp lên trình độ B2 và việc này sẽ mất khá nhiều thời gian. Ngược lại, nếu đã đạt trình độ B2, người học sẽ hòa nhập nhanh chóng và có được sự tự tin nhất định. Nói cách khác, tiếng Đức chính là chìa khóa mở toang cánh cửa thành công cho sự nghiệp của người học" - ông Du thông tin.
Bạn Trần Hoài Linh (bên trái) du học nghề ngành nhà hàng - khách sạn tại TP Weimar, bang Thringen - CHLB Đức
Là người đã hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo nghề điều dưỡng tại Đức, chị Nguyễn Thị Ngọc Vân (TP Stuttgart, bang Baden-Wrttemberg) cho rằng tiếng Đức là yếu tố quyết định sự thành bại của người học tại Đức. Lúc sang Đức du học nghề điều dưỡng, với trình độ B1, chị gặp muôn vàn khó khăn với việc học lý thuyết bởi giảng viên dạy rất nhanh, trong khi phản xạ tiếng Đức và vốn từ của chị còn hạn chế.
Do đó, chị phải dành rất nhiều thời gian ban đêm để rèn giũa thêm tiếng Đức. "Khi vừa sang, tôi bị stress khủng khiếp bởi trình độ Đức ngữ hạn chế. Học tiếng Đức không khó nhưng do mình không có môi trường để trau dồi, rèn luyện nên khi vừa sang, bản thân tôi rất hụt hẫng. Cũng may là tôi cân đối được thời gian cho việc học tiếng nên mọi khó khăn được giải quyết. Việc mạnh dạn giao tiếp với người bản địa cũng giúp tôi có được sự tự tin nhất định" - chị Vân cho biết. Nhờ những nỗ lực này mà chị Vân đã vượt qua kỳ thi tốt nghiệp và có việc làm ổn định.
Làm ra làm, nghỉ ra nghỉ
Ngoài việc học tiếng Đức thật tốt, chị Vân cũng khuyên các bạn trẻ có ý định du học cần rèn luyện tác phong công nghiệp để không bỡ ngỡ với phong cách làm việc của người Đức.
Với người Đức, kỷ luật góp phần tạo ra năng suất lao động và phong cách làm việc chuyên nghiệp chính là giá trị của lao động thông qua sản phẩm. Nhiều học viên Việt Nam hay nói với nhau rằng với người Đức, 16 giờ chiều thực chất không phải là 16 giờ chiều, mà là 15 giờ 55 phút. Tại sao có chuyện như vậy? Đó chính là thời gian bởi người Đức luôn coi thời gian là tiền bạc. Họ không muốn để mất thời gian chết cho bất cứ công việc gì và luôn đúng giờ, thậm chí đến sớm hơn 5 phút cho các cuộc hẹn kể cả cho công việc hay chỉ là đi uống cà phê. Bạn Lê Trung Thành - du học nghề ngành điều dưỡng tại TP Chemnitz, bang Sachsen - cho biết đối với người Đức, làm ra làm, nghỉ ra nghỉ chứ không có chuyện nhập nhằng vừa làm vừa chơi như người Việt. "Ở Đức, người lao động phải dành trọn vẹn 8 giờ để làm việc và bạn khó dư ra phút nào cho việc khác.
Chính vì vậy, để thích nghi với cuộc sống ở Đức, các bạn trẻ nên rèn cho mình phong cách chuyên nghiệp và tính kỷ luật ngay khi còn ở Việt Nam. Hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp sẽ tốt cho bản thân, kể cả khi bạn làm việc tại Việt Nam hay đến bất cứ quốc gia nào chứ không riêng gì ở Đức" - Thành kể thêm. Lê Trung Thành cũng nhắn nhủ các bạn trẻ đừng quên kết nối với những anh chị đi trước để học hỏi và nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Người Đức cũng rất mở lòng với người nước ngoài và cũng sẵn sàng giúp đỡ nếu bạn cởi mở với họ.
Những ưu đãi cho người học
Sang Đức du học nghề, người học được miễn 100% học phí và chi phí ăn ở, sinh hoạt trong 3 năm học. Trong thời gian học, người học được hưởng lương, với mức 25 - 30 triệu đồng/tháng. Sau khi tốt nghiệp, người học được cấp bằng chuyên ngành chuẩn quốc tế và được bảo đảm việc làm ngay với mức lương lên tới 70 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, người lao động còn được tự do đi lại, khám phá 26 nước khối Schengen mà không cần xin visa; được định cư sau 2 năm làm việc tại Đức và hưởng chế độ an sinh xã hội như công dân nước này.
Bài và ảnh: NAM GIANG
Theo nguoilaodong
Đàn bà ngoại tình: Được thì ít mà mất mát thì nhiều Những người đàn bà ngoại tình à, trước khi ăn nằm cùng người đàn ông khác hãy nghĩ đến con cái. Tình cảm vợ chồng dẫu có tàn phai, bản thân mình có cô đơn cùng cực ra sao mà chẳng thể ly hôn thì hãy sống vì tình mẫu tử. Có nhiều nguyên nhân đẩy đàn bà vào con đường ngoại tình:...