Lý do CDC Mỹ rút ngắn thời gian cách ly Covid-19
Thay vì cách ly 14 ngày, hướng dẫn mới của CDC Mỹ nêu rõ người tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV có thể chỉ cần cách ly 7-10 ngày.
Theo hướng dẫn mới được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cập nhật hôm 2/12, người tiếp xúc gần với ca nhiễm nCoV có thể dừng cách ly sau 10 ngày mà không cần có kết quả xét nghiệm âm tính. Thời gian có thể giảm xuống 7 ngày nếu họ có kết quả xét nghiệm âm tính với virus, trong đó kết quả sớm nhất nên lấy là vào ngày thứ 5 của quá trình cách ly. Ngoài ra, CDC thêm rằng mọi người nên theo dõi các triệu chứng trong 14 ngày sau khi kết thúc cách ly.
Tuy nhiên, cơ quan này cũng cho biết thời gian cách ly 14 ngày, trong đó gồm ở nhà và tránh tiếp xúc với người khác, vẫn được xem là lựa chọn an toàn nhất nếu họ từng tiếp xúc gần, dưới 2 mét trong ít nhất 15 phút, với người nhiễm nCoV. Bất kỳ ai nhiễm virus nên tự cách ly ít nhất 10 ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện và không dừng cách ly cho tới khi cắt sốt ít nhất 24 giờ.
Thông báo của CDC nêu rõ cơ quan này khuyến nghị cách ly 14 ngày, nhưng thừa nhận “việc rút ngắn thời gian có thể giúp giảm bớt gánh nặng” về kinh tế và áp lực lên hệ thống y tế công so với thực hiện cách ly đủ hai tuần. Đồng thời, nó cũng có thể giúp mọi người bớt mệt mỏi khi phải thực hiện thời gian cách ly dài.
Bà Pat McCauley nhìn ra ngoài qua cửa sổ khi cách ly tại nhà riêng ở Kirkland, bang Washington hồi tháng 4. Ảnh: Los Angeles Times.
“Hướng dẫn mới là ví dụ của cách tiếp cận giảm thiểu tác hại, hoặc có tính đến thách thức mà các cá nhân có thể phải đối mặt trong việc giảm thiểu các rủi ro”, Jen Kates, giám đốc chính sách y tế toàn cầu và HIV tại Quỹ Gia đình Kaiser, nói. “Tuy nhiên, lo ngại lớn nhất của tôi là nó có thể gây ra hiểu nhầm và cần có thông điệp mạnh mẽ, rõ ràng hơn. CDC vẫn khuyến nghị nên cách ly đủ 14 ngày, điều này không nên bị bỏ qua ở đây”.
Video đang HOT
Thời gian ủ bệnh của Covid-19 có thể lên tới hai tuần hoặc thậm chí lâu hơn trong vài trường hợp. Tuy nhiên, với hầu hết trường hợp, thời gian ủ bệnh ít có khả năng rơi vào nửa cuối quá trình cách ly 14 ngày, theo William Hanage, nhà dịch tễ học của Harvard. Do đó, hầu hết mọi người có thể rút ngắn thời gian cách ly mà không gây nguy hiểm cho người khác.
Thay đổi của CDC được đưa ra khi Mỹ đang ghi nhận số ca nhiễm tăng kỷ tục. Số ca nhập viện lần đầu tiên vượt 100.000 trong tuần này. Tỷ lệ tử vong hàng ngày thường trên 2.000 người, mức chưa từng thấy kể từ đợt bùng phát đầu tiên trong mùa xuân. Nhiều người cảnh báo Mỹ có thể đối mặt đợt bùng phát tồi tệ trong dịp Giáng sinh và năm mới, trong khi vaccine có thể phải đợi thêm nhiều tháng trước khi có sẵn cho hầu hết người Mỹ.
Giới quan sát nhận định hướng dẫn cách ly mới là nỗ lực của CDC nhằm khuyến khích người Mỹ thực hiện các biện pháp ngăn chặn Covid-19 , khi nhiều người đã phản đối các biện pháp khác mà cơ quan này kêu gọi. Nếu thành công, nó có thể giúp chống lại những kịch bản tồi tệ có thể xảy ra trong vài tuần tới.
Trong buổi họp báo thông tin về các khuyến nghị mới, quan chức CDC nói rõ ràng họ vẫn khuyến khích mọi người cách ly đủ 14 ngày sau khi tiếp xúc với ca nhiễm. Nhưng trước thực tế mọi người tỏ ra mệt mỏi vì thời gian cách ly dài hay nhu cầu phải làm việc, CDC đã cố gắng tìm kiếm các khuyến nghị linh hoạt hơn.
“Chúng ta có thể giảm thời gian cách ly một cách an toàn, nhưng cũng phải chấp nhận có những rủi ro nhỏ mà người kết thúc cách ly sớm có thể truyền bệnh cho người khác nếu họ bị nhiễm”, John Brooks, giám đốc ứng phó Covid-19 của CDC, nói.
German Lopez, biên tập viên của Vox, nhận định rủi ro lớn nhất mà hướng dẫn mới của CDC phải đối mặt là giới khoa học còn chưa hiểu đầy đủ về Covid-19 , từ thời gian ủ bệnh, các triệu chứng cho tới các hậu quả lâu dài. Hậu quả của việc rút ngắn cách ly có thể khiến Mỹ để lọt nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, Lopez thêm rằng nếu có thể khuyến khích nhiều người tham gia cách ly hơn, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc chiến chống Covid-19 của Mỹ.
Một số chuyên gia đã chỉ trích hướng dẫn mới của CDC , kêu gọi cần rõ ràng hơn hoặc có điều chỉnh về các khuyến nghị. Saskia Popescu, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm, lo ngại với hướng dẫn rằng mọi người có thể lấy kết quả xét nghiệm âm tính của ngày thứ 5 để dừng cách ly sau 7 ngày. “Tôi muốn thấy mọi người có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 6 hoặc thứ 7 trước khi dừng cách ly”, Popescu nói.
Bà Popescu cũng thêm rằng CDC và nhiều quan chức khác cũng nên có các khuyến nghị rõ ràng hơn về các hạn chế và cần tiếp tục khuyến khích thực hiện các bước khác, như giãn cách xã hội khi có thể và đeo khẩu trang.
Biển hiệu nhắc nhở người dân thực hiện quy định cách ly tại nhà ở Los Angeles, bang California. Ảnh: AFP.
Giới chuyên gia nhận định rủi ro lớn nhất là Mỹ đang ở giữa đợt bùng phát nghiêm trọng. Trong môi trường có quá nhiều virus như vậy, mọi tiếp xúc bên ngoài của mọi người đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.
Tuy nhiên, không phải ai cũng lắng nghe khuyến nghị của giới chức y tế. Người dân đã được cảnh báo hạn chế đi lại dịp Lễ Tạ ơn nhiều tuần trước đó. Nhưng tuần trước, Mỹ vấn ghi nhận mức đi lại bằng hàng không kỷ lục.
Điều này có thể lặp lại vào dịp Giáng sinh và năm mới, với nguy cơ bùng phát các sự kiện siêu lây nhiễm mới, khiến đại dịch thêm trầm trọng.
Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với gần 14,5 triệu ca nhiễm và hơn 280.000 người chết vì Covid-19. CDC kỳ vọng những hướng dẫn mới có thể khuyến khích mọi người tham gia và giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm nhiều nhất có thể.
Thêm một người Việt trốn cách ly ở Hàn Quốc
Người đàn ông Việt Nam 39 tuổi bỏ trốn khỏi khu cách ly Covid-19 ở Incheon, Hàn Quốc, nhưng bị cảnh sát bắt lại 8 giờ sau đó.
Cảnh sát thành phố Incheon cho biết người Việt trên bỏ trốn bằng dây thoát hiểm từ tầng 5 của một khách sạn được dùng làm khu cách ly cho người nước ngoài vào khoảng 4h sáng 3/8. Cảnh sát đã triển khai tìm kiếm và bắt được anh này đang trốn ở một căn nhà tại quận Songpa-gu, Seoul, vào khoảng 11h40 cùng ngày.
Người đàn ông nhập cảnh Hàn Quốc hôm 23/7, có kết quả xét nghiệm âm tính và dự kiến hết hạn cách ly vào ngày 6/8. Cảnh sát Incheon đang điều tra người Việt này với cáo buộc vi phạm luật ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm và dự kiến trục xuất anh ta về nước.
Khách nước ngoài được hướng dẫn khai báo tại sân bay quốc tế Incheon, Hàn Quốc hôm 7/7. Ảnh: Yonhap
Kể từ ngày 1/4, tất cả người nước ngoài không có visa cư trú dài hạn và công dân Hàn Quốc ở nước ngoài trở về phải cách ly hai tuần tại những cơ sở được chỉ định, thường là các khách sạn, với chi phí khoảng 150.000 won/đêm (125 USD), đã bao gồm tiền ăn. Những người vi phạm quy định cách ly hoặc khai báo gian dối có thể đối mặt mức án một năm tù hoặc bị phạt tới 10 triệu won (gần 8.200 USD).
Hôm 29/7, 3 thuỷ thủ người Việt cũng bị cảnh sát tỉnh Gyeonggi bắt giữ sau hai ngày trốn khỏi khu cách ly Covid-19 ở thành phố Gimpo bằng một sợi dây thoát hiểm. Nhóm người này đến Hàn Quốc theo visa ngắn hạn, có kết quả âm tính với nCoV và dự kiến cũng bị trục xuất vì vi phạm luật di trú và luật ngăn ngừa, kiểm soát bệnh truyền nhiễm.
Singapore dùng thiết bị điện tử giám sát người tự cách ly Singapore sẽ buộc những người tới nước này đeo thiết bị điện tử để giám sát việc tự cách ly, khi quốc đảo dần tái mở cửa biên giới. Từ ngày 11/8, các thiết bị giám sát sẽ được phát cho cư dân và du khách từ một số quốc gia tới Singapore, khi họ được phép tự cách ly tại nhà thay...