Lý do cáo buộc Iran bắn rơi máy bay Ukraine khiến Trump âu sầu
Khi cáo buộc Iran bắn rơi máy bay Ukraine nổi lên, đã có những lời chỉ trích cho rằng, chính quyền Trump cũng phải chịu một phần trách nhiệm về thảm họa này vì quyết định không kích giết tướng Iran Soleimani đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực.
Việc Iran bắn rơi máy bay Ukraine có thể khiến ông Trump đối mặt thêm nhiều chỉ trích
Theo ABC News, Tổng thống Trump đang bước vào năm bầu cử với thông điệp mạnh mẽ rằng, ông đã tiêu diệt được 2 kẻ thù lớn nhất của nước Mỹ chỉ trong vòng 2 tháng. Một là tướng Iran sừng sỏ, Qassem Soleimani – người được xem là người đàn ông quyền lực thứ 2 ở Iran.
Người còn lại là thủ lĩnh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), Abu Bakr al-Baghdadi. Nhóm chiến dịch của ông Trump đã chạy hàng trăm quảng cáo bầu cử trên Facebook chúc mừng những thành tựu này của ông Trump.
Khác với tên trùm khủng bố Baghdadi, việc ám sát một viên tướng cấp cao, nhân vật chủ chốt của một chính phủ nước ngoài vốn luôn tự hào về sức mạnh quân sự đáng kể được cho là quyết định thực sự liều lĩnh.
Iran đã gọi vụ ám sát tướng Soleimani là “hành động chiến tranh” nhưng phản ứng của họ (cho đến nay) dường như chỉ mang tính biểu tượng.
Video đang HOT
Iran đã nã loạt tên lửa vào 2 căn cứ Iraq có lính Mỹ đồn trú vào lúc 1h20 sáng, cùng thời điểm tướng Soleimani bị giết 5 ngày trước đó. Tuy nhiên, cả 2 đợt tấn công đều không gây thương vong.
Iran đã báo trước cho Iraq về vụ tấn công và chắc chắn biết rằng Mỹ ngay lập tức cũng sẽ được cảnh báo. Có vẻ như Iran đã nhận thức được những nguy cơ tiềm tằng của việc phải chống lại một kẻ thù mạnh hơn họ nhiều dưới thời một tổng thống khó đoán như Trump nên đã không muốn đẩy căng thẳng với Mỹ leo thang đến mức không thể kiểm soát được nữa.
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Mỹ và Iran giờ đây có vẻ như đã gây ra thương vong ngoài ý muốn. Tổng cộng có 176 người đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay chở khách của Ukraine bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Tehran vài giờ sau các vụ tấn công tên lửa của Iran vào căn cứ quân sự Iraq để trả thù Mỹ.
Hiện trường máy bay Ukraine rơi.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau khẳng định, thông tin tình báo cho thấy chiếc máy bay Ukraine đã bị Iran bắn hạ. Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết, họ cũng nhận được thông tin tình báo tương tự.
Iran đã sẵn sàng chiến tranh trong vài giờ sau khi phóng tên lửa vào các căn cứ Iraq và chắc chắn đã có sự chuẩn bị cho đòn đáp trả của Mỹ từ trên không.
Theo ABC News, các nhà phê bình sẽ sớm nêu trách nhiệm của chính ông Trump bởi quyết định không kích giết tướng Soleimani đã thổi bùng căng thẳng trong khu vực.
Ngay cả trước cuộc họp báo của Thủ tướng Trudeau, ứng viên 37 tuổi của đảng Dân chủ Pete Buttigieg, người từng phục vụ cho quân đội Mỹ ở Afghanistan cũng đã lên tiếng ám chỉ Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch.
“Dân thường vô tội đã chết ở Trung Đông vì một chiến lược quân sự không cần thiết và không ai mong muốn”, ông Buttigieg viết trên Twitter.
Theo danviet.vn
Nóng: Đây là người 'xúi bẩy" Trump giết tướng Iran Soleimani
Người ủng hộ chính vụ giết tướng Iran Kassem Soleimani trong chính quyền Mỹ là Mike Pompeo. Theo Washington Post, ngoại trưởng Mỹ đã thuyết phục Tổng thống Donald Trump loại bỏ người đứng đầu lực lượng Al Quds trong nhiều tháng.
Theo Washington Post, trong một thời gian dài, Trump và các đại diện Lầu năm góc đã không đồng ý với hoạt động này. Hơn nữa, quân đội phản đối việc tăng áp lực đối với Iran, vì sẽ phải chuyển các lực lượng lớn sang Trung Đông, trong khi Bộ Quốc phòng Mỹ dự kiến sẽ tập trung vào việc củng cố các vị trí ở Đông Á.
Tình hình đã thay đổi sau ngày 27/12, khi một nhà thầu dân sự Mỹ thiệt mạng do căn cứ quân sự ở khu vực Kirkuk bị pháo kích. Hai ngày sau, ông Pompeo và Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã tới gặp Trump và đưa ra cho ông nhiều lựa chọn khác nhau về cuộc tấn công trả đũa. Tổng thống cuối cùng đã đồng ý tiêu diệt Soleimani. Theo WP, thực tế là trong trường hợp này, Pompeo và Esper đã hành động kết hợp cùng nhau để bảo vệ lập trường của họ, điều đó đã ảnh hưởng đến quyết định của tổng thống.
Một nguồn tin từ Nhà Trắng cho biết, cựu lãnh đạo Lầu Năm Góc James Mattis sẽ không bao giờ đồng ý với vụ giết Suleimani, vì đây là hoạt động vô cùng mạo hiểm.
WP chỉ ra rằng ngay sau khi Soleimani bị giết vì cuộc tấn công tên lửa vào sân bay quốc tế Baghdad, Pompeo đã cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của các đồng minh châu Âu. Tuy nhiên, các đồng minh châu Âu lưu ý rằng cuộc tấn công của Mỹ không chỉ chấm dứt giải pháp hòa bình cho vấn đề hạt nhân Iran, mà còn gây nguy hiểm cho các đại sứ quán của họ ở Baghdad và Tehran.
Tác giả tuyên bố rằng Pompeo có thể sử dụng vụ ám sát Suleimani và lập trường cứng rắn chống Iran để tranh thủ sự ủng hộ hành lang của Israel nhằm phát triển sự nghiệp chính trị của mình.
"Nếu họ mang cho ông ta các tài liệu liên quan đến Iran, thì ông ta chắc chắn sẽ đọc. Nếu những giấy tờ này liên quan đến vấn đề khác, thì không chắc Pompeo sẽ quan tâm đến chúng", nguồn tin trong Bộ Ngoại giao cho biết.
Theo danviet.vn
Động thái bất ngờ của Kim Jong-un sau khi Mỹ ám sát tướng Iran Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng sau khi vị tướng số 1 của Iran bị Mỹ ám sát. Theo Chosun, ông Kim đã không xuất hiện công khai kể từ sau một phiên họp bất thường của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động cầm quyền đã kết thúc vào ngày 31/12. Truyền...