Lý do bất ngờ khiến càng tập luyện nặng càng nhiều mỡ bụng
Phân tích từ Đại học Nottingham Trent (Anh) cho thấy gắng sức tập luyện quá nhiều để mau giảm cân đôi khi dẫn đến tác dụng ngược.
Bài báo khoa học của tiến sĩ John Hough ở Đại học Nottingham Trent (Anh) vừa được đăng tải trên The Conversartion cảnh báo về một cơ chế khiến bạn có thể tự làm hỏng nỗ lực cải thiện thể chất của mình.
Nghiên cứu của tiến sĩ Hough và các cộng sự cho thấy thời gian phục hồi cũng có giá trị tương đương với việc tập luyện đối với những người muốn giảm cân, giảm mỡ, xây dựng khối cơ. Việc tập luyện quá sức có thể là nguyên nhân khiến bạn rất cố gắng nhưng kết quả không như ý.
Các nhà khoa học Anh cảnh báo nếu bạn thấy mình tập quá siêng năng mà bụng, mặt vẫn nhiều mỡ, coi chừng vì đã tập quá nặng (Ảnh minh họa từ Internet).
Họ cảnh báo rằng việc tập luyện quá sức có thể dẫn đến một tình trạng cực kỳ mệt mỏi mà quá trình hồi phục có thể kéo dài vài tuần đến vài năm. Tình trạng này có thể gây suy giảm phản ứng miễn dịch, thay đổi hoạt động nội tiết và mệt mỏi dai dẳng. Phân tích của tiến sĩ Hough cho thấy tập luyện quá sức có thể là nguyên nhân của việc tăng cân, tăng tích mỡ bụng, mặt và ngực.
Tập luyện quá mức có vẻ giúp đốt cháy nhiều calo hơn, nhưng đồng thời làm giải phóng quá nhiều “hormone căng thẳng” cortisol. Lượng cortisol thường tăng tiết trong vòng 1 giờ ở những người tập thể dục vừa sức, kích thích cơ thể giải phóng năng lượng để giúp hoàn thành bài tập và từ đó giúp giảm cân, giảm mỡ.
Video đang HOT
Tuy nhiên nếu cortisol bị tăng liên tục, một loại enzyme tên lipoprotein lipase sẽ bị gia tăng hoạt hóa, như một phản ứng của cơ thể nhằm tích trữ nhiều chất béo hơn để “chống đói”, từ đó quá trình đốt calo tổng thể của cơ thể lại bị kém đi. Vì thế, sức lực bạn phải bỏ ra cho các bài tập nhiều hơn người khác nhưng mục tiêu giảm cân, giảm mỡ lại không được như họ.
Vì vậy, tiến sĩ Hough khuyên những người cảm thấy tiến trình giảm cân bị đình trệ trong khi mình đã quá siêng năng thì nên tính toán tới việc giảm lượng calo nạp vào thay vì cố tập nhiều hơn. Thêm vào một số hoạt động thể chất không gây căng thẳng như đi bộ thêm vài phút vào giờ ăn trưa cũng là cách tốt để đốt calo.
Các triệu chứng lạ mới phát hiện ở bệnh nhân COVID-19
Các nhà khoa học phát hiện thêm nhiều triệu chứng lạ xuất hiện ở bệnh nhân COVID-19.
Trong đại dịch COVID-19, giới chuyên môn nhận định có 3 triệu chứng chính của căn bệnh này: Ho dai dẳng, sốt, mất vị giác/khứu giác.
Gần đây, các chuyên gia cảnh báo những người nhiễm biến thể Delta nhiều khả năng có các triệu chứng giống như cảm lạnh thông thường - chẳng hạn như sổ mũi. Họ còn bị đau đầu, hắt hơi, đau họng. Bên cạnh đó, các bệnh nhân cũng xuất hiện các biểu hiện lạ.
Bong tróc da
Một người phụ nữ cho biết, da tay bị bong tróc sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Đối với nhiều người, các triệu chứng không phải do virus gây ra mà bởi phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại mầm bệnh.
Giáo sư Tim Spector, Đại học Kings College London (Anh), giải thích, bong tróc da có thể liên quan đến tình trạng "ngón chân COVID-19" với các vết sưng tấy, ngứa ngáy ở bàn chân, bàn tay.
Da nhăn nheo
Khi ngâm nước quá lâu, da tay của nhiều người sẽ bị nhăn nheo. Nhưng ở một số bệnh nhân COVID-19, tình trạng này nghiêm trọng hơn, thậm chí cả khi thời gian tiếp xúc với nước ngắn.
Diana Pardo, 23 tuổi, cho biết, hiện tượng này xuất hiện vào ngày thứ 5 sau khi cô nhiễm COVID-19. " Vài phút sau khi tắm, tay tôi đã trở nên thô ráp, da co lại" , Diana nhớ lại. Trước đây, cô chưa từng trải qua tình trạng trên.
Phát ban
Nhiều người có các vấn đề về da sau khi mắc COVID-19, có thể do phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Điều này dẫn đến tổn thương mạch máu.
Một bệnh nhân cho biết khi mới nhiễm COVID-19, cô có các triệu chứng giống như cúm. Thêm vào đó, da của cô bắt đầu ngứa.
Rebecca Lefevre, 31 tuổi, cho biết vết phát ban trở nên tồi tệ đến mức môi của cô cũng sưng lên. Cô buộc phải gọi xe cấp cứu.
Nổi mề đay thường xuất hiện cùng với các bệnh lý khác và phổ biến hơn ở những bệnh nhân trung niên. Các nghiên cứu trước đây ở Trung Quốc và Italy cho thấy 26% bệnh nhân COVID-19 có vấn đề về da.
Nhiễm virus gây ra sự phân hủy tế bào và giải phóng histamine thông qua một loạt các phản ứng trong hệ miễn dịch, dẫn tới phát ban.
Các loại thuốc được sử dụng để điều trị COVID-19 cũng có thể gây ra tác dụng phụ ở một vài bệnh nhân.
Mất ngủ
Nhiều người chia sẻ họ đã bị mất ngủ sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2. Nhưng Giáo sư Spector nói rằng các bệnh nhân khó ngủ có thể do căng thẳng.
Cứu bé trai nặng 135 kg mắc Covid-19 suy hô hấp nặng Em L. T. Q, 15 tuổi, ngụ ở quận 8, TP.HCM, được chẩn đoán Covid-19 nặng, chuyển từ Bệnh viện huyện Bình Chánh đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố. Hiện em Q. đã hồi phục, sức khỏe dần ổn định. Ảnh BVCC Bác sĩ CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết: Khi chuyển đến...