Lý do “bất ngờ” khiến bạn tăng cân vào mùa thu
Bạn sẽ thật dễ tăng cân vào thời điểm này nếu không cẩn thận đấy nhé!
Ăn mặc kín khi ra đường
Theo một nghiên cứu của chuyên gia Stephanie Dillon thuộc Đại học Central Lancashire, hàm lượng vitamin D thấp có thể ảnh hưởng tới trọng lượng của bạn trong thời tiết lạnh. Lý do là vì chúng ta thường ăn mặc kín khi ra ngoài nên không hấp thu đủ lượng vitamin D cần thiết từ ánh nắng mặt trời.
Việc thiếu vitamin D sẽ làm giảm sự phân hủy chất béo và kích hoạt khả năng lưu trữ chất béo, khiến lượng calo mà bạn ăn vào được tích trữ nhiều trong các tế bào mỡ, thay vì được chuyển hóa thành năng lượng.
Vì thế, để tăng cường vitamin D trong mùa lạnh, bạn có thể ăn các loại cá chứa nhiều dầu và cố gắng phơi nắng 20 phút/ngày, nhất là ở vùng cánh tay.
Chế độ ngủ bị thay đổi
Theo cơ chế tự nhiên, cơ thể chúng ta tự thích nghi với sự thay đổi của ánh sáng và bóng tối. Vào mùa thu, ban ngày trở nên ngắn hơn, ban đêm kéo dài khiến giấc ngủ bạn bị ảnh hưởng và dẫn đến thiếu ngủ.
Theo đó, ngủ không đủ giấc sẽ làm cho quá trình trao đổi cơ thể tăng lên, kích thích sự thèm ăn, cơ thể tiết ra nhiều cortisol, đây là loại hormone làm tăng tính háu ăn. Ngủ đủ không chỉ giúp giảm cân mà còn có nhiều tác dụng khác, vì vậy, nên duy trì giấc ngủ chất lượng 7- 8 giờ/ngày.
Ăn nhiều vào ngày cuối tuần
Nhiều người cho rằng đã áp dụng ăn kiêng cả tuần thì cuối tuần có thể “xả hơi”. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, muốn giảm 0,5 kg mỗi tuần thì phải giảm tới 500 calo khẩu phần ăn và luyện tập đều đặn trong cả 7 ngày. Nếu chỉ áp dụng 5 ngày, hai ngày còn lại bỏ cuộc thì mục tiêu nói trên sẽ không đạt được. Vì vậy, không nên ăn uống thả phanh vào cuối tuần mà chỉ cho phép ăn 1 hoặc 2 món ưa thích với mức độ vừa phải.
Video đang HOT
Ăn uống “thả phanh” vào ngày lễ
Mùa thu là thời điểm hầu hết học sinh, sinh viên kết thúc các môn học của mình. Tuy nhiên, đây lại là một nhân tố ảnh hưởng không tốt đến cân nặng của bạn. Điều này được lí giải bởi khi tinh thần thư thái chúng ta thường có khuynh hướng thích thay đổi thói quen ăn uống. Thường trong lúc tâm trí đang thư giãn, bạn sẽ không còn bận tâm đến hàm lượng calo nữa. Điều này rất dễ dẫn đến việc bạn không thể cưỡng lại những món ăn hấp dẫn.
Vì vậy, hãy tăng cường hoạt động và sáng suốt lựa chọn thức ăn với hàm lượng chất béo thấp là cách giúp bạn chống lại những hậu quả tăng cân không mong đợi nhé!
Tăng cân vì rối loạn cảm xúc
Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), một loại trầm cảm thường ảnh hưởng đến mọi người vào các thời điểm giao mùa, có thể gây bệnh ăn nhiều hơn khi trời lạnh và tối. Ngoài ra, sự thay đổi thời gian các buổi trong ngày cũng có thể gây nên tình trạng này. Khi ấy, bạn có thể vô tình tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao và tăng cân một cách “chóng mặt” đấy!
Theo VNE
5 nguyên nhân làm chậm sự trao đổi chất dẫn đến tăng cân
Có thể bạn chưa biết nhưng thực tế, sự trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm chính là nguyên nhân gây ra tình trạng tăng cân.
Sự trao đổi chất là quá trình mà cơ thể bạn chuyển đổi những gì bạn ăn uống thành năng lượng. Ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi, cơ thể bạn vẫn cần năng lượng để thở, tuần hoàn máu và sửa chữa các tế bào bị hư hại. Số lượng calo mà cơ thể bạn đang sử dụng cho các chức năng này được gọi là tỉ lệ trao đổi chất cơ bản của bạn. Có nhiều yếu tố quyết định tỉ lệ trao đổi chất cơ bản bao gồm:
- Kích thước cơ thể: Những người có lượng cơ nhiều hơn mỡ thì sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, vì vậy họ có tỉ lệ trao đổi chất nhanh trong cơ thể nhanh hơn những người khác.
- Tuổi tác: Khi bạn già đi, khối lượng cơ bắp trong cơ thể giảm nên tốc độ mà bạn đốt cháy calo cũng giảm theo.
- Giới tính: Cơ thể người đàn ông được cho là có ít mỡ, nhiều cơ hơn người phụ nữ nên họ có tỉ lệ đốt cháy calo cao hơn phụ nữ.
Nhiều người tin rằng, họ thừa cân là do cơ thể gặp trục trặc với việc chuyển hóa calo, thậm chí cơ thể không thể đốt cháy calo mà họ đã hấp thụ. Thực tế không hẳn vậy, trong nhiều trường hợp, sở dĩ họ thừa cân là do lượng calo hấp thụ vào cơ thể cao hơn lượng calo họ đã đốt cháy. Ngay cả những người thường xuyên vận động, thể dục nhưng nếu vẫn ăn quá nhiều thì cũng có thể gặp khó khăn trong việc giảm cân vì lượng calo không được tiêu hóa hết, tích tụ lại thành mỡ thừa và khó bị đốt cháy hơn các loại calo khác.
Ảnh minh họa
Do đó, có thể nói, tỉ lệ trao đổi chất trong cơ thể diễn ra chậm chạp cũng có thể đóng một vai trò lớn trong việc tăng cân. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất của sự trao đổi chất chậm.
1. Do di truyền
Một số người may mắn có một sự trao đổi chất diễn ra nhanh trong cơ thể nhưng sự trao đổi chất trong cơ những người khác lại diễn ra chậm chạp mà không thể cải thiện được nhiều. Điều này là do yếu tố di truyền gây ra.
Về lý thuyết, nếu bạn chăm chỉ tập thể dục thường xuyên bao gồm cả hoạt động thể chất, tập các bài tập nặng để để xây dựng khối lượng cơ bắp trong cơ thể thì bạn sẽ đốt cháy được nhiều chất béo, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể để gầy đi. Nhưng nếu bạn vốn dĩ đã có gen trao đổi chất chậm thì cho dù bạn có cố gắng tập luyện khắc nghiệt thì tốc độ trao đổi chất cũng không được tăng cường là bao. Những người có tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chậm thường khó giảm cân hơn.
2. Tuổi tác
Nếu cơ thể bạn tỉ lệ cơ bắp cao thi sự trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn. Nhưng khi có tuổi, khối lượng cơ bắp trong cơ thể giảm một cách tự nhiên, điều này đồng nghĩa với việc sự trao đổi chất chậm lại. Vì vậy, bạn cần rèn luyện sức khỏe, chăm chỉ tập thể dục để duy trì cơ bắp, tránh sự suy giảm trong trao đổi chất. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người lớn sau tuổi 25.
Ảnh minh họa
3. Lối sống
Trong cuộc sống, nhiều khi chính những thói quen của bạn lại là nguyên nhân làm cho sự trao đổi chất của cơ thể giảm đi. Một số loại thuốc bạn uống, ví dụ như thuốc chống trầm cảm cũng dễ làm chậm sự trao đổi chất. Ăn chay khắc nghiệt, nhịn ăn liên tục, bỏ qua bữa sáng cũng dễ dẫn đến rối loạn hormone và kết quả là cơ thể rơi vào trạng thái "nghỉ ngơi", trì trệ.
Khi ở trạng thái này, cơ thể của bạn phản ứng bằng cách làm chậm sự trao đổi chất để lưu trữ năng lượng. Năng lượng dự trữ liên tục sẽ biến thành mỡ thừa. Điều này dẫn đến một tỷ lệ trao đổi chất giảm và có thể gây ra tình trạng tăng cân.
4. Ăn quá nhiều
Tại sao ăn quá nhiều lại là nguyên nhân làm chậm sự trao đổi chất? Đó là bởi vì, khi lượng calo vào cơ thể quá nhiều, hệ tiêu hóa sẽ không thể xử lý kịp thời. Lượng calo vào cơ thể quá nhiều khiến cho dư thừa calo (vì không được đốt cháy hết vào các hoạt động của cơ thể). Từ đó nó làm cho lượng đường trong máu tăng, các mô không thể đồng hóa glucose. Kết quả là, lượng calo dư thừa được tích lũy trong các tế bào và là nguyên nhân làm chậm sự trao đổi chất và khiến bạn tăng cân.
5. Suy tuyến giáp
Suy tuyến giáp (tuyến giáp kém) là một tình trạng trong đó tuyến giáp không sản xuất đủ của một số hormone quan trọng cho cơ thể. Ở những người mắc bệnh này, tuyến giáp có thể phình to (gây bướu cổ) hoặc không. Suy giáp làm tăng nguy cơ tai biến tim mạch, có thể gây hôn mê, ngừng thở...
Sự thiếu hụt hormone này cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng hormone chung trong cơ thể và ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất làm cho quá trình này bị chậm lại. Sự trao đổi chất bị chậm lại đồng nghĩa với việc lượng chất béo không được đốt cháy hết và gây tăng cân. Phương pháp điều trị suy giáp cần được dựa theo nguyên nhân gây bệnh và phải theo chỉ định của bác sĩ. Nếu suy giáp tạm thời do dùng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều, chỉ cần giảm thuốc là đủ. Nếu suy giáp do thiếu hụt iốt, cần bổ sung chất này.
Theo TNO
Lý do khiến bạn tăng cân nhanh chóng Không phải chỉ có ăn nhiều mới khiến bạn tăng cân, còn rất nhiều "kẻ thù" giấu mặt khác. Đừng nghĩ rằng chỉ có ăn nhiều mới khiến bạn tăng cân vùn vụt. Dưới đây là những nguyên nhân làm bạn tăng cân nhanh chóng mà có thể bạn không hề lường trước được. Do gen di truyền Gen là một trong những...