Lý do bạn nên uống nước ép cần tây
Nếu bạn không thích ăn cần tây thì bạn có thể tiêu thụ nước ép cần tây. Nước ép cần tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe không kém gì rau cần tây.
Cần tây được sử dụng làm salad, ăn sống và cũng có thể kèm theo các món xào. Nó cũng là một phần của kế hoạch giải độc cơ thể. Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp giải độc cũng như giữ cân nặng trong tầm kiểm soát.
Nếu bạn không thích ăn cần tây thì bạn có thể tiêu thụ nước ép cần tây. Nước ép cần tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe không kém gì rau cần tây.
Trên thực tế, loại nước ép này không chỉ giúp cơ thể giải độc mà còn có thể kết hợp với các loại rau khác như cà rốt, dưa leo và gừng để thêm hương vị, khiến nó trở thành một loại nước uống lành mạnh và có thể uống hàng ngày.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe tuyệt vời của nước ép cần tây mà bạn nên biết.
1. Tốt cho bạn sau khi tập luyện
Nước ép cần tây chứa nhiều natri và kali giúp bù lại các chất điện phân bị mất trong quá trình tập luyện. Nó cũng bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất nước qua mồ hôi.
2. Phòng và ngăn chặn sự tăng trưởng các tế bào ung thư
Các hợp chất chống ung thư trong nước ép cần tây giúp ngăn ngừa ung thư da, lưỡi, thực quản, gan và đại tràng. Nó cũng chứa cumarin đã được chứng minh là có thể ngăn chặn các gốc tự do gây tổn thương các tế bào, có tác dụng chống đông máu và tăng cường họat động của một số tế bào bạch cầu giúp chống ung thư.
Ngoài ra nước ép cần tây chứa các axít acetylenic và phenolic giúp ngăn ngừa hoạt động của prostaglandin, là nguyên nhân chính khiến tế bào ung thư phát triển và sinh sôi.
Video đang HOT
Nước ép cần tây có nhiều lợi ích cho sức khỏe không kém gì rau cần tây. Ảnh minh họa
3. Giảm huyết áp
Phtalides là một nhóm các hợp chất được tìm thấy trong cần tây. Chúng có thể giúp thư giãn cơ trong và xung quanh các động mạch, do đó làm giảm huyết áp. Uống một cốc nước cần tây tươi hàng ngày để giảm huyết áp và giữ huyết áp trong tầm kiểm soát là cách đơn giản mà bạn có thể thực hiện hàng ngày.
4. Giảm táo bón và lợi tiểu
Lượng kali và natri trong nước ép cần tây giúp cơ thể điều tiết chất dịch và kích thích sản xuất nước tiểu làm cho chúng thoát ra khỏi cơ thể bạn một cách dễ dàng. Cũng như cây cần tây, nước ép cần tây còn có tác dụng làm nhuận tràng một cách tự nhiên. Nhờ đó, nó được coi là có thể góp phần giảm tình trạng táo bón. Nó cũng giúp thư giãn các dây thần kinh khi bạn uống thuốc nhuận tràng.
5. Tăng cường ham muốn tình dục
Cần tây được coi là một loại thuốc kích thích ham muốn tự nhiên. Nước ép cần tây giúp cho năng lượng trong cơ thể bạn lan tỏa ra tứ khi khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Ăn cần tây có thể làm tăng sản xuất chất lỏng trong quá trình xuất tinh. Một khi tăng khối lượng xuất tinh, người đàn ông sẽ nhận được nhiều cảm giác, niềm vui trong quá trình đạt cực khoái.
Theo Trí Thức Trẻ
Dưa hấu: Ăn không cẩn thận "rước" 6 nguy cơ bệnh tật
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe , dưa hấu cũng tiềm ẩn một số bất lợi nếu ăn quá nhiều.
Dưa hấu ngon ngọt, dễ ăn, cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn cùng nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng. Nếu biết cách chế biến, dưa hấu còn là vị thuốc tuyệt vời.
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe , dưa hấu cũng tiềm ẩn một số bất lợi nếu ăn quá nhiều. Tác dụng phụ của dưa hấu có thể kể ra như sau:
- Trong dưa hấu rất giàu chất chống oxy hóa lycopene. Tuy nhiên, chất này nếu được tiêu thụ quá mức có thể gây ra các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, ví dụ như chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn...
Những người có sức khỏe đường ruột kém do tuổi tác, bệnh lý... có thể dễ bị rối loạn đường ruột nếu ăn nhiều dưa hấu.
- Dưa hấu chứa hàm lượng kali cao. Kali có tác dụng ổn định hệ thống tim mạch, giúp phòng bệnh tim nhưng hàm lượng kali cao có thể dẫn đến sự phức tạp của hệ thống thần kinh trung tâm, ảnh hưởng đến nhịp tim, dễ dẫn đến các cơn đau tim . Nó cũng có thể dẫn đến tổn thương thận và ảnh hưởng các dây thần kinh vận động.
- Nhiều người có thể có dị ứng với dưa hấu và xuất hiện nhiều triệu chứng như phát ban, ngứa, hắt hơi... say khi ăn nhiều dưa hấu.
- Ăn quá nhiều dưa hấu cũng làm tăng mức độ của oxit nitric - một loại oxit có tác dụng thư giãn cơ thể. Lượng oxit nitric tăng sẽ làm cho cơ thể trở nên căng thẳng.
- Ăn nhiều dưa hấu cũng có thể làm giảm huyết áp . Trong nhiều trường hợp, giảm huyết áp quá mức có thể gây thiệt hại cho các động mạch trong cơ thể.
- Ăn quá nhiều dưa hấu có thể làm giảm lượng đường trong máu và cuối cùng gây tổn hại ở thận do rối loạn trong việc sản xuất insulin.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết những công dụng hữu ích của loại quả này trong việc bồi bổ và làm thuốc chữa bệnh
- Làm tiêu khát giải thử: Dưa hấu 1.500 g, mật ong 30 g, chanh 100 g, rượu hoa quả 50 ml. Rửa sạch dưa, dùng máy ép lấy nước, vắt chanh, cho mật ong, rượu hoa quả vào nước dưa hấu vừa ép, khuấy đều là được. Hỗn hợp nước này ngoài dưa hấu, có chanh vị chua ngọt, tính mát, có công năng sinh tân chỉ khát, thanh nhiệt, giải thử. Có thể phối hợp với nước mía càng tác dụng thanh nhiệt chỉ khát trong mùa hè.
- Tiêu phiền giải độc, làm hết khát: 1.500 g dưa hấu, muối ăn vừa đủ. Rửa sạch quả dưa để ráo nước, bổ đôi, nạo lấy hết phần ruột, cho vào một khăn vải sạch ép lấy nước cốt. Vỏ dưa lấy dao cạo bỏ vỏ xanh, sau thái vụn và cũng ép lấy nước cốt (nếu có máy ép càng tốt), trộn hai thứ nước ép với nhau, cho chút muối ăn là uống được.
- Bồi bổ, nhuận tràng thông tiện: Dưa hấu 1 quả, chuối tiêu 3 quả, mật ong 100 g. Rửa sạch dưa, dùng dao cắt ngang trên núm quả dưa một miếng làm nắp. Sau đó lấy thìa đánh nát nhuyễn phần ruột đỏ, chuối bóc bỏ vỏ, thái vụn và cho vào ruột quả dưa hấu cùng với mật ong, lại đánh trộn tiếp cho thật nhuyễn và đậy nắp quả dưa lại cho vào tủ lạnh, sau 3 giờ lấy ăn. Đây là món ăn giải khát giàu dinh dưỡng, dưỡng âm, nhuận táo, sinh tân dịch, làm hết khát.
- Thanh nhiệt lợi tiểu, làm khỏe thận, chống nôn, giải độc rượu: Dưa hấu 500 g, mía 200 g, đường phèn 20 g. Dưa rửa sạch bỏ vỏ, hạt, thái miếng. Mía róc nhỏ. Cho cả hai thứ vào máy ép lấy nước, cho đường phèn vào khuấy tan và uống. Cần uống hằng ngày vì đây là loại nước giải khát rất tốt, lại thơm ngon, ngọt mát. Cũng có thể sử dụng nước này để giải say rượu, chữa ho, viêm hầu họng do phế âm hư hay nôn và buồn nôn bởi bệnh dạ dày, tá tràng, táo bón...
- Thanh nhiệt, giải thử, trừ phiền, chỉ khát: Vỏ dưa hấu 150 g, khổ qua 50 g, bí đao 50 g. Cạo bỏ vỏ xanh của vỏ dưa hấu (lấy phần cùi trắng), thái vụn. Bí đao, khổ qua đều gọt bỏ vỏ ngoài, thái vụn. Tất cả cho vào máy ép lấy nước, cho thêm chút đường. Loại nước này làm nước uống cho ngày hè rất tốt, đặc biệt đối với sử dụng thích hợp cho người tiểu đường, mụn nhọt, viêm tiết niệu hay béo phì...
- Thanh nhiệt, trừ thử, thanh tâm, nhuận phế, giải khát: Vỏ dưa hấu 150 g, bách hợp 50 g, lê 100 g, đường phèn 10 g. Vỏ dưa gọt bỏ vỏ xanh. Bách hợp rửa sạch. Lê gọt bỏ vỏ và hạt. Tất cả thái vụn. Cho vào máy ép lấy nước cho đường phèn hòa tan và uống. Đông y thường sử dụng nước loại này cho những người mắc chứng tiểu đường, bị sốt cao mất nước, táo bón, viêm nhiễm đường hô hấp, giải say rượu...
- Thanh nhiệt, trừ phiền, sinh tân, chỉ khát, kích thích tiêu hóa (là loại nước giải khát lý tưởng trong mùa hè): Một trái dưa hấu lớn, thơm (dứa) 500 g, đường cát 50 g, nước sôi để nguội 300 ml. Dưa, dứa gọt vỏ bỏ hạt, thái miếng ngâm vào nước muối lạt trong 1 phút. Cho cả hai thứ vào máy ép lấy nước cốt, hòa đường vào và cho nước khuấy đều làm nước giải khát.
Theo Trí thức trẻ
Tác dụng tiêu cực của rau ngót với sức khỏe Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường, rau ngót còn có tác dụng chữa bệnh. Theo Đông y, rau ngót tính mát lạnh (nấu chín sẽ bớt lạnh), vị ngọt. Có công năng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, hoạt huyết hoá ứ, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng,...