Lý do bạn cần vươn vai mỗi ngày
Vươn vai thường xuyên giúp bạn cải thiện tư thế, làm nở ngực, điều trị đau vai gáy và thúc đẩy tiêu hóa, theo Brightside.
Giải phóng cơ vai: Những người thường xuyên ngồi làm việc với máy tính dễ gặp các cơn đau ở vùng đốt sống cổ, vai gáy, đau âm ỉ và kéo dài. Động tác vươn vai được xem như một cách tập thể dục đơn giản cho cơ vai, giúp giải phóng, chống co cứng cục bộ, giảm các triệu chứng đau cổ vai gáy.
Cải thiện tư thế và làm nở ngực: Thực hiện động tác vươn vai thường xuyên giúp mở rộng vai, giữ thẳng lưng và làm nở ngực. Khi đưa tay qua khỏi đầu, nên giữ trong khoảng 20 giây rồi mới hạ tay xuống.
Giảm đau thắt lưng: Một trong những nguyên nhân gây đau thắt lưng là ngồi nhiều, ít vận động, đĩa đệm khô. Bạn có thể tự chữa bệnh đau thắt lưng bằng cách đơn giản tập động tác vươn tay cao 30 lần mỗi ngày.
Giúp vai và cánh tay chắc khỏe hơn: Tư thế Urdhva Hastasana trong yoga là một động tác đơn giản nhưng rất có lợi cho vùng vai và cánh tay.
Cải thiện khả năng giữ thăng bằng: Giữ thăng bằng kém có thể do cơ yếu. Bạn có thể cải thiện tình trạng đơn giản bằng cách giơ tay lên cao khỏi đầu bất cứ khi nào.
Hạn chế tổn thương cột sống và chân: Lưu thông máu kém có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tổn thương cột sống và đau nhức chân. Thực hiện động tác vươn tay cao qua đầu có thể cải thiện phần nào khả năng lưu thông máu trong cơ thể.
Thúc đẩy tiêu hóa: Tập thể thao ngay sau khi ăn không phải là điều được khuyến khích, tuy nhiên bạn có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách vươn tay cao, xoay người sang hai bên. Động tác này giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm tích tụ mỡ thừa ở vòng eo.
Video đang HOT
Điều trị hội chứng đau cổ do sử dụng điện thoại: Sự bùng nổ của điện thoại và các thiết bị thông minh cầm tay dẫn đến tình trạng người sử dụng thường xuyên bị đau mỏi cổ do liên tục cúi đầu. Tổn thương ban đầu chỉ dừng ở trạng thái nhức mỏi nhưng nếu để lâu, bạn có thể phải đối mặt với những tổn thương khớp vĩnh viễn. Các bác sĩ khuyên rằng sau mỗi 30 phút sử dụng điện thoại, hãy bỏ điện thoại xuống và đưa hai tay lên cao khỏi đầu.
Loại bỏ mệt mỏi: Nếu bạn thường xuyên thấy mệt mỏi, không có hứng thú làm việc, hãy thử tập động tác vươn vai này mỗi sáng thức dậy để đánh thức cơ thể, giúp bạn thấy khỏe khoắn, tràn đầy năng lượng.
Thu Hiền
Theo Vnexpress
Ngăn ngừa 5 chấn thương hay gặp nhất khi tập luyện
Tập thể dục là để khỏe lên, chứ không phải để yếu đi. Tuy nhiên, những chấn thương do việc tập luyện lại rất hay xảy ra.
Một nghiên cứu năm 2017 từ Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng của Mỹ cho thấy trong năm đó đã có hơn 526.000 lượt khám cấp cứu do chấn thương khi tập thể dục. Nhưng may mắn là hầu hết các chấn thương ở phòng tập thể dục hoàn toàn có thể phòng ngừa.
Dưới đây là 6 chấn thương phổ biến nhất - và cách để phòng tránh chúng.
1. Căng cơ lưng
Nguyên nhân: Tình trạng căng cơ vùng lưng dưới có thể xảy ra theo nhiều cách. Thông thường, những chấn thương này là kết quả của tư thế/kỹ thuật không tối ưu, quá tải ở lưng do hoạt động, động tác lặp đi lặp lại và/hoặc chuyển động xoắn vặn - đặc biệt là khi tập tạ.
Ngăn ngừa như thế nào: Hãy tăng cường sức mạnh lõi. Cố gắng tối ưu hóa độ mềm dẻo cũng có lợi. Đôi khi, nhóm cơ vùng đùi sau quá chặt có thể dẫn đến các vấn đề về lưng.
Bạn cũng nên tập trung vào việc cải thiện tư thế. Ngay cả khi không tập luyện, hãy cố gắng duy trì tư thế tốt suốt cả ngày, và tránh cong lưng để nâng vật nặng. Sử dụng phần thân dưới/cẳng chân trong những hoàn cảnh này để giảm căng cơ và gắng sức ở vùng thắt lưng.
Thử bài tập "ngồi tựa tường" để củng cố vùng lưng và nâng đỡ nhiều hơn: Giữ cho lưng áp vào tường, đầu gối gấp và không có khoảng cách giữa lưng và tường, với hai cánh tay giang thẳng sang hai bên.
Khi nào thì đi khám bác sĩ: Đối với hầu hết các chân thương trong danh sách này, bạn nên tuân theo phương pháp PRICE (PRICE là viết tắt của bảo vệ, nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao) và tránh cử động vùng bị thương trong vài ngày. Nhưng hễ bạn thấy đau lan từ lưng xuống chân, thì đã đến lúc tìm ý kiến chuyên môn. Tê hoặc cảm giác kiến bò hay bỏng rát có thể báo hiệu thoát vị.
2. Căng nhóm cơ sau đùi
Nguyên nhân: Kéo hoặc căng nhóm cơ sau đùi bao gồm các cơ vùng sau đùi.
Nó xảy ra khi các cơ này bị kéo giãn quá nhanh, thường là khi người đó tăng tốc quá nhanh từ tư thế trung gian hoặc tư thế tĩnh. Hãy hình dung một vận động viên chạy khi bắt đầu cuộc đua hoặc một cầu thủ bóng mềm lao ra khỏi chỗ của người đánh bóng sau khi vụt một cú đúp vào góc sân bên phải.
Điều trị như thế nào: Căng cơ sau đùi là loại chấn thương đặc biệt hay thay đổi và rất dễ bị lại. Tùy vào mức độ, bạn sẽ muốn chờ 2-6 tuần trước khi quay trở lại vào các hoạt động nặng đối với cơ sau đùi.
Ngăn ngừa như thế nào: Hai từ: khởi động.
Các bài tập động bao gồm kéo giãn trong khi thực hiện một loạt động tác sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với kéo giãn tĩnh (nghĩa là giữ tư thế kéo giãn trong một khoảng thời gian). Các bài tập như bước chùng chân, bước chéo chân ra trước, đá chân ra trước và bước chéo chân sẽ giúp ích.
Và không bao giờ được cứng gối. Khi khớp duỗi hoàn toàn sẽ khiến nó có nguy cơ chấn thương vì nó phải chịu toàn bộ áp lực dưới trọng tải nặng.
Khi nào thì gặp bác sĩ: Tiếng "rắc" đáng sợ ở vùng cơ sau đùi khi tham gia một hoạt động quan trọng có thể cần đánh giá sâu hơn. Nó có thể là dấu hiệu của gân khoeo bị kéo hoặc rách. Nếu bạn bị đau nhiều khi ngồi hoặc đi khập khiễng, bạn cũng nên tìm kiếm ý kiến chuyên môn.
3. Co kéo vùng háng
Nguyên nhân: Trước hết - có thể một số cơ ở vùng háng khiến bạn gặp vấn đề.
Vùng bẹn, vùng chậu, và thậm chí cả một số cơ hoặc gân thành bụng có thể góp phần vào ảnh hưởng đến chấn thương này.
Tuy nhiên, thường thì những chấn thương loại này có liên quan đến chuyển động dang hai, thường là do quá kéo giãn cơ ở khu vực này.
Điều trị như thế nào: Ép khu vực này có thể hữu ích trong phục hồi chức năng, quần sịp ép thường hữu ích. Và nghỉ ngơi là chìa khóa, thường mất từ 3-6 tuần.
Ngăn ngừa như thế nào: Kéo giãn động để khởi động chân. Cũng nên tập với dây chun kéo và tập củng cố các cơ mặt trong đùi và háng.
Đảm bảo lắng nghe cơ thể. Nếu thấy những cơ này bắt đầu đau hoặc mỏi, thì chúng có thể bị làm việc quá sức và sắp sửa bị chấn thương.
Khi nào thì gặp bác sĩ: Nếu bạn nhận thấy một đám thâm tím hoặc phồng lên đáng kể thì nên đi kiểm tra vì có thể bạn bị thoát vị. Thoát vị có thể là hệ quả hoặc che giấu tình trạng co kéo vùng háng, và việc điều trị nó có thể khác với tổn thương cơ/gân vùng háng đơn thuần.
4. Viêm gân đai vai
Nguyên nhân: Đai vai được tạo thành từ bốn cơ và gân, giúp cử động vai theo mọi hướng tự nhiên. Những người taaoj các môn thể thao ném (như bóng chày và bóng mềm) và các môn thể thao dùng vợt dễ bị loại tổn thương này. Các bài tập cách quãng cường độ cao cũng có thể gây ra.
Điều trị như thế nào: Giống như các chấn thương cơ và gân khác, viêm gân đai vai có thể được điều trị bằng cách chườm đá và sử dụng thuốc chống viêm (trừ khi chống chỉ định). Và nên tránh mọi hoạt động ảnh hưởng đến khu vực bị thương trong một vài ngày.
Ngăn ngừa như thế nào: Khi đã hồi phục, nên sử dụng dây chun kéo để tăng cường các cơ đai vai. Và khi tập tạ trở lại, điều quan trọng là không được để bàn tay vuột khỏi tầm mắt. Không bao giờ để tay đi quá sau đầu/lưng, bằng không thì bạn sẽ đặt quá nhiều lực lên đai vai.
Khi nào thì gặp bác sĩ: "Khi bạn không còn có thể nhấc một ly đúp cà phê mà không bị đau đáng kể, hoặc bất cứ lúc nào bạn thây yếu ở vai khi thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, thì nên tìm đến sự hỗ trợ y tế. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể đã rách một trong những cơ tạo nên đai vai.
5. "Khuỷu tay quần vợt"
Nguyên nhân: "Khuỷu tay quần vợt" bao gồm chấn thương hoặc tổn thương các cơ và gân duỗi cẳng tay và cổ tay bám vào phần ngoài của khuỷu tay.
Các hoạt động lặp đi lặp lại có thể góp phần vào tình trạng này. Bất kỳ hoạt động nào liên quan đến duỗi thường xuyên cổ tay và cẳng tay đều có thể gây ra "khuỷu tay quần vợt", bao gồm cả đánh gôn.
Điều trị như thế nào: Bạn có thể dùng đai hỗ trợ khuỷu tay để giảm bớt áp lực trên cơ/gân bị ảnh hưởng. Loại đai này thường có lợi nhất trong sáu tuần đầu sau khi bắt đầu có các triệu chứng.
Ngăn ngừa như thế nào: Tăng cường vùng vai và cánh tay bằng dùng tạ quấn cổ tay và thực hiện 3 hiệp 15-20 lần động tác nằm nghiêng xoay ngoài.
Khi nào thì gặp bác sĩ: "Khuỷu tay quần vợt" thường hết sau khi nghỉ ngơi. Nhưng nếu các triệu chứng kéo dài quá sáu tuần hoặc khuỷu tay/cẳng tay cảm thấy yếu, bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra thêm.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Sáng ngủ dậy gặp phải những dấu hiệu này thì nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe ngay Một vài dấu hiệu bạn gặp phải vào buổi sáng cũng có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà mắt thường không thể nhận biết được. Mỗi ngày, cơ thể chúng ta cần ngủ đủ từ 7 - 8 tiếng để phục hồi lại năng lượng hoạt động cho ngày hôm sau. Do đó, nếu sáng ngủ dậy mà bạn gặp...