Lý do Ba Lan chưa thể thành lập lữ đoàn mới cho quân đội Ukraine
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski thừa nhận rằng Warsaw vẫn chưa thể thành lập một lữ đoàn cho quân đội Ukraine từ những công dân Ukraine sống tại nước này.
Người tị nạn Ukraine chờ đợi trên một sân ga khi sơ tán từ Lvov đến Przemysl, trạm kiểm soát biên giới giữa Ukraine và Ba Lan. Ảnh: Sputnik
Báo Dziennik Gazeta Prawna của Ba Lan đưa tin hôm 9/9 rằng các kế hoạch thành lập một lữ đoàn Ukraine tại Ba Lan từ những công dân Ukraine sống tại nước cộng hòa này đã không được thực hiện trong khung thời gian do các bên đặt ra.
“Chúng tôi đã sẵn sàng. Chúng tôi đang chờ những người lính nghĩa vụ hoặc tình nguyện viên Ukraine. Nếu thông tin của tôi là chính xác, hàng nghìn người đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu để cập nhật nơi cư trú và về mặt lý thuyết là họ có thể tham gia. Nhưng theo như tôi biết, chúng tôi vẫn chưa có đủ tình nguyện viên để thành lập một lữ đoàn”, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết trong một cuộc phỏng vấn với ấn phẩm European Pravda của Ukraine.
Hồi tháng 7, Ba Lan và Ukraine đã ký một thỏa thuận mới về hợp tác quân sự lâu dài. Thỏa thuận này bao gồm việc đào tạo một lữ đoàn Ukraine – một đơn vị quân đội mới, trên lãnh thổ Ba Lan. Đội quân mới này sẽ tuyển dụng các “tình nguyện viên” Ukraine đang sống tại Ba Lan và các nước EU khác. Người ta cho rằng những người Ukraine quan tâm đến việc tham gia quân đoàn sẽ được trang bị trong các đơn vị quân đội Ba Lan với chi phí do Warsaw chi trả.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vào tháng 6 rằng Moskva không quan tâm đến những thỏa thuận mà người đồng cấp Zelensky đã ký.
Video đang HOT
Bình luận về vấn đề này, ông Igor Korotchenko, Tổng biên tập tạp chí National Defense, nói với Sputnik: “Trong số những công dân Ukraine chạy sang các nước EU, không có người nào tình nguyện muốn tham gia vào các cuộc giao tranh. Về mặt lý thuyết, tất cả những người có động lực tham gia vào cuộc xung đột đều đã trở về Ukraine từ lâu và gia nhập các đơn vị chiến đấu trên tiền tuyến”.
“Do đó, tôi nghĩ rằng đây là một sự mô phỏng nhân tạo. Họ sẽ cưỡng ép tuyển dụng những người trốn nghĩa vụ quân sự Ukraine vào quân đoàn này, bằng cách này hay cách khác, dưới áp lực của các cơ quan tình báo và lực lượng cảnh sát địa phương”, ông Korotchenko nói thêm.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (bên trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp tại Kiev ngày 22/1/2024. Ảnh: Sputnik
Hồi tháng 4, Ba Lan và Litva đã phát tín hiệu rằng họ sẽ hỗ trợ Ukraine bằng cách trục xuất những người trốn nghĩa vụ quân sự tiềm năng về nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz khi đó khẳng định rằng “công dân Ukraine có nghĩa vụ đối với nhà nước”, trong khi người đồng cấp Litva Laurynas Kasciunas nhấn mạnh rằng trốn nghĩa vụ quân sự là “không công bằng với những công dân đang chiến đấu vì đất nước của họ”.
Trong nhiều tháng trước đó, các quốc gia thành viên EU đã từ chối yêu cầu của Kiev về việc hồi hương những nam giới Ukraine đủ điều kiện để nhập ngũ, viện dẫn các công ước của châu Âu không cho phép dẫn độ trong trường hợp đào ngũ hoặc trốn nghĩa vụ quân sự.
Theo Tổng biên tập Korotchenko, Lữ đoàn Ukraine rõ ràng là một “lỗ hổng hợp pháp” khác để đưa người tị nạn Ukraine ra chiến trường.
“Chúng tôi không nói về việc dẫn độ cưỡng bức, chúng tôi đang nói về việc bắt buộc phải nhập ngũ vào quân đoàn nước ngoài này”, ông nhấn mạnh. “Các nhà hoạt động nhân quyền rõ ràng sẽ không quan tâm đến việc người Ukraine có tự nguyện nhập ngũ hay không. Những thủ tục này trên thực tế cũng đồng nghĩa với dẫn độ cưỡng bức sau khi họ gia nhập quân đoàn. Cơ chế đang hình thành là hoàn toàn bất hợp pháp, nhưng có vẻ hợp pháp”, ông giải thích.
Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo Sputnik)
Ngoại trưởng Ba Lan tiết lộ giới hạn hỗ trợ Ukraine
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố nước này "hoàn toàn không có ý định" đưa quân đến bảo vệ Ukraine.
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), bộ đôi diễn viên hài người Nga Vladimir Kuznetsov, Alexey Stolyarov với nghệ danh Vovan và Lexus, đã công bố đoạn video có sự góp mặt của nhà ngoại giao hàng đầu của Ba Lan. Trong video, Vovan và Lexus đã hỏi Ngoại trưởng Sikorski rằng liệu Ba Lan có sẵn sàng "gia nhập nhóm" chiến đấu với quân đội Nga trên lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố chủ quyền hay không.
Ông Sikorski trả lời: "Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk rất do dự về điều đó". Vị quan chức này nói thêm rằng ngay cả đề xuất bắn hạ tên lửa hành trình của Nga trên miền tây Ukraine bằng tên lửa đánh chặn của Ba Lan cũng "rất gây tranh cãi", vì động thái này đồng nghĩa với việc tham gia vào cuộc xung đột.
"Nếu mặt trận bắt đầu sụp đổ, mọi thứ có thể thay đổi. Nhưng hiện tại, Ba Lan không có ý định thực hiện điều đó", ông Sikorski cho biết.
Nhà ngoại giao này lưu ý Ba Lan lo ngại với việc đưa quân đến Ukraine, Warsaw sẽ xác nhận tuyên bố của Nga rằng họ có ý đồ trên lãnh thổ mà Kiev nhận được từ Ba Lan, theo một phần của thỏa thuận biên giới sau Thế chiến thứ 2.
Ông Sikorsky cho biết Warsaw sẵn sàng đào tạo binh sĩ Ukraine và tạo điều kiện cho công dân Ukraine đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự trở về.
"Tuy nhiên, binh sĩ Ba Lan sẽ không thể chiến đấu ở Ukraine. Trừ khi có một thỏa thuận hòa bình, và đây là lực lượng gìn giữ hòa bình, Liên hợp quốc hoặc lực lượng nào đó. Khi đó, tình hình sẽ khác", ông nói thêm.
Ông Sikorsky cho rằng các thành viên NATO khác cũng sẽ không can thiệp vào cuộc xung đột ở Ukraine, bởi không quốc gia nào có ý định muốn cuộc chiến với Nga xảy ra ở Tây Âu. Theo ông, đây là một "lằn ranh đỏ tuyệt đối".
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ba Lan lập luận rằng Mỹ sẽ tiếp tục gửi viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông tuyên bố rằng uy tín của Washington trong các đồng minh đang bị đe dọa.
Ông Sikorsky cũng mô tả lời kêu gọi công khai của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trên đất Ba Lan là vô ích. Vị quan chức này lập luận rằng nếu được triển khai, những vũ khí này sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của Warsaw và không tạo ra sự khác biệt đối với Nga, vì các quốc gia châu Âu khác đã có vũ khí tương tự.
NATO cảnh báo Ba Lan không được bắn hạ tên lửa Nga Quốc gia thành viên Ba Lan dường như đang mâu thuẫn với tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc bắn hạ tên lửa Nga bay qua Ukraine. Trụ sở của NATO tại Brussels, Bỉ. Ảnh: Anadoulu Agency Theo hãng thông tấn Tây Ban Nha Europa Press, một phát ngôn viên của NATO ngày 2/9 cho biết: "NATO...