Lý do Australia đối mặt khủng hoảng năng lượng dù có nguồn cung dồi dào
Australia đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng mặc dù có nguồn khí đốt tự nhiên và than đá dồi dào.
Tàu chở than khai thác tại cảng Newcastle. Ảnh: LLI
Australia đang trải qua một cuộc khủng hoảng năng lượng mặc dù nước này nổi tiếng là nước xuất khẩu khí đốt hàng đầu. Sự kết hợp của nhiều thách thức đã dẫn đến tình trạng thiếu năng lượng trầm trọng và giá tiêu dùng cao ở Australia, khiến chính phủ mới phải đối mặt với tình trạng bất ổn về năng lượng lớn nhất từ trước đến nay.
Bộ trưởng Năng lượng liên bang Australia Chris Bowen đang đổ lỗi cho chính phủ tiền nhiệm về những thách thức năng lượng hiện tại mà nước này đang phải đối mặt. Ông Bowen tuyên bố rằng chính phủ liên minh tiền nhiệm đã để lại một “đống lửa”, khiến nước này “thiếu chuẩn bị cho những thách thức đang phải đối mặt hiện nay”. Đáp lại, chính phủ tiền nhiệm đang đổ lỗi cho đảng Lao động đương nhiệm thiếu kinh nghiệm để gây ra cuộc khủng hoảng.
Giá năng lượng đã tăng trên toàn cầu kể từ năm 2021. Sự gia tăng nhu cầu sau đại dịch chưa được đáp ứng, mặc dù các quốc gia sản xuất dầu cố gắng tăng sản lượng dầu thô của họ sau hai năm gián đoạn, khiến giá năng lượng tăng. Gần đây hơn, việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine kéo theo các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với dầu của Moskva, đã gây ra tình trạng thiếu hụt nhiều hơn và khiến giá dầu tăng vọt.
Tuy Australia có trữ lượng than lớn, nhưng triển vọng ngành này đang bắt đầu có vẻ kém thuận lợi hơn khi Canberra phải đối phó với áp lực chuyển đổi sang năng lượng xanh của quốc tế. Hiện Australia vẫn phụ thuộc nhiều vào than để sản xuất điện. Nước này cũng tiếp tục xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch sang một số quốc gia trên khắp châu Á, chẳng hạn như Trung Quốc và Ấn Độ, vì họ không có dấu hiệu giảm sự phụ thuộc vào than đá.
Nhưng nhiều nhà máy than lớn của Australia lại đang xuống cấp do thiếu vốn đầu tư liên quan đến sự không chắc chắn về tương lai của nguồn năng lượng này. Ngoài ra, Canberra cũng đã công bố kế hoạch chuyển nhiều hoạt động khai thác than sang năng lượng tái tạo. Cảng than lớn nhất thế giới, Cảng Newcastle, hiện dự kiến sẽ chiếm một nửa doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoài than vào năm 2030, trong khi ở Queensland, Australia có kế hoạch chuyển đổi một bến cảng xuất khẩu thành một cơ sở sản xuất hydro tái tạo trong vòng vài năm tới.
Video đang HOT
Sự kết hợp của những thách thức – gia tăng toàn cầu về chi phí năng lượng, xung đột Nga-Ukraine, việc ngừng hoạt động than đá và thời tiết mùa Đông lạnh hơn đến sớm hơn – đã đồng loạt “tấn công” Australia, gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng lớn. Nhưng có lẽ điều này có vẻ hơi ngạc nhiên đối với một quốc gia nổi tiếng là nước xuất khẩu năng lượng hàng đầu.
Dự trữ than của Australia được coi là một trong những nước lớn nhất thế giới, với khoảng 90 tỷ tấn than đen và 85 tỷ tấn than nâu được ghi nhận trong năm 2019. Trong giai đoạn 2019-2020, Australia đã xuất khẩu khoảng 90% sản lượng than đen, 74% lượng khí đốt tự nhiên và 78% lượng dầu thô của họ.
Tuy nhiên, trong tháng trước, Australia đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt ở trong nước, buộc nước này phải tìm nguồn cung cấp năng lượng ở nơi khác. Tình trạng thiếu hụt này diễn ra sau nhiều tháng xuất khẩu khí đốt gia tăng sang các nước đang tìm cách thay thế nguồn cung cấp khí đốt từ Nga. Nhưng do thời tiết lạnh giá đến sớm hơn dự báo, nhiều bang tại Australia bắt đầu đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng.
Những thách thức khác đã xảy ra trong lĩnh vực than, như lũ lụt hồi đầu năm ở New South Wales (NSW) và Queensland, cũng như các vấn đề kỹ thuật, đã dẫn đến giảm sản lượng khai thác than. Điều này khiến Bộ trưởng Bowen yêu cầu bang NSW hạn chế sử dụng năng lượng trong giờ cao điểm buổi tối để ngăn chặn tình trạng mất điện vào tuần trước.
Nhà điều hành thị trường năng lượng Australia (Aemo) cũng phải đối mặt với một quyết định khó khăn vào tuần trước khi buộc phải đình chỉ thị trường bán buôn lần đầu tiên sau một thập kỷ rưỡi, do các máy phát điện không thể hoạt động trở lại.
Trong khi đó, người đứng đầu ngành năng lượng của NSL, Matt Kean, thậm chí đã được Thống đốc NSW trao quyền hạn đặc biệt về việc lập kế hoạch dự phòng trong đó sẵn sàng coi cung cấp than như một dịch vụ thiết yếu. Kế hoạch dự phòng cũng sẽ cho phép ông Kean ra lệnh luân chuyển than giữa các nhà máy nếu có sự thiếu hụt, cũng như quản lý việc sử dụng tài nguyên.
La Nina đe dọa khủng hoảng năng lượng trầm trọng hơn trong mùa đông
Thế giới phải đối diện với La Nina - hiện tượng thời tiết thường gây ra mùa đông khắc nghiệt hơn.
Hình thái khí hậu này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Á.
Trung Quốc đang đối mặt với thiếu hụt nguồn điện. Ảnh: Bloomberg
La Nina đã hình thành ở Thái Bình Dương, với đặc điểm nổi bật là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực này lạnh đi dị thường. Hình thái này thường sẽ làm nhiệt độ ở khu vực bắc bán cầu xuống thấp hơn bình thường, đẩy các cơ quan dự báo khí tượng, thủy văn trong khu vực phát đi cảnh báo về một mùa đông giá lạnh ở phía trước.
Một số nước, đặc biệt là Trung Quốc - quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới, đang phải vật lộn với tình cảnh giá nhiên liệu tăng vọt, thiếu điện ngắt quãng hoặc buộc phải kiểm soát nguồn cung điện với các ngành công nghiệp nặng. Giá than đá và khí đốt đang đứng ở mức cao và một mùa đông lạnh giá sẽ khiến nhu cầu sưởi ảm tăng vọt, làm trầm trọng thêm tình cảnh thiếu hụt điện.
"Chúng ta đang tới gần một mùa đông lạnh hơn thường lệ, trải dải ở khắp Đông Bắc Á. Dữ liệu dự báo thời tiết là một thành tốt quan trọng để dự đoán cần tích trữ nhu cầu năng lượng ra sao", Renny Vandewege, Phó Chủ tịch DTN, một doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ về diễn biến thời tiết, nêu quan điểm.
Dưới đây là triển vọng về năng lượng và tiêu thụ điền ở một số quốc gia chủ chốt.
Trung Quốc: Nhiệt độ tại phần lớn các vùng miền đông Trung Quốc đã giảm sâu trong tuần trước và xuống mức thấp hơn thường lệ ở nhiều vùng phía bắc. Các tỉnh như Hắc Long Giang, Thiểm Tây, Sơn Tây bắt đầu hoạt động sưởi ẩm trong mùa đông sớm hơn 13 ngày so với những năm trước. Nhiều hệ thống phát điện do địa phương quản lý, nhất là các nhà máy điện chạy than, khí đốt, đang phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân trong vùng.
Theo Zhi Xiefei, Giáo sư chuyên ngành khoa học khí quyển tại Đại học Công nghệ & Khoa học thông tin Nam Kinh, hình thái thời tiết cực đoan có thể xuất hiện ngày một nhiều do hiện tượng ấm lên toàn cầu. Các đợt lạnh có thể làm nền nhiệt giảm sâu, nhưng đi kèm đó cũng là các đợt nắng nóng bất thường.
Nhật Bản: Theo Trung tâm Khí tượng thủy văn Nhật Bản, nước này sẽ bước vào mùa đông với nền nhiệt thấp hơn bình thường từ tháng tới. Nhật Bản, nước mới chỉ chịu ảnh hưởng nhẹ của khủng hoảng năng lượng, đang rất cảnh giác với yếu tố thời tiết, sau khi phải trải qua giai đoạn lạnh sâu trong năm ngoái và đẩy giá bán lẻ điện tăng vọt.
Năm 2020, do không có đủ lượng nhiên liệu dữ trữ khi nhu cầu tiêu thụ điện tăng đột biến, các công ty điện công ích đã buộc phải mua khí hóa lỏng giao ngay với mức giá cao để phát điện. Năm nay, Bộ Công thương Nhật Bản cũng đã trao đổi, thảo luận với nhiều nhà máy điện, các công ty dầu mỏ, khí đốt lớn để bàn kế hoạch chuẩn bị nguồn điện cho những tháng mùa đông tới đây. Dự trữ khí hóa lỏng của các doanh nghiệp cung ứng điện lớn tại Nhật Bản hiện đã lớn hơn 24% so với mức trung bình của bốn năm qua.
Hàn Quốc được dự báo sẽ có một mùa đông với nền nhiệt lạnh hơn bình thường. Ảnh: EPA
Hàn Quốc: Theo Cơ quan khí tượng Hàn Quốc, nước này sẽ có một nửa mùa đông năm nay với nền nhiệt giảm sâu hơn và Hàn Quốc cũng nằm trong nhóm nước chịu tác động của hiện tượng La Nina. Trong tháng 10 lạnh bất thường này, tuyết đã xuất hiện tại Hàn Quốc sớm hơn 15 ngày so với năm ngoái.
Chính phủ Hàn Quốc đang triển khai nhiều biện pháp nhằm gia tăng nguồn cung năng lượng, hạn chế tối đa ảnh hưởng từ đà tăng giá leo thang. Thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng dầu, khí hóa lỏng đã thời được kéo giảm.
Ấn Độ: Nhiệt độ tại nhiều vùng ở Ấn Độ được dự báo sẽ xuống thấp, ở ngưỡng 3 độ C, trong tháng 1 và tháng 2 tới trước khi tăng trở lại. Khác với nhiều nước, thời tiết lạnh giá ở Ấn Độ lại thường đi kèm với tiêu thụ năng lượng giảm, do nhu cầu điện cho điều hòa nhiệt độ giảm.
Đáng quan ngại hơn chính là việc Ấn Độ nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với giai đoạn khô hanh hơn sau giai đoạn cuối của kỳ gió mùa. Những khu vực khai mỏ chủ chốt trong vài tháng qua bị tác động mạnh bởi lũ lụt, làm bóp chẹt nguồn cung than đá vốn là nguồn nhiên liệu tạo ra 70% sản lượng điện năng tại Trung Quốc.
EU 'chạy đua' để lấp đầy kho khí đốt dự trữ khi Nga giảm nguồn cung Không đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho châu Âu và cả Ukraine. Do đó, cuộc chạy đua để nạp đủ kho dự trữ khí đốt có thể ảnh hưởng đến kết quả của cuộc xung đột ở Ukraine. Một số nước EU phải quay lại sử dụng năng lượng than trước nguy cơ bị...