Lý do Apple không muốn đối đầu trực tiếp với Google
Trong một hồ sơ được gửi lên tòa án, Eddy Cue, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách mảng dịch vụ của Apple, cho biết công ty chưa bao giờ có kế hoạch phát triển một công cụ tìm kiếm của riêng mình.
Lý giải cho điều này, vị giám đốc cấp cao của Apple nói rằng quá trình phát triển một công cụ tìm kiếm sẽ khiến công ty tiêu tốn hàng tỷ USD và nhiều năm làm việc. Điều này khiến Apple buộc phải chuyển hướng các khoản đầu tư và nhân viên khỏi “những lĩnh vực tăng trưởng khác” mà công ty đang tập trung.
Trong năm 2022, thỏa thuận với Google đã mang lại cho Apple khoản thanh toán 20 tỷ USD (Ảnh: MacRumors).
Hoạt động kinh doanh mảng tìm kiếm đang phát triển nhanh chóng nhờ sự thúc đẩy của trí tuệ nhân tạo. Vì thế, Apple cũng sẽ phải đối mặt với rủi ro về mặt kinh tế lớn hơn nếu làm điều này.
“Để tạo ra một hoạt động kinh doanh công cụ tìm kiếm khả thi, Apple sẽ phải bán quảng cáo nhắm mục tiêu. Hành động này không phải là hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty và sẽ đi ngược lại các cam kết bảo mật lâu dài.
Bên cạnh đó, Apple không có đủ chuyên gia và cơ sở hạ tầng hoạt động cần thiết để xây dựng cũng như điều hành một hoạt động kinh doanh công cụ tìm kiếm”, Eddy Cue giải thích.
Hiện tại, Apple vẫn thiết lập thỏa thuận tích hợp Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari. Trong năm 2022, thỏa thuận này đã mang lại cho Apple khoản thanh toán khoảng 20 tỷ USD.
Tuy vậy, thỏa thuận giữa Apple và Google đang đối mặt với các thách thức pháp lý từ Bộ Tư pháp Mỹ, khi tòa án tuyên bố rằng đây là hành vi vi phạm luật chống độc quyền.
Phó chủ tịch cấp cao của Apple cho rằng việc chấm dứt thỏa thuận trên sẽ gây ảnh hưởng lớn đến Apple và các sản phẩm của hãng trong việc đáp ứng nhu cầu của người dùng. Ông cũng khẳng định chỉ Apple mới có thể đưa ra quyết định hợp tác phù hợp nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Nỗ lực sát giờ G của TikTok nhằm ngăn chặn lệnh cấm tại Mỹ
TikTok và công ty mẹ ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc đã đệ trình một kháng cáo khẩn cấp lên Tòa án Tối cao Mỹ nhằm ngăn chặn một đạo luật yêu cầu ByteDance thoái vốn khỏi nền tảng phát video ngắn đình đám trước ngày 19/1/2025 hoặc đối mặt với lệnh cấm trên toàn quốc.
Biểu tượng TikTok trên màn hình điện thoại. Ảnh: AFP/TTXVN
Động thái này diễn ra như một nỗ lực cuối cùng để ngăn chặn cuộc khủng hoảng đang rình rập đối với nền tảng hiện có khoảng 170 triệu người dùng Mỹ này.
Đơn khiếu nại được đệ trình vào ngày 16/12, trong đó yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ ra một lệnh cấm tạm thời để ngăn chặn việc thực thi đạo luật giữa lúc phía ByteDance kháng cáo phán quyết của một tòa cấp thấp hơn ủng hộ tính hợp hiến của đạo luật trên. Một yêu cầu tương tự riêng biệt đã được một nhóm người dùng TikTok Mỹ đệ trình.
TikTok đã yêu cầu Tòa án Tối cao Mỹ đưa ra quyết định trước ngày 6/1 để có thời gian thực hiện hoạt động phức tạp là đóng cửa nền tảng trong trường hợp yêu cầu của họ bị từ chối.
Đạo luật được Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng 4/2024, yêu cầu ByteDance phải bán TikTok với lý do lo ngại về an ninh quốc gia. Bộ Tư pháp Mỹ lập luận rằng với tư cách là một thực thể Trung Quốc, TikTok gây ra "mối đe dọa an ninh quốc gia ở mức độ và quy mô to lớn" do khả năng truy cập lượng lớn dữ liệu và khả năng thao túng nội dung mà người dùng Mỹ xem.
Tòa phúc thẩm Mỹ cho khu vực Columbia đã bác bỏ các lập luận của TikTok vào ngày 6/12, cho hay không thấy đạo luật vi phạm các bảo vệ quyền tự do ngôn luận theo Tu chính án thứ nhất. TikTok và ByteDance phản đối phán quyết này. Trong hồ sơ đệ trình lên Tòa án Tối cao Mỹ, phía công ty cảnh báo rằng nếu phán quyết của tòa án cấp dưới vẫn còn hiệu lực, Quốc hội Mỹ sẽ có thể cấm bất kỳ nền tảng phát ngôn nào chỉ bằng cách viện dẫn nguy cơ ảnh hưởng từ nước ngoài.
Các công ty cho rằng ngay cả việc ngừng hoạt động trong một tháng cũng sẽ dẫn đến việc mất khoảng 1/3 số người dùng tại Mỹ và cản trở nghiêm trọng khả năng thu hút nhà quảng cáo, người sáng tạo nội dung và nhân viên của họ. TikTok lập luận rằng không có mối đe dọa an ninh quốc gia trước mắt và việc trì hoãn thực thi đạo luật sẽ cho phép Tòa án Tối cao Mỹ cùng chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump xem xét tính hợp pháp của lệnh cấm. Đáng chú ý, ông Trump - người đã cố gắng cấm TikTok vào năm 2020 - lại đảo ngược quan điểm và công khai nói sẽ cứu nền tảng này.
Thời hạn thoái vốn được đặt vào ngày 19/1 - chỉ một ngày trước lễ nhậm chức của ông Trump.
Khi được hỏi về vấn đề này vào ngày 16/12, ông Trump cho hay ông hứa sẽ "xem xét". Theo một nguồn tin, ông cũng đã gặp Giám đốc điều hành của TikTok Shou Zi Chew ở Florida cùng ngày.
Nếu được thi hành, đạo luật sẽ cấm hoàn toàn các dịch vụ dành cho TikTok, bao gồm cả việc cung cấp nền tảng này trên những cửa hàng ứng dụng do Apple và Google điều hành. Lệnh cấm có thể tạo tiền lệ cho các nỗ lực siết chặt kiểm soát đối với những ứng dụng thuộc sở hữu nước ngoài khác trong tương lai, gợi nhớ đến nỗ lực của ông Trump hồi năm 2020 nhằm "cấm cửa" ứng dụng WeChat nhưng sau đã bị tòa án chặn lại.
Công ty của tỉ phú Mark Zuckerberg quyên góp 1 triệu USD cho ông Trump Công ty mẹ của Facebook và Instagram là Meta công bố khoản tài trợ 1 triệu USD cho ủy ban nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, dù chưa nêu chi tiết lý do cụ thể. CEO Mark Zuckerberg của Meta phát biểu tại một sự kiện ở Menlo Park (California). ẢNH: REUTERS Tờ The New York Times ngày 12.12...