Lý do Anh không thể triển khai tàu sân bay tới Biển Đỏ để tấn công Houthi
Tàu sân bay Anh không thể tới Biển Đỏ vì khủng hoảng nhân sự hải quân.
Tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hải quân Anh. Ảnh: Telegraph
Các tàu sân bay của Anh chưa sẵn sàng được điều đến Biển Đỏ vì cuộc khủng hoảng tuyển dụng đang đè nặng lên lực lượng hải quân nước nước này, tờ Telegraph mới đây tiết lộ.
Tình trạng trên xuất hiện khi Anh và Mỹ tiến hành các cuộc không kích vào tối 12/1 nhằm vào lực lượng Houthi vì các cuộc tấn công của họ vào các tàu chở hàng ở Biển Đỏ, trong bối cảnh Thủ tướng Anh Rishi Sunak cảnh báo rằng liên minh do Mỹ đứng đầu sẽ “tiếp tục hành động” nếu nhóm vũ trang trên không xuống thang.
Đã có những lời kêu gọi triển khai HMS Queen Elizabeth, tàu sân bay (trị giá 3 tỷ bảng Anh) của Vương quốc Anh tới khu vực, như một phần của nhóm tác chiến tàu sân bay (CSG), với các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay trực thăng và máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến. Tuy nhiên, theo Telegraph, RFA Fort Victoria, tàu hỗ trợ duy nhất có khả năng cung cấp cho CSG số lượng đạn dược, thiết bị dự phòng và thực phẩm cần thiết để triển khai đầy đủ, không thể ra khơi do thiếu thủy thủ.
Trong điều kiện thời bình, RFA Fort Victoria có đội phục vụ gồm 100 người, nhưng được hiểu là hiện đang hoạt động với một lực lượng chủ chốt.
Mặc dù tàu trên dự kiến sẽ tham gia trở lại vào CSG năm ngoái và đã trải qua quá trình bảo dưỡng kể từ khi nó đi cùng CSG đến Ấn Độ-Thái Bình Dương vào năm 2021, nhưng RFA Fort Victoria vẫn ở xưởng đóng tàu Cammell Laird tại Liverpool, mặc dù thực tế là nó được cho là ổn về mặt máy móc.
Lord West, cựu Tham mưu trưởng Hải quân Anh, cho biết: “Thật là tồi tệ khi Hải quân Anh để RFA Fort Victoria trong tình trạng hiện tại. Hãy nhớ rằng tàu RFA Fort Victoria là duy nhất, lẽ ra phải ưu tiên rất cao khi trở về từ chuyến đi năm 2021 để đảm bảo rằng nó ở trạng thái tốt nhất khi cần thiết”.
Video đang HOT
Vào tối 12/1, bốn máy bay chiến đấu Typhoon của Không quân Anh, được hỗ trợ bởi máy bay tiếp nhiên liệu trên không Voyager, đã sử dụng bom dẫn đường để tiến hành các cuộc tấn công chính xác vào hai cơ sở của Houthi ở Yemen.
Tuy nhiên, cựu lãnh đạo Hải quân Anh trên cho rằng: ‘Thật lạ thường khi mọi thứ bắt đầu nóng lên ở khu vực Biển Đỏ mà không có động thái ngay lập tức đưa tàu sân bay tới đó. Nếu chúng ta có một tàu sân bay ở đó, chúng ta có thể có 24 máy bay chỉ cách Yemen 160 km sẵn sàng xuất phát bất cứ lúc nào”.
Tờ Telegraph cũng tiết lộ rằng Hải quân Anh hiện có quá ít thủy thủ nên phải cho các tàu chiến HMS Westminster và HMS Argyll ngừng hoạt động để giành biên chế cho lớp tàu khu trục mới của mình.
Hải quân Anh đã chứng kiến sự sụt giảm về nguồn tân binh mới trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tuyển dụng đang ảnh hưởng đến toàn bộ lực lượng vũ trang và các đơn vị hỗ trợ của lực lượng này.
John Healey, Thứ trưởng Quốc phòng Anh, cáo buộc Chính phủ Anh đã làm “suy yếu” lực lượng vũ trang. Ông nói: “Các tàu hỗ trợ của Hải quân Anh đang dành ít thời gian hơn trên biển và các bộ trưởng đã không thể giải quyết được cuộc khủng hoảng tuyển dụng ngày càng gia tăng”.
Tobias Ellwood, cựu Chủ tịch Ủy ban Tuyển dụng Quốc phòng, kêu gọi Chính phủ Anh tăng lương cho quân nhân để giải quyết cuộc khủng hoảng. Ông nêu rõ: “Trừ khi lương và các điều kiện cho cả hải quân và không quân được giải quyết ngay lập tức, tình trạng thiếu nhân sự sẽ dẫn đến việc giảm các hoạt động trên biển vào thời điểm các lợi ích an ninh rộng lớn hơn của chúng ta đang bị đe dọa”.
Căng thẳng tăng thêm khi Houthi tấn công tàu hàng của Mỹ ngoài khơi Yemen
Phiến quân Houthi đã bắn tên lửa vào một tàu chở hàng của Mỹ ngoài khơi bờ biển Yemen, chưa đầy một ngày sau khi họ phóng tên lửa hành trình chống hạm về phía một tàu khu trục Mỹ ở Biển Đỏ.
Tàu vận tải biển Gibraltar Eagle của Mỹ. Ảnh: Splash
Cơ quan Hoạt động Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh, và cơ quan giám sát vùng biển Trung Đông, cho biết vụ tấn công hôm 15/1 xảy ra cách Aden khoảng 177 km về phía đông nam.
Cuộc tấn công vào tàu buôn có tên Gibraltar Eagle càng làm gia tăng căng thẳng đang bao trùm Biển Đỏ sau các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu vào phiến quân.
Các công ty an ninh tư nhân Ambrey và Dryad Global nói với hãng tin AP rằng tàu buôn Gibraltar Eagle treo cờ Quần đảo Marshall và không liên quan đến Israel. Cuộc tập kích gây cháy khoang hàng trên tàu, nhưng không gây thương vong và tàu vẫn bảo đảm khả năng đi biển.
"Con tàu không bị hư hại đáng kể nào và đang tiếp tục hành trình", Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ cho biết.
Con tàu này thuộc sở hữu của Eagle Bulk Shipping, một công ty có trụ sở tại Stamford, bang Connecticut (Mỹ).
Công ty này cho biết: "Tất cả thuyền viên trên tàu được xác nhận là không bị thương. Tàu đang chở các sản phẩm thép. Ban quản lý Eagle Bulk đang liên hệ chặt chẽ với tất cả các cơ quan hữu quan liên quan đến vấn đề này."
Giới chức Anh nhận định đây là cuộc tấn công nhằm vào lợi ích của Mỹ tại khu vực, nhằm đáp trả chiến dịch không kích do Washington và London tiến hành nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen những ngày qua.
Bộ tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM), đơn vị phụ trách hoạt động của quân đội Mỹ tại Trung Đông, nói rằng tàu hàng MV Gibraltar Eagle đã trúng tên lửa đạn đạo chống hạm do lực lượng Houthi khai hỏa. Tên lửa xuất phát từ gần Hodeida, một thành phố cảng ở Biển Đỏ do lực lượng Houthi nắm giữ từ lâu.
"Một tên lửa hành trình chống hạm đã được bắn từ khu vực phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn ở Yemen về phía USS Laboon", Bộ Tư lệnh Trung tâm cho biết. "Không có thương tích hoặc thiệt hại nào được báo cáo."
Đại diện Houthi chưa lên tiếng về sự việc.
Các cuộc tấn công của lực lượng Houthis đã làm xáo trộn hoạt động vận tải toàn cầu, trong bối cảnh cuộc chiến của Israel với Hamas ở Dải Gaza.
Ngay sau khi cuộc xung đột ở Gaza nổ ra, Houthi bắt đầu tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái vào các tàu ở Biển Đỏ, hành động mà họ cho là nhằm trả thù Israel vì chiến dịch trên bộ của nước này.
Houthi đang kiểm soát nhiều phần lãnh thổ Yemen, trong đó có thủ đô Sanaa. Lực lượng này gia tăng tập kích tàu hàng đi qua Biển Đỏ sau khi chiến sự ở Dải Gaza bùng phát đầu tháng 10/2023, để gây sức ép buộc Israel phải ngừng chiến dịch nhằm vào Hamas, đồng minh của Houthi trong trục kháng chiến chống Tel Aviv ở Trung Đông.
Hiện vẫn chưa rõ liệu Mỹ có trả đũa các cuộc tấn công mới nhất hay không, mặc dù Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẽ không ngần ngại chỉ đạo các biện pháp tiếp theo để bảo vệ người dân của chúng tôi và dòng chảy tự do của thương mại quốc tế khi cần thiết.
Theo AP, mặc dù chính quyền của ông Biden và các đồng minh đã cố gắng xoa dịu căng thẳng ở Trung Đông trong nhiều tuần và ngăn chặn bất kỳ cuộc xung đột nào rộng hơn. Tuy nhiên các cuộc tấn công ở Biển Đỏ có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc xung đột.
Các tàu chở nhiên liệu bị chặn trên Biển Đỏ Theo dữ liệu về tàu thuyền di chuyển LSEG, ít nhất 4 tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đã bị chặn giữ cuối tuần qua, trong bối cảnh leo thang căng thẳng tại Biển Đỏ sau khi các lực lượng Mỹ và Anh tiến hành không kích nhằm vào lực lượng Houthi ở Yemen. Tàu thuyền di chuyển tại cảng Saleef,...