Lý do Ấn Độ tham gia cùng Trung Quốc và Nga trong nỗ lực ‘phi USD hóa’
Xu hướng phi USD hóa đã được tăng cường bởi những thách thức kinh tế và địa chính trị mà nhiều quốc gia phải đối mặt dưới sự trừng phạt hoặc ảnh hưởng của Mỹ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái), Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong một cuộc gặp bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: AFP
Trong những năm gần đây, phong trào được gọi là “phi USD hóa” đã có một số động lực, khi các quốc gia tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng USD và thúc đẩy chủ quyền kinh tế lớn hơn. Xu hướng này đã được tăng cường bởi những thách thức kinh tế và địa chính trị mà nhiều quốc gia phải đối mặt dưới sự trừng phạt hoặc ảnh hưởng của Mỹ.
Một số quốc gia đang tích cực theo đuổi quá trình phi USD hóa, như Trung Quốc, Nga, Brazil, Ấn Độ, các quốc gia ASEAN, Kenya, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Ấn Độ, theo truyền thống là một đối tác gần gũi của Mỹ, đã cùng với Trung Quốc thúc đẩy giao dịch bằng đồng tiền riêng của mình, đồng rupee, như một sự thay thế cho đồng USD trong thương mại toàn cầu.
Cụ thể, vào ngày 29/3 vừa qua, Ấn Độ đã công bố chính sách ngoại thương mới, cho phép sử dụng đồng rupee trong thương mại với các quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu USD hoặc khủng hoảng tiền tệ. Malaysia là quốc gia mới nhất tham gia chương trình này.
Trước đó vào tháng 7/2022, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI – ngân hàng trung ương Ấn Độ) đã quyết định cho phép thanh toán thương mại quốc tế bằng đồng rupee. Động thái này nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu và hỗ trợ lợi ích của các thương nhân sử dụng đồng rupee. Ấn Độ cũng đã giao dịch bằng đồng rupee với Nga, Mauritius, Iran và Sri Lanka.
Mối quan tâm của Ấn Độ đối với việc giảm phụ thuộc vào đồng USD không chỉ giới hạn trong chính sách thương mại. Nước này cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc tìm ra một giải pháp thay thế cho Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) với Nga và Trung Quốc. Điều này có thể cho phép Ấn Độ giao dịch với các quốc gia đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ bằng đồng tiền riêng của họ. Ấn Độ cũng có kế hoạch liên kết hệ thống viễn thông tài chính trong nước của riêng mình với các hệ thống chuyển tiền SPFS của Nga và CIPS của Trung Quốc.
Video đang HOT
Mối quan tâm của Ấn Độ trong việc tìm kiếm một giải pháp thay thế cho SWIFT với Nga và Trung Quốc dường như bắt nguồn từ các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và các đồng minh áp đặt lên Iran. Các biện pháp trừng phạt này đã hạn chế nghiêm trọng khả năng sử dụng hệ thống tài chính toàn cầu cho thương mại và đầu tư của Iran, vì hầu hết các ngân hàng đều cảnh giác khi giao dịch với nước này do nguy cơ bị Mỹ trừng phạt.
Đáp lại, Iran và các đối tác thương mại của mình, bao gồm cả Nga và Trung Quốc, đang nghiên cứu phát triển các hệ thống thanh toán thay thế SWIFT và cho phép các giao dịch được thanh toán bằng đồng tiền của họ. SPFS của Nga và CIPS của Trung Quốc là hai hệ thống như vậy, được phát triển để thay thế cho SWIFT.
Sự quan tâm của Ấn Độ đối với các hệ thống này còn được thúc đẩy bởi mong muốn giảm sự phụ thuộc vào USD và tránh nguy cơ bị cắt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu trong trường hợp bị Mỹ trừng phạt. Bằng cách liên kết hệ thống viễn thông tài chính trong nước của riêng mình với SPFS và CIPS, Ấn Độ có thể giải quyết các giao dịch với những quốc gia này bằng đồng tiền của chính họ, ngay cả khi họ đang chịu lệnh trừng phạt của Mỹ.
Hơn nữa, mối quan tâm của Ấn Độ đối với việc phi USD hóa cũng bị chi phối bởi mối quan hệ kinh tế ngày càng tăng của nước này với Nga và Trung Quốc. Ấn Độ là một trong những nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất từ Nga và hai nước cũng đang nỗ lực tăng cường thương mại song phương trong các lĩnh vực khác. Tương tự, Ấn Độ và Trung Quốc đã mở rộng hợp tác kinh tế trong những năm gần đây.
Với những yếu tố này, không có gì ngạc nhiên khi Ấn Độ đang tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế cho SWIFT trong khi tăng cường quan hệ kinh tế với Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem Ấn Độ sẽ thành công như thế nào trong việc thúc đẩy việc sử dụng các hệ thống thanh toán thay thế này và giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, đặc biệt là do sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Tóm lại, quá trình phi USD hóa là không đơn giản và phải mất nhiều năm để bất kỳ đồng tiền nào có thể thách thức sự thống trị của đồng đô la Mỹ, nhưng xu hướng này là rõ ràng và không thể phủ nhận. Khi nhiều quốc gia chuyển sang các loại tiền tệ khác để giao dịch hàng hóa, Mỹ sẽ phải đối mặt với giá nhập khẩu cao hơn và sự biến động trên thị trường hàng hóa toàn cầu có thể tác động đến sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế Mỹ. Do đó, Mỹ có lẽ phải chuẩn bị cho một thế giới mà tiền tệ của họ không còn là lựa chọn chính cho thương mại và đầu tư toàn cầu.
Tổng thống Kyrgyzstan sẽ thăm chính thức Nga vào tháng 5
Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov sẽ thăm chính thức Nga ngay sau một loạt cuộc đàm phán với các quan chức Mỹ.
Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov. Ảnh: 24.kg
Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga), Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov sẽ thăm chính thức Nga trong hai ngày 8-9/5 theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thông tin này do ông Muratbek Azymbakiev, người đứng đầu cơ quan chính sách đối ngoại của Kyrgyzstan, công bố.
Nezavisimaya Gazeta cho rằng mối quan hệ giữa Nga và Kyrgyzstan đang tiếp tục phát triển, nhưng vẫn tồn tại một số vấn đề. Đặc biệt, Cơ quan giám sát và kiểm dịch Nga Rosselkhoznadzor định kỳ áp đặt lệnh cấm cung cấp thực phẩm từ Kyrgyzstan.
Đặc biệt, Rosselkhoznadzor thường xuyên phát hiện các vi phạm trong quá trình sản xuất các sản phẩm thực phẩm của Kyrgyzstan. Kể từ đầu năm nay, phía Nga đã ra một lệnh cấm cung cấp cá hồi Kyrgyzstan và trứng cá muối cá hồi, do phát hiện một số hóa chất bị cấm.
Chuyến thăm của Tổng thống Japarov tới Moskva cũng diễn ra sau một loạt cuộc đàm phán với các quan chức Mỹ. Vào ngày 24/4, ông Japarov đã tiếp Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Nam và Trung Á, ông Donald Lu.
Đáng chú ý, ông Lu đã xác nhận ý định của phía Mỹ trong việc phát triển hợp tác kinh tế với Kyrgyzstan và cam kết hỗ trợ phát triển nền kinh tế kỹ thuật số cũng như lên kế hoạch hợp tác để thu hút đầu tư vào nền kinh tế xanh. Kyrgyzstan sẽ rất khó từ chối những đề xuất như vậy trong bối cảnh là một nước nghèo và đã thực sự mất đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây.
Tuy nhiên, vào ngày 26-28/4, một phái đoàn của Bộ Tài chính Mỹ đến Bishkek để giám sát. Trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính về chống tài trợ khủng bố và tội phạm tài chính, bà Elizabeth Rosenberg sẽ gây áp lực với Kyrgyzstan trong hợp tác với Nga để lách lệnh trừng phạt. Các chuyên gia cho rằng Washington sẽ cảnh báo áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nhân Kyrgyzstan đang hợp tác chặt chẽ với Nga.
Vậy điều này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với Nga? Các quan chức và chuyên gia cho rằng khó có thể xảy ra vì Moskva coi Kyrgyzstan là một đối tác đáng tin cậy.
Ông Alexei Overchuk, đồng Chủ tịch ủy ban liên chính phủ, Phó Thủ tướng Nga, cho biết tại cuộc họp gần đây nhất rằng thực tế là Kyrgyzstan và Nga vẫn là đối tác và đồng minh chiến lược. Hợp tác giữa hai nước là thực chất và nhằm mục đích tăng cường hội nhập Á-Âu. Ông Overchuk nhấn mạnh: "Mối quan hệ giữa hai quốc gia anh em dựa trên lịch sử lâu đời, sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau".
Gần đây, Chính phủ Kyrgyzstan và Nga đã ký một chương trình hợp tác kinh tế cho đến năm 2027. Nga vẫn là nhà cung cấp chính về nhiên liệu và dầu nhờn, điện, vốn đang thiếu trầm trọng ở Kyrgyzstan trong những năm gần đây.
Chuyến thăm của Tổng thống Kyrgyzstan tới Moskva lần này trùng với dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng. "Chúng tôi luôn ghi nhớ những gì Kyrgyzstan đã đóng góp cho chiến thắng này và điều đó rất thiêng liêng đối với chúng tôi", Phó Thủ tướng Nga Overchuk nói.
Nhưng chuyến thăm của ông Japarov tới Nga không chỉ để tưởng nhớ đến Chiến tranh thế giới thứ hai mà còn mang tính chất thương mại và kinh tế. Nhà khoa học chính trị Nga Igor Shestakov nhận định rằng có thông tin nội bộ cho biết trong các cuộc đàm phán, các vấn đề về tăng Quỹ Phát triển Nga-Kyrgyzstan, từ năm 2015 đã đóng vai trò hỗ trợ phát triển các dự án nhằm xuất khẩu các sản phẩm của Kyrgyzstan, sẽ được thảo luận.
Theo vị chuyên gia này, các vấn đề hợp tác trong lĩnh vực năng lượng cũng sẽ được thảo luận. Trong chuyến thăm đầu tiên của ông Japarov tới Moskva vào tháng 2/2021, các bên đã đồng ý thu hút các nhà đầu tư Nga vào các dự án năng lượng để xây dựng các dự án như nhà máy năng lượng Kambarata HPP-2, dự án thủy điện trên sông Suusamyr,...
"Nhìn chung, chuyến thăm sẽ tập trung vào việc phát triển hợp tác kinh tế và thương mại trong năm tới, vì Nga hiện là một trong những đối tác thương mại chính của Kyrgyzstan. Trong năm qua, kim ngạch thương mại tăng trưởng chưa từng có, đạt 3,4 tỷ USD", ông Shestakov lưu ý.
Tầm quan trọng của ASEAN trong chiến lược châu Á của EU Trọng tâm chính sách của EU là xây dựng mối quan hệ lâu dài với các quốc gia chiến lược ở Đông Nam Á. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen phát biểu tại cuộc họp báo khi kết thúc Hội nghị cấp cao EU-ASEAN tại Brussels ngày 14/12/2022 Theo nhận định của Thomas Matussek, cựu Đại sứ Đức tại...