Lý do 9 nước bỏ phiếu chống Palestine
Những nước bỏ phiếu chống là những nước nào và tại sao họ lại chống việc công nhận quy chế nhà nước quan sát viên Liên hợp quốc của Palestine?
Tổng thống nhà nước Palestine Mmoud Abbas trong vòng vây hân hoan của trẻ em Palestine khi ông trở về từ Liên hợp quốc. Ảnh: AP.
Ngày 29/11 vừa qua, đại đa số các nước thành viên Liên hợp quốc đã bỏ phiếu tán thành dành cho Palestine quy chế nhà nước quan sát viên tại Đại hội đồng, 41 nước bỏ phiếu “trắng” nhưng có 9 nước đã bỏ phiếu “chống”, chủ yếu mang tính tượng trưng.
Những nước bỏ phiếu trống là những nước nào và tại sao họ lại chống và họ nói gì về tiến trình hòa bình Israel-Palestine?
Mỹ
Mỹ chống bất kỳ nỗ lực nào từ phía Palestine hướng tới việc thiết lập nhà nước bên ngoài tiến trình hòa bình Israel-Palestine do Mỹ lãnh đạo. Washington muốn chứng kiến Israel và Palestine cùng nhau cố gắng thông qua quá trình hòa bình ngoại giao. Cách suy nghĩ của Mỹ là một nền hòa bình lâu bền chỉ có thể đạt được thông qua một hiệp định trực tiếp giữa người Israel và Palestine. Mỹ, ủng hộ Israel, đồng thời cũng muốn đảm bảo rằng họ giữ được thế và niềm tin tưởng của chính phủ ở Israel, trong đó họ cần nắm được khả năng đưa Israel đến bàn thương lượng.
Israel
Tel Aviv lo ngại rằng việc để palestine hưởng quy chế quốc gia sẽ giảm vai trò của Israel trong tiến trình hòa bình, có thể cho người Palestine hưởng quy chế ở Tòa án hình sự quốc tế (ICC).
Video đang HOT
Lập trường của Israel đa phần giống lập trường của Mỹ, coi những nỗ lực của Palestine ở bên ngoài tiến trình hòa bình chính thức là phản tác dụng. Nhà chức trách Palestin (PA), bằng việc thông qua Liên hợp quốc thay vì tiến trình hòa bình, cũng đang lựa chọn một cách có ít dính líu của Israel hơn. Cách này cũng làm cho PA càng có nhiều khả năng kiện lên Toàn án hình sự quốc tế (ICC) chống Israel, đặc biệt là các chiến dịch của Israel tại Dải Gaza và Bờ Tây, gây khó xử cho Israel.
Canada
Thủ tướng Canada, Stephen Harper, một thành viên của đảng bảo thủ, là người đặc biệt ủng hộ chính sách của Mỹ ở Trung Đông. Đầu năm nay Ottawa đã đóng cửa sứ quán của mình ở Iran, gọi Iran là nước ủng hộ chủ nghĩa khủng bố. Phản ứng với cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng ngày 29/11, chính phủ Canada đã triệu hồi đại sứ của mình ở Liên hợp quốc, Israel và PA, và nói rằng Canada đang “xem xét lại quan hệ của mình” với bên thứ ba trong ba đối tượng này.
Cộng hòa Czech
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đầu năm nay nói rằng “Israel không có một người bạn nào ở châu Âu tốt hơn Cộng hòa Czech”, nước châu Âu duy nhất bỏ phiếu “chống” hôm 29/11 vừa qua. Theo hãng Reuters, có hai nhân tố trong động thái này: Cộng hòa Czech ủng hộ Israel, và nói rộng hơn là xu hướng tiến hành một chính sách đối ngoại gần với đường lối của Mỹ hơn so với các nước khác trong Liên minh châu Âu.
Ủng hộ của Prague cho nhà nước Do Thái cũng phản ánh nỗ lực hiện tại của các chính khách trung hữu của Czech muốn xây dựng quan hệ mạnh mẽ hơn với Washington và xu thế bi quan với euro của hai chính đảng đang cầm quyền. Đường lối đối ngoại của Czech giờ đây thân với Mỹ hơn với châu Âu.
Năm 1948, nước Tiệp khắc lúc đó đã phá lệnh cấm vận của Liên hợp quốc, chuyển cho Israel vũ khí và trang bị có lẽ đã được sử dụng trong cuộc chiến tranh giữa Israel và các nước Arab năm đó.
Panama
Kênh đào Panama là trung tâm của nền kinh tế của cả Panama và Mỹ, góp phần vào việc thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước. Đồng thời, Panama có quan hệ trực tiếp mạnh mẽ với Israel. Trong chuyến thăm Israel năm 2010, Tổng thống Panama Ricardo Martinelli đã nói rằng Panama sẽ luôn đứng về phía Israel, đánh giá cao về việc Israel “bảo vệ thủ đô của thế giới – Jerusalem”.
Panama là một nước nhỏ (dân số 3.400.000 người), “nhưng dành một trái tim lớn cho Israel”, ông Martinelli nói.
Khoảng 8.000 người Panama là người Do Thái, và ba bộ trưởng trong nội các của Martinelli là người gốc Do Thái, cùng nhiều quan chức cấp cao khác trong chính phủ. Cộng đồng Do Thái ở Panama đã hòa nhập hoàn toàn và đã có đóng góp cực kỳ to lớn đối với cuộc sống văn hóa và kinh tế của Panama.
Bốn quốc đảo Thái Bình Dương gồm Nauru, Palau, Micronesia và quần đảo Marshall
Trừ Israel, một nửa số phiếu “chống” là của các nước hải đảo nhỏ bé ở Tây Thái Bình Dương. Câu chuyện của các nước này khá phức tạp. Ngoài nước Naura, các nước khác đều là những “nước liên quan” với Mỹ, có nghĩa là các nước này là những nước có chủ quyền nhưng liên kết chặt chẽ với Mỹ, nước quản lý những nước này như “lãnh thổ ủy trị” từ Đại chiến thế giới lần thứ 2 đến năm 1986.
Ngoài ra, Israel đã chăm sóc mối quan hệ của họ với các nước ở phía Tây Thái Bình Dương này. Mối quan hệ này “đã mang lại cho Israel một số phiếu đáng tin cậy ở Liên hợp quốc” và đem lại “một nguồn viện trợ kỹ thuật về nông nghiệp, y tế và các vấn đề khác” cho các quốc gia hải đảo nhỏ ở Thái Bình Dương.
“Israel là một nước nhỏ ở Trung Đông và đang phải chiến đấu để sinh tồn”, Tổng thống Micronecia, Emanuel Mori nói. “Chúng tôi cũng vậy. Chúng tôi không có kẻ thù, chỉ có những kẻ thù tự nhiên. Các cơn bão thường ập đến và chúng tôi vẫn sống. Bị bao bọc bởi các nước láng giềng không thân thiện, chúng tôi thấy thương cho họ”, ông nói.
Ông Mori nói rằng quyết định của Israel ủng hộ Micronesia là thành viên Liên hợp quốc cách đây hai thập kỷ đã giúp củng cố quan hệ hai nước.
Vậy tất cả những điều này có ý nghĩa gì? Theo quan điểm của Israel và của Mỹ thì liên minh các nước bỏ phiếu chống này là quá nhỏ, không thể bảo trợ tốt cho tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine theo cách của mỹ. Tuy nhiên có lẽ nó cũng cho thấy mức độ tập trung của dư luận quốc tế đang ngả về phía Palestine: những lá phiếu được chú ý nhiều của châu Âu đang chuyển động một cách chậm chạp nhưng kiên quyết theo hướng đó, và dần dần tách xa quá trình hòa bình do Mỹ chủ xướng.
Theo VNE
Palestine nhận "giấy khai sinh"
Palestine đạt thắng lợi lịch sử khi được LHQ công nhận tư cách nhà nước quan sát phi thành viên, bất chấp phản đối từ Israel và Mỹ.
Ngày 29.11 (rạng sáng qua, giờ VN), với 138 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng (có 5 nước không tham gia), Đại hội đồng LHQ đã nâng cấp tư cách của Palestine thành nhà nước quan sát phi thành viên, theo AFP. Đây được xem là mốc quan trọng có khả năng dẫn đến những hệ quả trọng đại cho tiến trình hòa bình tại Trung Đông và là thắng lợi ngoại giao ngoạn mục của Tổng thống Mahmoud Abbas.
Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng, ông Abbas gọi quyết định trên là "giấy khai sinh" cho nhà nước Palestine, đúng 65 năm sau ngày LHQ thông qua nghị quyết 181 khai sinh nhà nước Israel. Reuters cũng dẫn lời Tổng thống Abbas gọi đây là hy vọng cuối cùng cho giải pháp "Hai nhà nước" với Israel và khẳng định Palestine vẫn tiếp tục nỗ lực để trở thành nhà nước được công nhận đầy đủ.
Người Palestine tại Bờ Tây ăn mừng bước tiến lịch sử - Ảnh: AFP
Với tư cách mới, Palestine có thể gia nhập các cơ quan của LHQ cũng như theo đuổi các hiệp ước quốc tế. Từ đó, Palestine sẽ có tư cách pháp lý cần thiết để bảo vệ và thực hiện lợi ích chính đáng trong các thể chế quốc tế, có quyền hợp pháp về lãnh thổ, không phận... Tờ The Wall Street Journal dẫn lời giới quan sát cho rằng giờ đây, người Palestine có thể kiện Israel ra tòa án quốc tế về nhiều vấn đề, chẳng hạn như cuộc xung đột tại Dải Gaza vừa qua.
Tính đến nay, LHQ công nhận tư cách thành viên của 193 quốc gia, vốn là những nước độc lập được quốc tế công nhận. Theo website chính thức un.org, hiện có các mức quy chế, thứ nhất là quan sát viên thường trực kế đến là nhà nước quan sát phi thành viên (mức Palestine vừa đạt được, ngang với Vatican) và cao nhất là quốc gia thành viên.
Tại Bờ Tây và Gaza, hàng ngàn người đổ ra đường để ăn mừng thắng lợi này. Với họ, hy vọng có được nhà nước độc lập đầy đủ đang rực sáng dù còn nhiều khó khăn phía trước. "29.11 là một ngày lịch sử, là ngày thế giới công nhận nhà nước Palestine. Tôi rất tự hào", một người dân tại Gaza nói giữa những tiếng hò reo vang dội. Nhiều nước cũng đã lên tiếng chúc mừng Palestine đồng thời nhấn mạnh rằng các bên cần duy trì đối thoại để tìm kiếm hòa bình cho Trung Đông. Theo TTXVN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị chúc mừng Palestine đạt dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu tranh vì các quyền dân tộc cơ bản, trong đó có quyền thành lập nhà nước, có chủ quyền, cùng tồn tại hòa bình bên cạnh nhà nước Israel.
Ngược lại, Israel và Mỹ chỉ trích mạnh mẽ quyết định của Đại hội đồng. AFP dẫn lời giới chức Washington và Tel Aviv gọi đây là bước đi "vô nghĩa, phản tác dụng và gây thêm khó khăn cho tiến trình hòa bình". Israel cũng khẳng định rằng nhà nước Palestine chỉ có thể được thành lập thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên liên quan. Theo The Wall Street Journal, các nghị sĩ Mỹ dọa sẽ cắt tài trợ cho chính quyền ông Abbas (khoảng 200 triệu USD theo dự kiến), cũng như trừng phạt bất cứ cơ quan LHQ nào mà Palestine có thể gia nhập.
Theo TNO
Iran dọa "cấm cửa" thanh sát viên LHQ Ông Ali Asghar Soltanieh - Ảnh: AFP Iran ngày 30.11 tuyên bố nước này có thể "cấm cửa" các thanh sát viên của Liên Hiệp Quốc và thậm chí rút khỏi Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) trong trường hợp các cơ sở hạt nhân của nước này bị tấn công, theo tin tức từ Tân Hoa xã. Đại...