Lũy kế 9 tháng 2020: Hòa Phát báo lãi 8.845 tỷ đồng, Vietnam Airlines dự kiến lỗ 10.750 tỷ đồng
Hòa Phát báo lãi sau thuế 8.845 tỷ đồng, Vietnam Airlines dự lỗ 10.750 tỷ đồng sau 9 tháng; nhóm cổ đông Heineken thoái vốn 26 triệu cổ phần SAB, thu về gần 5000 tỷ đồng; SCIC bán đấu giá 44 triệu cổ phần Vocarimex với giá tối thiểu 1.000 tỷ đồng; Bầu Đức gom 50 triệu cổ phiếu HAG… là các thông tin tài chính đáng chú ý trong tuần qua.
Lũy kế 9 tháng 2020: Hòa Phát báo lãi 8.845 tỷ đồng, Vietnam Airlines dự kiến lỗ 10.750 tỷ đồng
Hòa Phát báo lãi sau thuế 8.845 tỷ đồng, hoàn thành 98% kế hoạch năm sau 9 tháng
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) công bố kết quả kinh doanh quý III/2020, trong đó đóng góp lớn nhất đến từ mảng kinh doanh sắt thép và nông nghiệp.
Doanh thu quý III/2020 của Hòa Phát đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 62,7% so với cùng kỳ năm 2019. Lợi nhuận sau thuế tăng gấp đôi lên 3.785 tỷ đồng – là khoản lợi nhuận theo quý lớn nhất mà Hòa Phát từng ghi nhận.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Hòa Phát đạt được kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu 65.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 40% và 56% so với cùng kỳ năm 2019.
Phía Hòa Phát cho biết, cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2020 đều đã vượt mức thực hiện cả năm 2019, trong đó doanh thu hoàn thành 75% kế hoạch năm 2020, lợi nhuận sau thuế hoàn thành 98% kế hoạch.
Được biết, “trái ngọt” mà Hòa Phát thu được chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh sắt thép và nông nghiệp. Sản lượng thép thô trong tháng 9/2020 của Hòa Phát đạt 575.000 tấn, là con số cao nhất từng ghi nhận, tăng 19% so với tháng 8/2020 và tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.(Xem thêm)
Vietnam Airlines dự kiến lỗ 10.750 tỷ đồng
Trao đổi với VietnamFinance, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho biết lũy kế 9 tháng, Vietnam Airlines Group đạt tổng doanh thu hợp nhất 23.948 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lỗ hợp nhất dự kiến ở mức 10.750 tỷ đồng, trong đó mức lỗ của Công ty mẹ là hơn 8.700 tỷ đồng.
Ông Trần Thanh Hiền cũng cho biết thêm: “Mức tàn phá của Covid-19 đối với ngành hàng không rất khủng khiếp. Tôi học tài chính đã nhiều năm nay nhưng không có một kịch bản nào khốc liệt như vậy”.
“Cũng nên nhớ rằng, trước Covid-19, rất nhiều hãng hàng không trong khu vực đã lỗ và gặp khó khăn như Thai Airways, tuy nhiên với Vietnam Airlines, dòng tiền vẫn dương trên 4.000 tỷ đồng. Đây là điều rất quan trọng nói lên tiềm lực của một hãng hàng không”, ông Hiền chia sẻ.
“Tuy nhiên, khi Covid-19 lan rộng từ tháng 2/2020, đến đầu tháng 4/2020, Vietnam Airlines chỉ còn 5% năng lực sản xuất, hoạt động cầm chừng. Đến tháng 6,7/2020, thị trường bắt đầu phục hồi (thậm chí tăng hơn 30% so với cùng kỳ), tuy nhiên dòng tiền lại tăng không nhiều do các hãng cùng kích cầu giảm giá”, ông Hiền nói.
Video đang HOT
Ông Trần Thanh Hiền cũng cho biết: Cuối tháng 7/2020, đợt dịch thứ 2 tiếp tục khiến cho doanh thu các hãng hàng không sụt giảm mạnh. Nhưng Vietnam Airlines Group (bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) vẫn liên tục nỗ lực khẳng định vị trí chủ lực tại thị trường nội địa với 51,7% thị phần vận chuyển hành khách.(Xem thêm)
Nhóm cổ đông Heineken bán xong 26 triệu cổ phiếu SAB, thu về gần 5.000 tỷ đồng
Tại phiên giao dịch sáng 14/10, hơn 26 triệu cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia – Rư ợu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã được sang tay thành công theo phương thức thỏa thuận tại mức giá 184.000 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 5.000 tỷ đồng.
Trước đó, báo chí nước ngoài đưa tin tập đoàn Heineken N.V muốn bán 25,2 triệu cổ phiếu SAB với giá 184.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch tương đương gần 200 triệu USD.
Số cổ phiếu này xấp xỉ 3,9% vốn Sabeco, đang được nắm giữ bởi Able Win Gain Limited, công ty con của Heineken.
Bên cạnh đó, Heineken Asia Pacific Pte.Ltd, một nhân tố khác thuộc nhóm cổ đông Heineken cũng đang nắm giữ gần 2,5 triệu cổ phiếu SAB, tương đương 0,39% vốn.
Ghi nhận trong phiên giao dịch sáng 14/10, hơn 26 triệu cổ phiếu SAB đã được sang tay thành công theo phương thức thỏa thuận tại mức giá 184.000 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 5.000 tỷ đồng.(Xem thêm)
Vinaruco báo lãi tăng 30% trước trước thềm thoái vốn
Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Cao su Việt Nam (Vinaruco, UPCoM: VRG) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020 với doanh thu thuần đạt 4,9 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ 2019.
Khoản giá vốn cho thuê hạ tầng khu công nghiệp không dịch chuyển nhiều so với cùng kỳ năm ngoái giúp Vinaruco thu về 2,5 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng 31%. Biên lãi gộp từ 45% lên mức 51%.
Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động tài chính trong quý lại giảm khá mạnh, chỉ còn 3,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ gần 4,8 tỷ đồng, bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng thêm 400 triệu.
Kết quả chốt quý III, Vinaruco báo lãi ròng giảm 10% so với cùng kỳ 2019 chỉ đạt 3,5 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) giảm còn 137 điểm trong khi cùng kỳ là 151 điểm.
Lũy kế 9 tháng năm 2020, Vinaruco ghi nhận doanh thu thuần trên 17,3 tỷ đồng, tăng 61%. Lợi nhuận sau thuế 11,2 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của Vinaruco đạt 668 tỷ đồng, giảm 4 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ vay chiếm 392 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 276 tỷ đồng.(Xem thêm)
SCIC bán đấu giá 44 triệu cổ phần Vocarimex, dự thu 1.000 tỷ đồng
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quyết định thoái toàn bộ vốn đang nắm giữ tại Tổng công ty Công nghiệp Dầu thực vật Việt Nam – Công ty Cổ phần (Vocarimex, UPCoM: VOC) trong tháng 11/2020.
Theo đó, SCIC dự kiến chào bán cạnh tranh lô 44.211.900 cổ phần Vocarimex, tương đương 36,3% vốn, vào ngày 4/11 tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).
Với giá khởi điểm 22.690 đồng/cổ phần, nếu thương vụ diễn ra như kỳ vọng, SCIC sẽ thu về hơn 1.000 tỷ đồng.
Vocarimex là một trong những ông lớn của ngành dầu ăn khi sở hữu trực tiếp các thương hiệu dầu ăn như Voca, Soby, Ruby, Sun Go… đồng thời nắm giữ 24% vốn tại Công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) – chủ sở hữu thương hiệu dầu ăn đình đám như Neptune, Simply, Meizan và Cái Lân.
Vocarimex cũng là cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An (26,5% vốn), Công ty TNHH Dầu ăn Kido Nhà Bè của thương hiệu dầu ăn Marvela (49% vốn), Công ty TNHH Mỹ phẩm LG Vina (40% vốn) và Công ty Cổ phần Bao bì dầu thực vật (51% vốn). (Xem thêm)
Bầu Đức mạnh tay gom 50 triệu cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh cổ phiếu HAG tiếp tục bị duy trì ở diện cảnh báo, bầu Đức mạnh tay gom vào 50 triệu đơn vị để nâng tỷ lệ sở hữu lên 40,62%.
Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) vừa thông báo về giao dịch của chủ tịch HĐQT Đoàn Nguyên Đức, theo đó ông Đức sẽ mua vào 50 triệu cổ phiếu HAG.
Giao dịch dự kiến được thực hiện từ ngày 19/10/2020 đến ngày 30/10/2020 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn.
Chiếu theo thị giá của HAG trên thị trường chứng khoán, ước tính bầu Đức sẽ phải rút hầu bao khoảng 232 tỷ đồng để gom hết được 50 triệu cổ phiếu HAG.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, hiện cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn điều lệ của HAG chỉ có chủ tịch Đoàn Nguyên Đức. Nếu giao dịch diễn ra thành công, bầu Đức sẽ nâng số lượng cổ phiếu HAG nắm giữ từ hơn 326 triệu đơn vị (35,23%) lên hơn 376 triệu đơn vị (40,62%).
Hiện HAG vẫn chưa công bố kết quả kinh doanh quý III/2020. Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của HAG trong thời gian gần đây đều không mấy khả quan khi liên tục lỗ ròng từ quý II/2019 đến nay.
Doanh thu lũy kế 6 tháng đầu năm 2020 tăng trưởng ở mức 60% so với cùng kỳ năm 2019, đạt hơn 1.400 tỷ đồng tuy nhiên HAG vẫn báo lỗ lũy kế hơn 130 tỷ đồng.
Khoản lỗ này được cho là đúng như dự kiến của HAG khi ban lãnh đạo công ty này đặt ra kế hoạch kinh doanh cho năm 2020 với doanh thu thuần mục tiêu là 5.082 tỷ đồng và lỗ trước thuế dự kiến là 356 tỷ đồng. (Xem thêm)
Heineken thoái vốn, Sabeco lao đao... mất ngôi quán quân thị phần?
Từ thương vụ Heineken thoái vốn khỏi Sabeco, dư luận đã ra nghi vấn, liệu Sabeco có bị choán ngôi quán quân thị phần?
Trong phiên giao dịch hôm 14/10, Tổng Công ty cổ phần Bia R ượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đã nổi bật khi xuất hiện giao dịch thỏa thuận 26,37 triệu cổ phiếu bởi khối ngoại.
Khối lượng giao dịch với mức thỏa thuận ghi nhận 184.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với giá trị 4.852 tỷ đồng.
Nhiều khả năng bên bán là Heineken khi mới đây theo tin từ Bloomberg, "ông lớn" ngành bia này muốn bán 25,2 triệu cổ phần Sabeco với mức giá 184.000 đồng/cổ phiếu.
Hồi cuối năm 2019, Heineken cũng đã bán 5,2 triệu cổ phiếu Sabeco với mức giá 234.400 đồng, thu về hơn 1.200 tỷ đồng.
Dư luận hiện đang đặt câu hỏi: Heineken thoái vốn, Sabeco có lao đao... mất ngôi quán quân thị phần?
Heineken có thị phần xếp ngay sau Sabeco ở Việt Nam. (Ảnh minh họa).
Tại Việt Nam, Sabeco hiện là doanh nghiệp bia có thị phần lớn nhất khoảng 43%, còn Heineken có thị phần xếp ngay sau với khoảng 25%.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh thu của Heineken trên toàn cầu sụt giảm 2,5%. Nhưng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương ghi nhận mức phục hồi mạnh mẽ được dẫn dắt bởi thị trường Việt Nam.
Heineken là cổ đông lớn của Sabeco từ sau khi doanh nghiệp này tiến hành IPO năm 2008. "Đại gia" bia đến từ Hà Lan cũng từng nhiều lần đánh tiếng trở thành cổ đông chiến lược của Sabeco khi Nhà nước thoái vốn khỏi doanh nghiệp này.
Thế nhưng, trong cuộc đấu giá cổ phần vào cuối năm 2017, Công ty TNHH Vietnam Beverage, một thành viên thuộc ThaiBev đã giành quyền kiểm soát Sabeco sau khi chi ra số tiền lên tới 5 tỷ USD.
Trong cơ cấu cổ đông Sabeco hiện nay, gồm có ThaiBev sở hữu 343 triệu cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ sở hữu 53,59% vốn Sabeco, tiếp sau là Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) nắm 36% sau khi nhận bàn giao vốn từ Bộ Công Thương để chuẩn bị cho lộ trình thoái vốn tới đây.
Chứng khoán 15/10: HPG bật tăng ngay sau thông tin KQKD0 quý III/2020 Leo lên đến 940 điểm sau phiên hôm qua, thị trường lại tiếp tục đối mặt với áp lực. Tuy nhiên, HPG đang tăng đúng lúc và là nhân tố thay thế nhiều trụ. Nhóm Ngân chuyển sang trạng thái "âm ỉ" tăng và đang còn các mã tích cực là TCB ( 2,4%), CTG ( 0,8%), EIB ( 0,3%) trong đó TCB...