Lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng Căn cước công dân gắn chip mà ai cũng cần biết
Dù thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với CMND sử dụng mã vạch, tuy nhiên bạn vẫn cần lưu ý điều này trong quá trình sử dụng.
Hiện nay, Bộ Công an đang triển khai làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân ( CCCD) gắn chip điện tử cho người dân.
Theo Bộ Công an, chip được gắn trên thẻ CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên thẻ CCCD với mục tiêu là tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số; Không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân.
Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chip tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
Thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với sử dụng mã vạch
Một thông tin cũng khá quan trọng mà mọi người cần biết về CCCD gắn chip là thời hạn sử dụng của chúng.
Quy định của Luật căn cước công dân 2014, bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chip có thời han sử dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 như sau:
- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Video đang HOT
- Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Điều này đồng nghĩa, CCCD dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu đã được cấp trong 2 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi
Ví dụ: Công dân A sinh năm 2000, đi làm CCCD gắn chip năm 2021 (khi đang 21 tuổi), thì thẻ căn cước của công dân này sẽ có giá trị sử dụng đến năm 2025 (khi đủ 25 tuổi). Trong trường hợp công dân A làm CCCD gắn chip năm 2024 (khi đang 24 tuổi), thì thẻ căn cước của công dân này sẽ có giá trị sử dụng đến năm 2040 (khi đủ 40 tuổi).
Trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, ngoại trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng,…
Bên cạnh đó, những người đi làm CCCD gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi. Còn những người trên 60 tuổi đang sử dụng CCCD mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.
Tại mặt trước của thẻ cũng có ghi thời hạn sử dụng. Vì vậy người dân rất dễ dàng quan sát để đi đổi đúng thời gian quy định
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014: CMND, căn cước công dân mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.
Do đó, người dân có CMND, CCCD đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang CCCD gắn chip.
Đây là cách kiểm tra xem thẻ Căn cước công dân gắn chip của bạn đã được làm xong chưa?
Nếu đã vài tháng trôi qua mà bạn vẫn chưa nhận được CCCD gắn chip thì có thể thực hiện tra cứu online.
Thẻ căn cước công dân gắn chip đã được phát hành kể từ tháng 1/2021 và bắt đầu hoạt động vào tháng 7/2021. Vì vậy, vào những tháng đầu năm 2021, nhiều địa phương trên cả nước người dân đang đổ xô đi làm căn cước công dân (CCCD) gắn chip mới, dẫn tới nhiều nơi bị quá tải, chờ tới vài tiếng đồng hồ.
Sau khi đã làm xong, thậm chí đã tới 4 - 5 tháng nhưng do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh và ngoại cảnh mà nhiều người vẫn chưa nhận được CCCD gắn chip mới. Hiện tại, mọi cá nhân đều có thể tự mình kiểm tra online xem tình trạng hồ sơ làm Căn cước công dân 12 số gắn chip của mình. Và nếu bạn vẫn chưa nhận được CCCD mới thì có thể tra cứu theo cách sau:
Bước 1: Truy cập website Cổng dịch vụ công Quốc gia tại đây.
Với bước tra cứu này, bạn có thể thực hiện trên cả máy tính và điện thoại, tuy nhiên khi thực hiện trên máy tính bạn có thể dễ dàng tải kết quả tra cứu về máy.
Bước 2: Chọn Thông tin và dịch vụ => Chọn Tra cứu hồ sơ để tiến hành kiểm tra CCCD đã được hoàn thành chưa.
Bước 3: Tiến hành nhập Mã hồ sơ của bạn vào ô và nhập mã xác thực để hệ thống tra cứu tình trạng hồ sơ (Mã hồ sơ chính là mã số hồ sơ trên giấy hẹn CCCD).
Ngoài ra, bạn cũng có thể tra cứu thông tin về CCCD trên Zalo. Đầu tiên, bạn cần tìm kiếm Công an quận/huyện nơi làm căn cước công dân => chọn Quan tâm => chọn Tra cứu CCCD.
Lưu ý: Không phải cơ quan công an nào cũng có Zalo hoặc chức năng tra cứu thông tin CCCD.
Hiếu PC chỉ ra mối nguy hiểm đáng sợ khi người dùng để lộ CMND, CCCD Việc để lộ các thông tin trên CMND, CCCD sẽ đem đến rất nhiều hệ luỵ nếu người dùng phớt lờ nó. Vào tháng 5/2021, 10.000 CMND/CCCD của người Việt Nam bị rao bán trên một diễn đàn hacker với giá 9.000 USD. Gói dữ liệu được rao bán có dung lượng 17 GB, bao gồm ảnh chụp hai mặt chứng minh công...