Lưu ý quan trọng không nên bỏ qua khi làm tủ bếp tránh ‘ném tiền qua cửa sổ’
Để có một dàn tủ bếp đẹp không khó, nhưng bạn sẽ phí tiền nếu không quan tâm đến các chi tiết sau.
Chọn chất liệu làm tủ
Chọn chất liệu là mối quan tâm hàng đầu của bất cứ gia chủ nào khi đặt làm tủ bếp.
Gia chủ nên chọn loại gỗ tốt, có thể chống ẩm, không nên chọn loại gỗ ép, nhanh hỏng, dễ bị mối mọt, biến dạng, bung, nứt trong quá trình sử dụng.
Nếu điều kiện kinh tế cho phép, gia chủ có thể dùng loại tủ làm bằng nhôm. Tủ nhôm có ưu điểm không thấm nước, chống ẩm, chống cháy, thân thiện với môi trường. Hiện, có những kiểu nhôm được xử lý giống như gỗ thật thông qua xử lý nên vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Ảnh: House and Beautiful
Nhiều gia đình thường bố trí bàn bếp cạnh chỗ nấu để đặt thực phẩm, tăng không gian lưu trữ. Không ít người thích chọn đá thạch anh nhân tạo làm mặt bàn, nhưng nếu chọn loại đá kém chất lượng có thể bị vỡ, nứt, hư hỏng trong quá trình sử dụng. Nếu có điều kiện nên chọn loại đá tự nhiên, giữ được độ bền theo thời gian.
Bố trí hợp lý
Thiết kế tủ bếp không chỉ cần phải đẹp mà còn phải đảm bảo sự hữu ích, tiện lợi trong quá trình sử dụng. Người ta thường thiết kế bếp hình chữ U hay L. Với cách bố trí tủ bếp này, người nấu sẽ thuận tiện khi lấy đồ, xử lý đơn giản các việc nhà bếp như kết hợp giữa nấu ăn với rửa bát, vừa đun đồ ăn vừa rửa các thực phẩm tươi sống.
Vì vậy, cho dù bố trí theo cách nào đi nữa, ngoài đảm bảo yếu tố hiện đại, đẹp mắt đừng quên tuân thủ theo nguyên tắc thuận tiện khi di chuyển trong khi chế biến thực phẩm và nấu nướng. Tuy vậy, không nên thiết kế quá nhiều tủ quanh chỗ nấu làm cho không gian chật chội, người nấu thêm phần mệt mỏi.
Video đang HOT
Làm tủ bếp có chiều cao phù hợp với người nấu
Nhiều gia chủ thường chọn chiều cao của tủ bếp theo chuẩn chung. Tuy nhiên, bạn nên tính toán cẩn thận, chọn chiều cao phù hợp với người thường xuyên đảm nhận việc nấu nướng trong nhà. Nếu chiều cao người nội trợ thấp, tủ bếp quá cao sẽ rất bất tiện khi cất đồ hay lấy các món đồ gia dụng khi nấu nướng.
Ảnh: House and Beautiful
Nếu mặt bàn bếp quá thấp, người nội trợ quá cao sẽ làm cho cánh tay, cổ bị mỏi do phải cúi nhiều. Vì vậy, trước khi giao cho đơn vị thiết kế, gia chủ nên xem xét sự cân xứng giữa chiều cao người nấu và chiều cao của bếp.
Chọn phụ kiện của thương hiệu uy tín
Bên trong tủ bếp là nơi bạn bố trí chỗ để nồi, chảo, bát, đũa, dụng cụ nhà bếp. Vì vậy, các phụ kiện bên trong để chứa những đồ này cũng cần được chọn loại tốt, đảm bảo chất lượng. Gia chủ nên chọn sản phẩm của các thương hiệu có uy tín. Trong quá trình sử dụng, khi kéo vào, ra, các phụ kiện này sẽ êm ái, đóng mở linh hoạt, không phát ra tiếng ồn.
Sản phẩm kém chất lượng sẽ nhanh bị bung, hư hỏng, không có tác dụng trữ đồ như mong muốn, nhanh bị hoen gỉ trong thời gian ngắn. Nếu chọn sản phẩm kém chất lượng, bạn phải thay thế sau 2-3 năm vừa tốn kém lại mất thêm thời gian.
Chọn tay nắm tủ cẩn thận
Nhiều người thường quan tâm đến chất liệu của tủ, cách bố trí mà quên đi các chi tiết nhỏ như tay nắm của tủ. Tay nắm của tủ cần được chọn kỹ càng vì nó giúp bạn mở tủ khi sử dụng.
Không ít người từng phàn nàn khi dùng tay nắm tủ kiểu chữ G, sắc nhọn, khiến cho bạn có thể bị trầy xước da hay bị thương do vô tình chạm vào.
Thậm chí, với kiểu tay nắm tủ vát cạnh trông có vẻ đơn giản, dễ mở nhưng nó thường không kín giúp tránh được chuột vào bên trong. Bạn cũng cần tránh tay nắm củ làm bằng vật liệu quá giòn, dễ gãy và vỡ sẽ mất công thay thế sửa chữa.
Một số gợi ý thiết kế thoát hiểm cho nhà ống trong trường hợp hoả hoạn xảy ra
Việc bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy là một yếu tố vô cùng quan trọng khi thiết kế nhà, các gia chủ cần lưu ý để bảo vệ gia đình và những người xung quanh khỏi hiểm hoạ cháy nhà luôn rình rập.
Việc bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy là một yếu tố vô cùng quan trọng khi thiết kế nhà
Dưới đây là một số gợi ý thiết kế thoát hiểm cho nhà ống trong tình huống hỏa hoạn xảy ra:
Trang bị cầu thang thoát hiểm:Việc thiết kế cầu thang thoát hiểm trong nhà ống là vô cùng quan trọng. Gia chủ nên xây dựng cầu thang thoát hiểm gần mặt tiền hoặc gần các khoảng sân vườn. Cầu thang này cần được thiết kế an toàn và đủ rộng để có thể thoát ra ngoài nhanh chóng khi tình huống xấu xảy ra. Ngoài ra, cần sắp xếp bình chữa cháy tại các sảnh cầu thang và chuẩn bị sẵn các dụng cụ hỗ trợ thoát hiểm như xà beng, búa, dây, và những thiết bị cần thiết khác.
T hiết kế thoát hiểm theo cửa chính nhà ống: Gia chủ cần đảm bảo rằng cửa chính của nhà ống dễ mở và có hệ thống khóa hiện đại, thuận tiện để mở trong trường hợp khẩn cấp.Nếu cửa chính có thể mở ra ngoài, điều này sẽ giúp dễ dàng thoát ra ngoài trong trường hợp hỏa hoạn.
Thiết kế cửa phụ thoát hiểm: Nếu có không gian và tiền đề, gia chủ hãy thiết kế thêm cửa phụ ở phía hậu hoặc bên của nhà ống, cửa này có thể sử dụng làm lối thoát hiểm khi cần.
Sử dụng ban công và lô gia: Ban công và lô gia (phần hành lang hướng ra ngoài nhưng được xây âm vào bên trong mặt bằng nhà) có thể được sử dụng như là lối thoát hiểm quan trọng. Khi xảy ra tình huống khẩn cấp, bạn có thể chờ cứu hộ trên đó nếu không thể thoát ra ngoài ngay lập tức. Nếu ban công hoặc lô gia của bạn đã bị bịt kín bằng khung sắt hoặc lam, hãy thiết kế các cửa mở bằng bản lề có khóa mở phòng trường hợp khẩn cấp.
Thiết kế cửa mở bằng bản lề tại các lồng sắt để thoát hiểm
Sử dụng sân thượng và giếng trời: Việc thiết kế giếng trời trong nhà ống không chỉ giúp cải thiện ánh sáng tự nhiên và lưu thông không khí trong nhà, mà còn có thể giúp giảm lượng khói trong nhà trong trường hợp hoả hoạn xảy ra.Ngoài ra, sân thượng có thể được sử dụng làm lối thoát hiểm thông thoáng nếu nhà ống của bạn nằm gần với các căn nhà khác.
Giếng trời giúp giảm lượng khói trong nhà khi hoả hoạn xảy ra
Chừa sân sau làm nơi phơi đồ: Khi thiết kế nhà, gia chủ nên chừa lại khoảng sân sau làm nơi phơi đồ. Đây chính là nơi thoát hiểm khi hoả hoạn xảy ra.
Đa dạng hóa lối thoát hiểm: Gia chủ nên thiết kế đa dạng các lối thoát hiểm trong nhà ống, bao gồm lối thoát qua cầu thang lên hoặc xuống, ban công, lô gia, cửa sổ, cầu thang thoát hiểm lên mái, và cửa sổ thoát hiểm bên hông. Điều này giúp đảm bảo rằng có nhiều lựa chọn thoát hiểm khi cần thiết.
Ngoài ra, khi thiết kế nhà, gia chủ nên thiết kế chừa khoảng trống giữa các căn nhà thay vì xây sát nhau. Việc này cũng cung cấp thêm nhiều lối thoát hiểm khi trường hợp hoả hoạn xảy ra.
Những thiết kế này có thể giúp cải thiện an toàn trong trường hợp hỏa hoạn và đảm bảo rằng bạn và gia đình có nhiều lựa chọn để thoát ra ngoài một cách nhanh chóng và an toàn.
Các lưu ý khi thiết kế thông tầng cho nhà phố, xây gác lửng và xây nhà có tầng hầm Thông tầng thường được áp dụng với nhà có gác lửng cao hoặc từ hai tầng trở lên, chiều sâu trên 10m. Gác lửng không nên xây cao hơn 2,4 m và không vượt quá 60% diện tích mặt sàn của tầng. Chi phí để xây nhà có tầng hầm sẽ cao hơn 115-140% so với nhà không hầm. Khoảng thông tầng là...