Lưu ý những nguy cơ khi tẩy lông ‘vùng kín’
Các chuyên gia nhận ra rằng dù sử dụng bất cứ phương pháp tẩy lông nào đều có 80% có nguy cơ lây nhiễm STDs hơn so với nhóm để lông “ vùng kín” phát triển tự nhiên.
Bạn có thể không để ý nhiều đến lông mu của mình, hay chỉ wax lông hoặc cắt tỉa nó cho gọn gàng, sau đó tiếp tục cuộc sống của mình mà không để ý đến nó. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sexually Transmitted Infections, các nhà nghiên cứu đã khảo sát hơn 14000 đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 65 về cách họ đã làm với lông mu của mình, tần suất cắt tỉa hay tẩy lông và phương thức tẩy lông. Các nhà nghiên cứu cũng hỏi những người tham gia về quá khứ tình dục của họ.
Dựa theo kết quả của cuộc khảo sát, các nhà nghiên cứu đã chia thành 4 nhóm: Nhóm tích cực chăm sóc lông mu, những người trong nhóm này thường tẩy lông mu hơn 11 lần/năm. Nhóm thường xuyên chăm sóc lông mu, họ thường tẩy lông theo định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần. Nhóm chăm sóc không tích cực, họ thỉnh thoảng mới tẩy lông mu một lần. Và cuối cùng là nhóm ít khi chăm sóc, họ hầu như không quan tâm đến lông mu của mình như thế nào.
Và đây mới là phần thú vị: Các chuyên gia nhận ra rằng dù sử dụng bất cứ phương pháp tẩy lông nào đều có 80% có nguy cơ lây nhiễm STDs hơn so với nhóm để cho lông mu phát triển tự nhiên. Tuy nhiên, tần xuất chăm sóc cũng có vai trò quan trọng – nhóm tích cực và nhóm thường xuyên chăm sóc có nguy cơ lây nhiễm STDs gấp 4 lần so với những người ít chăm sóc hoặc hầu như không để ý đến lông mu.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu không chắc chắn về mối liên hệ giữa cạo, tẩy lông mu với việc lây nhiễm STDs song có một giả thuyết đưa ra: những người cạo lông bằng dao cạo râu có thể gây trầy xước da, việc này khiến họ dễ bị nhiễm HPV – một loại của bệnh tình dục.
Đáng chú ý, những người hay cắt tỉa lông mu thường trẻ hơn và có xu hướng hoạt động tình dục nhiều hơn những người không hay cạo lông, họ cũng có nhiều bạn tình hơn. Rõ ràng càng có nhiều bạn tình thì nguy cơ lây nhiễm STDs càng cao. Thêm vào đó, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng ước tính một nửa các ca lây nhiễm STDs mới đều xảy ra đối với những người trẻ tuổi, điều này củng cố quan điểm rằng người trẻ tuổi thường có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn, nâng khả năng lây nhiễm STDs lên cao.
Cũng cần chú ý rằng đây chỉ là một nghiên cứu thông qua quan sát và không có căn cứ khoa học cụ thể chứng minh cạo lông mu khiến bạn bị nhiễm STDs – họ chỉ nhận thấy mối liên hệ giữa chúng mà thôi.
Nói cách khác, hãy cứ làm bất cứ điều gì bạn muốn với lông mu của mình, chỉ cần nhớ quan hệ tình dục an toàn và thường xuyên khám phụ khoa, điều đó sẽ đảm bảo an toàn cho bạn.
Theo K.Trâm/Suckhoedoisong.vn
Nguy cơ viêm da khi tẩy lông vùng kín
Nhiễm trùng da phổ biến nhất trong trường hợp này là viêm da và dẫn đến bệnh u mềm lây (Molluscum contagiosum). U mềm lây là một bệnh ngoài da thông thường do virus gây nên. Khi bị u mềm lây, trên vùng da xuất hiện những u nhỏ màu trắng hoặc hồng nhạt trông giống mụn cơm.
Loại nhiễm trùng này có thể xảy ra với bất kì đối tượng nào.
Các nhà nghiên cứu tại một phòng khám ở Nice, Pháp đã tiến hành một cuộc thăm dò đối với những người mắc bệnh này để đánh giá mối liên quan giữa bệnh và việc "dọn dẹp vùng kín".
Trong số 30 bệnh nhân (6 phụ nữ và 24 nam giới) đã đến thăm khám vì bị bệnh lây truyền qua đường tình dục trong năm 2011 và 2012, thì 93% đã "dọn dẹp vùng kín" bằng cách cạo (70%), cắt (13%) hoặc waxing (10%). 10 trong số 30 bệnh nhân bị thêm ít nhất một bệnh về da khác ngoài bệnh u mềm lây. Các bệnh về da khác có thể xuất hiện dễ dàng nếu bạn "dọn dẹp vùng kín" là mụn cóc hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
Theo những người tham gia các cuộc nghiên cứu này thì vết xước nhỏ trên da có thể xuất hiện trong quá trình "dọn dẹp vùng kín". Điều này tạo điều kiện cho virus dễ dàng xâm nhập và gây bệnh bên trong bộ phận sinh dục. Nếu làn da không bị trầy xước, nó cũng có thể bị tác động bởi các hóa chất tẩy lông vì làm cho da mất đi khả năng đề kháng trước những vi khuẩn hay virus gây bệnh.
"Cơ thể có một số cơ chế tự bảo vệ để ngăn ngừa nhiễm trùng. Một trong những cơ chế đó là làn da khỏe mạnh", tiến sĩ Robert Brodell, giám đốc của Trung tâm Y tế Da liễu Division, Đại học Mississippi (Mỹ) cho biết. Ông cũng nói thêm rằng "một khi 'cánh cửa bảo vệ' này đã bị mở thì càng dễ dẫn đến nhiễm trùng".
Tiến sĩ Jonathan Zenilman, giám đốc của Khoa truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Johns Hopkins Bayview (Mỹ) cũng đồng ý rằng virus herpes có xu hướng lây truyền nhanh hơn qua con đường tình dục nếu cơ quan sinh dục có những chấn thương nhỏ.
Tiến sĩ Mary Gail Mercurio, phó giáo sư về da liễu tại Trung tâm Y tế của Đại học Rochester (Mỹ), thừa nhận rằng, những bệnh nhân bị u mềm lây thường là những người đã "dọn dẹp vùng kín".
Mercurio cho biết: "Tôi thường khuyên bệnh nhân của mình không nên "dọn dẹp vùng kín" trước khi bệnh đã đỡ bởi càng "dọn dẹp vùng kín" thì bệnh càng có khả năng nặng và khó chữa hơn".
Dù các kết luận trên có thể gây ra những tranh cãi trong giới khoa học nhưng hầu hết các nhà khoa học đều công nhận một điều rằng chăm sóc "vùng kín" khỏe mạnh là điều vô cùng quan trọng đối với chị em. Nó không những giúp chị em tránh được các bệnh ở vùng nhạy cảm này mà còn đảm bảo an toàn cho khả năng sinh sản của chị em.
Theo afamily
Sợ bạn gái dính bầu, chàng trai khuyên vắt chanh vào vùng kín Lượng axit cao trong chanh tạo nên môi trường khắc nghiệt khiến tinh trùng khó có thể sống sót. Hỏi: Em và bạn trai có quan hệ vài lần. Bạn trai em không muốn dùng bao cao su vì sợ mất cảm giác. Em thì không muốn uống thuốc vì sợ các tác dụng phụ sau này. Em nghe bạn em bảo vắt...