Lưu ý một số tác dụng phụ khi tiêm vaccine COVID-19 mũi 2
Vaccine COVID-19 vẫn là biện pháp tốt nhất trong công cuộc chống đại dịch COVID-19. Vậy, các tác dụng phụ sau tiêm vaccine COVID-19 mũi 2 như thế nào?
Tác dụng phụ sau tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2
Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 là cần thiết để bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nhiễm virus SARS-CoV- 2, đồng thời giảm nguy cơ gặp biến chứng nặng nếu mắc COVID-19 và góp phần tạo miễn dịch cộng đồng.
Tuy nhiên, sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 nói chung và tiêm mũi 2 nói riêng, có thể gặp một số tác dụng phụ như đau, mẩn đỏ, sưng tại vị trí tiêm. Đôi khi có thể gặp mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, mất vị giác. Rất hiếm khi gặp phản ứng dị ứng.
Sốt là tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vaccine phòng COVID-19.
Mặc dù vậy, so với nhiễm COVID-19 và nguy cơ kéo dài đại dịch, tác dụng phụ sau tiêm vaccine chỉ là tạm thời và không có khả năng khiến người bệnh phải nhập viện. Các tác dụng phụ chủ yếu của mọi loại vaccine đều là mệt mỏi, đau đầu và yếu cơ.
Tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine AstraZeneca
- Phản ứng phụ thường gặp nhất là tình trạng đau tại vị trí tiêm, sưng tấy đỏ ở vị trí tiêm, đau cả cánh tay bên tiêm và rất khó khăn khi cử động cánh tay này.
- Một số tác dụng phụ toàn thân có thể xảy ra như cơ thể thường xuyên thấy mệt mỏi, khó chịu, đau các khớp, đau cơ, buồn nôn hoặc nôn, có cảm giác ớn lạnh, đau nhức đầu,…
Video đang HOT
- Sốt: Sau khi tiêm vaccine, nhiều trường hợp cũng có thể bị sốt trên 38,5 độ C.
- Biến chứng huyết khối, giảm tiểu cầu rất hiếm gặp sau tiêm vaccine. Thời gian có thể xảy ra biến chứng là sau tiêm. Một số triệu chứng như đau đầu, đau bụng, đau ngực, có vết bầm tím trên da.
Với vaccine AstraZeneca, phản ứng sốt thường gặp sau liều thứ nhất.
Tác dụng phụ sau tiêm vaccine Pfize
Các tác dụng phụ này xảy ra trong vòng 1 hoặc 2 ngày kể từ khi tiêm vaccine. Đó là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang tạo hàng rào bảo vệ và sẽ biến mất trong vòng vài ngày.
Sau tiêm, người được tiêm có thể gặp phản ứng như đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt, sưng tại chỗ tiêm. Đây là những phản ứng rất phổ biến, thường có cường độ nhẹ/vừa và khỏi trong vòng một vài ngày sau khi tiêm. Ngoài ra, người tiêm cũng có thể buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm….
Những phản ứng không phổ biến như: Nổi hạch, mất ngủ, đau tứ chi, khó chịu, ngứa chỗ tiêm. Hiếm gặp phản ứng liệt mặt ngoại biên cấp tính với người sau tiêm vaccine này.
Tác dụng phụ sau tiêm vaccine Moderna
Thường gặp nhất là đau, sưng hoặc đỏ ở vị trí tiêm. Người sau tiêm cũng có thể mệt mỏi, đau đầu, đau cơ hoặc khớp, ớn lạnh, buồn nôn và nôn, sưng dưới cánh tay, sốt. Ngoài ra, cũng có thể có những tác dụng phụ khác, ít gặp hơn.
Các tác dụng không mong muốn thường hay xuất hiện hơn sau mũi tiêm thứ 2. Theo đó, các phản ứng phụ này thường có mức độ từ nhẹ đến trung bình và các triệu chứng thường cải thiện sau khoảng 2 – 3 ngày sau tiêm vaccine. Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất bao gồm: Đau vị trí tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, khớp, nôn, buồn nôn, sốt. Tỷ lệ xảy ra phản ứng sốc phản vệ (nguy cơ đe dọa tính mạng) sau tiêm vaccine được ghi nhận là 2,8 ca/1 triệu liều.
Ba loại vaccine phòng COVID-19 đều có chung các tác dụng phụ nhẹ: Mệt mỏi, nhức đầu và yếu cơ.
Như vậy, tác dụng phụ sau tiêm của cả ba loại vaccine COVID-19 đều nhẹ. Các tác dụng phụ được báo cáo nhiều nhất sau liều vaccine AstraZeneca đầu tiên. Ngược lại, cả hai loại vaccine mRNA (vaccine Pfizer-BioNTech, vaccine Moderna) đều cho thấy nhiều báo cáo nhất về các tác dụng phụ sau tiêm liều thứ hai.
Hiểu được tác dụng phụ sau tiêm của từng loại vaccine có thể giúp định hình thông điệp xung quanh sự an toàn của vaccine, giúp lập kế hoạch cho các chiến dịch tiêm chủng trong tương lai và thông báo cho công chúng về quyết định tiêm chủng.
Các nhà nghiên cứu cho hay, nhìn chung, bất kể liều lượng, tần suất của mỗi biến cố rất giống nhau trên các loại vaccine và không cho thấy xu hướng hướng tới vaccine này hơn vaccine khác, không phụ thuộc vào nền tảng được sử dụng (vectơ virus hoặc mRNA không sao chép).
Mẹo hữu ích giúp giảm tác dụng phụ sau tiêm vắc-xin COVID-19
Một số tác dụng phụ sau tiêm vắc xin phổ biến hơn ở người đã từng mắc COVID-19
Theo đó, những người trong độ tuổi từ 18 đến 55 gặp nhiều tác dụng phụ sau tiêm vaccine hơn những người trên 55 tuổi. Quan sát này được thấy ở cả ba loại vaccine. Vì nguy cơ hình thành cục máu đông và huyết khối là rất hiếm sau khi tiêm chủng, các nhà nghiên cứu đã không tìm thấy báo cáo về nó trong bất kỳ thử nghiệm lâm sàng nào.
Việc đánh giá đa chiều về dữ liệu vaccine có thể là cơ sở cho một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách xác định và giải thích rõ ràng hơn các hiện tượng mà công chúng còn đang do dự về vaccine.
Rối loạn nhịp tim có nên tiêm vaccine Covid-19?
Người bị rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, nhịp nhanh xoang, ngoại tâm thu thất, có tiêm vaccine phòng Covid-19 được không? (Hoàng Anh, 49 tuổi, Tây Hồ, Hà Nội)
Trả lời:
Không có chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 ở các nhóm đối tượng này. Tuy nhiên, bệnh nhân lần đầu tiên được chẩn đoán rối loạn nhịp như rung nhĩ, ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh xoang, cần được kiểm tra thêm xem có đang mắc tình trạng cấp tính khác không như hội chứng vành cấp, suy tim tiến triển, cường giáp... để bác sĩ có chỉ định phù hợp.
Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn nhịp tim và đang điều trị ổn định thì có thể tiêm vaccine an toàn, cần theo dõi sát ở các cơ y tế. Có một số báo cáo về biến cố tắc mạch sau khi tiêm vaccine, tuy nhiên tỷ lệ này là rất thấp. Các bệnh nhân rung nhĩ có chỉ định dùng thuốc chống đông cần được dùng thuốc chống đông đầy đủ trước khi tiêm.
Trường hợp nhịp nhanh xoang rất thường gặp khi khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine, hầu hết liên quan đến vấn đề tâm lý lo lắng, căng thẳng. Bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng khác kèm theo. Nếu tất cả đều bình thường, bệnh nhân có thể tiêm chủng an toàn. Tuy nhiên, nhịp tim nhanh có thể làm che giấu đi một số triệu chứng liên quan đến các phản ứng sau tiêm, đặc biệt là phản ứng phản vệ.
Những bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim... cũng có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19. Tuy nhiên, người bệnh cần cho bác sĩ biết về các thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu đang dùng.
Các vaccine hiện được chấp thuận sử dụng không chứa virus sống. Do đó, không có nguy cơ gây nhiễm trùng cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, kể cả bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Tuy nhiên, sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm tác dụng của vaccine.
Do đó, trước khi tiêm vaccine, người bệnh cần cung cấp tất cả loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có chỉ định và khuyến cáo phù hợp, an toàn.
Bác sĩ Bùi Văn Thường
Viện Tim mạch Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai
Người từng đột quỵ não có nên tiêm vaccine Covid-19? Người từng đột quỵ não nên tiêm vaccine Covid-19 nhưng cần lưu ý tới các loại thuốc và xin tư vấn của bác sĩ đang điều trị trước tiêm chủng. Bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, cho biết người cao tuổi là nhóm nguy cơ cao trở nặng khi mắc Covid-19,...