Lưu ý khi sử dụng bàn chải và kem đánh răng
Bàn chải và kem đánh răng là vật dụng cần thiết để vệ sinh răng miệng hàng ngày cho cả người lớn và trẻ em. Việc này được xem là một thói quen không thể thiếu trong bảo vệ sức khỏe răng miệng. Tuy vậy, bạn cần lưu ý khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt.
Miệng con người có hàng trăm loại vi khuẩn có lợi lẫn có hại ẩn núp, đặc biệt là phần sau lưỡi. Các vi khuẩn này sống nhờ vào các thức ăn còn mắc kẹt, sót lại ở răng miệng; đồng thời tạo ra một vài loại acid và mùi hôi. Acid ăn mòn răng làm sâu răng và rụng răng, mùi hôi của sulfur làm bốc hơi khó chịu khi thở và nói… Để khắc phục vấn đề này, việc sử dụng bàn chải và kem đánh răng hàng ngày là biện pháp cần thiết giúp cho răng trắng, sạch, loại bỏ được các vi khuẩn có hại, bảo đảm vệ sinh răng miệng tốt.
Sử dụng bàn chải đánh răng đúng cách
Bàn chải đánh răng xuất hiện khá lâu ở Trung Quốc vào năm 1498 với hình thức rất đơn giản lúc đầu. Sau đó theo thời gian, bàn chải được phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến nay chúng được sản xuất dưới nhiều hình dáng, kích thước, màu sắc khác nhau nhưng cơ bản vẫn là cán và bàn chải bằng sợi nhựa tổng hợp; sợi nhựa có thể cứng, cứng vừa hoặc mềm, đầu bàn chải thẳng hoặc hơi cong để có thể tác động đến các vùng xa bên trong hốc răng miệng.
Dùng bất cứ loại bàn chải nào với sợi nhựa tổng hợp mềm cũng đều có tác dụng loại bỏ những mảnh vụn thức ăn bám kẹt lại trong răng miệng nếu dùng đúng cách để phòng tránh sâu răng, viêm lợi răng và xương hàm; đây là một trong ba nguyên nhân gây rụng răng ở người trưởng thành. Tuy vậy, bàn chải thường chỉ loại bỏ được khoảng 70 đến 80% thức ăn và chất bẩn bám trên răng, phần còn lại bị mắc kẹt ở các khe nhỏ giữa hai răng phải nhờ đến sự can thiệp của chỉ nha khoa để loại bỏ. Chỉ nha khoa là một loại chỉ tơ mềm thay thế cho việc dùng tăm tre cổ truyền, nếu sử dụng tăm tre không đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu cho lợi răng; đôi khi các nhà sản xuất thường tẩm vào chỉ nha khoa kháng sinh, fluoride và chất tạo mùi thơm.
Tám bước chải răng đúng cách.
Về cách sử dụng, trước khi đánh răng nên súc miệng với một vài ngụm nước để loại bỏ mảnh vụn thức ăn còn đọng lại ở răng miệng và vi khuẩn. Nhiều người dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn còn kẹt ở giữa khe răng rồi mới đánh răng. Nặn kem đánh răng lên bàn chải và đánh răng nhẹ nhàng, chà mặt trước và mặt sau của lợi răng, đánh răng theo chiều lên xuống hoặc xoay vòng để có thể lấy hết mảnh vụn thức ăn và chất bẩn bám ở khe răng. Khi chà mặt sau răng, nên nghiêng bàn chải 45 độ về phía lợi răng nơi có nhiểu chất vôi và vi khuẩn bám vào làm hư chân răng. Cần chải các răng kể cả lợi răng ở góc sâu bên trong hốc miệng, nơi có nhiều mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn ẩn núp ít khi được chú ý.
Sau khi vệ sinh mặt ngoài và mặt trong của răng, phải chải cả mặt nhai của răng nữa. Sau đó tiếp tục dùng bàn chải nhẹ nhàng chải lưỡi để loại bỏ vi khuẩn bám trên đó thường gây ra mùi hôi miệng. Cuối cùng súc miệng nhiều lần với nước cho sạch miệng. Thời gian cho mỗi lần đánh răng nên thực hiện khoảng 2 đến 3 phút và nên thay bàn chải đánh răng mới cứ mỗi 3 hoặc 4 tháng một lần vì nếu dùng bàn chải quá cũ, các sợi nhựa tổng hợp bị xơ làm cho khả năng chải sạch mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn bị hạn chế, đồng thời có thể gây tổn thương cho lợi răng.
Một điều cũng cần lưu ý là sau thời gian bị mắc bệnh, nên thay bàn chải mới để tránh nhiễm mầm bệnh còn ẩn núp, dính lại trong các sợi nhựa của bàn chải; không nên dùng bàn chải đánh răng chung với người khác để tránh nhiễm vi khuẩn gây bệnh và nước miếng có hại. Việc dùng bàn chải kết hợp với kem đánh răng được khẳng định là một biện pháp tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng, nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn như một thói quen sinh hoạt.
Lựa chọn kem đánh răng phù hợp
Cùng với bàn chải, kem đánh răng cũng đã xuất hiện rất sớm và được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu thô khác nhau lúc đầu, sau đó chúng phát triển theo thời gian để có loại kem đánh răng như ngày nay chúng ta đang sử dụng. Hiện nay mỗi nhà sản xuất có một công thức riêng cho sản phẩm kem đánh răng để cung cấp trên thị trường nhưng chúng đều có chung một số chất liệu chính là fluoride, chất mài cọ và chất rửa tẩy với tác dụng khác nhau.
Fluoride là chất quan trọng nhất vì chúng có tác dụng lên men răng, giúp men răng chống lại sự ăn mòn của chất chua trong thức ăn hoặc do các vi khuẩn sinh ra. Chất mài cọ như calcium phosphate, calcium carbonate và silica có tác dụng đánh tan vết ố màu và mảnh vôi bám ở trên răng, giúp cho răng sạch bóng hơn, hàm lượng của chất mài cọ chỉ vừa phải để tránh men răng bị mòn quá mức. Chất rửa tẩy như sodium lauryl sulfate làm cho kem có dạng bọt, giữ được kem ở trong hốc miệng không chảy ra khỏi bàn chải; tuy vậy trong một số ít trường hợp người có nhạy cảm với hóa chất này thì có thể gây loét niêm mạc miệng nhẹ. Ngoài ra, còn có các chất giữ độ ẩm cho kem, làm kem cô đặc; chất bảo quản, tạo mùi thơm, tạo vị ngọt, tạo màu…
Video đang HOT
Khi mua kem đánh răng cần chọn loại kem có fluoride, ít chất gây loét miệng và làm mòn men răng. Mỗi lần đánh răng chỉ nên nặn một ít kem trên bàn chải là đủ, riêng trẻ em cần dùng kem đánh răng dành cho trẻ em, giúp trẻ vừa dễ đánh răng lại không gây hại cho trẻ, dùng lượng kem vừa đủ cho trẻ làm sạch răng miệng.
Tóm lại, để vệ sinh răng miệng, chúng ta cần có thói quen sử dụng bàn chải và kem đánh răng một cách khoa học để có răng miệng chắc khỏe, sáng đẹp, góp phần hiệu quả cho việc tiêu hóa thức ăn, bảo đảm hấp thu dinh dưỡng; đồng thời cũng mang lại tính thẩm mỹ khi ăn, khi nói, khi cười với hàm răng trắng đẹp, xinh tươi.
Theo Sức Khỏe & Đời sống
Những việc tuyệt đối không nên làm khi bị bỏng
Khi bị bỏng, thay vì tới bệnh viện thì nhiều người lại bôi thuốc nam, kem đánh răng... để trị bỏng, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.
Bỏng là tình trạng do tác động bởi nguồn nhiệt bên ngoài khiến cấu trúc da bị tổn thương. Bỏng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có: bỏng do nước sôi, lửa, dầu sôi, bỏng điện, hay bỏng do hóa chất bắn vào khiến vùng da bị tổn thương.
Nếu ở cấp độ nặng nhất, người bị bỏng có thể thiệt mạng. Bởi vậy, việc sơ cứu đúng cách khi bị bỏng là việc làm rất quan trọng để hạn chế tối đa sát thương gây ra.
Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, nhiều người hiện nay khi bị bỏng thay vì đến bệnh viện điều trị lại có thói quen bôi thuốc nam, kem đánh răng hay nước mắm, mỡ... lên vết bỏng, đây là quan niệm sai lầm cần phải loại bỏ để tránh biến chứng nguy hiểm.
Những điều không nên làm khi bị bỏng
Sau khi bị bỏng không nên để lâu mà nên sơ cứu nhanh nhất trong 15 - 20 phút để giảm độ sâu của bỏng.
Ngâm vết bỏng vào nước đá: Sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi sơ cứu vết bỏng đó là ngâm vết thương vào nước đá hay đá lạnh để giảm bớt nhiệt độ. Tuy nhiên, việc làm này khiến vùng da bị bỏng tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh dẫn đến hạ thân nhiệt, gây co mạch máu, co cơ, khiến tình trạng bỏng trở nên nặng hơn.
Ngâm vết bỏng vào nước đá là quan niệm sai lầm. (Ảnh: VnExpress)
Bôi dung dịch lạ lên vết bỏng: Nếu bị bỏng thì không nên sử dụng mấy cách như bôi nước mắm, xà phòng, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương... Cách làm này có thể khiến cho vết bỏng bị nhiễm trùng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn và tốn kém hơn.
Ngoài ra, có nhiều người dùng kem đánh răng bôi lên vết bỏng để làm dịu cơn đau. Nhưng ít ai biết, trong kem đánh răng có chứa thành phần kiềm nhẹ khi bôi lên sẽ càng làm vết thương thêm trầm trọng.
Chọc vết bỏng: Khoảng thời gian sau khi bị bỏng sẽ xuất hiện những bọng nước kích cỡ lớn nhỏ khác nhau khiến cơ thể khó chịu. Tuy nhiên, mọi người không nên chọc vỡ những bọng nước đó. Bởi khi vết bỏng vỡ, vi khuẩn bên ngoài sẽ dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng và làm tổn thương.
Cách sơ cứu cho người bị bỏng
Bước 1: Đưa người bị nạn ra khỏi khu vực xảy ra tai nạn. Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết thương tránh nhiễm trùng, sau đó xả nhẹ nước mát trong 15 phút. Điều này giúp cho vết thương dịu đi, tránh đau rát, sưng, vết bỏng cũng không ăn sâu.
Bước 2: Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc vải nhỏ sạch để bang vùng da bị bỏng, tránh tiếp xúc bụi bẩn.
Bước 3: Nếu bỏng nhẹ và diện tích nhỏ, bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà, bởi vùng da bị bỏng có khả năng tự liền. Còn đối với trường hợp bị bỏng nặng, diện tích lớn, bệnh nhân nên được sơ cứu cơ bản ban đầu rồi nhanh chóng tới cơ sở, trung tâm y tế gần nhất kịp thời điều trị.
Trường hợp bị bỏng do lửa, lửa cháy lên quần áo và người bị nạn hoảng loạn không thể tự xử lý thì cần có người giúp đỡ, sơ cứu theo các bước:
Bước 1: Giữ cho người bị nạn không hốt hoảng để tránh bị bắt lửa nhiều hơn.
Bước 2: Đặt người bị nạn trong tư thế nằm yên trên sàn, hướng vế bị bỏng lên trên rồi sử dụng cát, nước hoặc áo khoác, áo choàng, chăn hay mảnh vải lớn nhưng không phải những vật liệu như nilon dễ cháy bọc người bị nạn và dập lửa. Nhanh chóng đưa người bị nạn ra khỏi vùng nguy hiểm và đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu.
Sau khi bị bỏng cần xả vết thương dưới nước mát để hạ nhiệt. (Ảnh: Vietnammoi)
Nếu bị bỏng hóa chất thì cần sơ cứu như sau:
Bước 1: Nhanh chóng tách nạn nhân khỏi tác nhân gây bỏng.
Bước 2: Cởi bỏ trang phục, đồ trang sức có tiếp xúc hóa chất.
Bước 3: Rửa sạch vùng bỏng dưới nước lạnh. Với hóa chất khô, dạng bột cần lau sạch trước khi rửa nước và khi rửa cần đeo găng tay hoặc dụng cụ thích hợp.
Bước 4: Băng vết thương bằng vải sạch, gạc vô trùng quấn nhẹ, không siết chặt.
Bước 5: Nhanh chóng đến bệnh viện, trung tâm y tế để điều trị.
Những điều cần lưu ý khi xử lý vết bỏng:
Trường hợp bỏng ở diện tích lớn không nên cởi quần áo, tránh chạm vào vết thương.
Bạn nên cẩn thận cởi bỏ tư trang, những vật cứng khỏi vùng bỏng để tránh bị sưng.
Bạn cũng cần giữ vệ sinh vết thương, tránh nhiễm trùng.
Đối với trẻ em bị bỏng thì nguy hiểm hơn, người xung quanh cần giữ bình tĩnh và sơ cứu nhanh cho trẻ để tránh trẻ bị sốc.
Phòng tránh mọi tác nhân nguy hiểm cho trẻ khi ở nhà, cần sự giám sát của người lớn, đồ đạc cần sắp xếp hợp lý, tránh xa những vấn đề liên quan đến nhà bếp, phích nước sôi, đồ ăn mới nấu, bàn là,...
Theo VTC
Trung Quốc: Phát hiện xà phòng kháng khuẩn và kem đánh răng gây loãng xương Theo The Hindustan Times, triclosan là một hợp chất phổ biến, có trong xà phòng kháng khuẩn, kem đánh răng, nước rửa tay, nước súc miệng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác. Triclosan có trong xà phòng kháng khuẩn, kem đánh răng - Ảnh: Pixabay Các nhà khoa học tại Đại học Y Hàng Châu, Trung Quốc đã thử nghiệm...