Lưu ý khi nhuộm tóc
Chọn màu tóc nhuộm để tôn lên làn da là điều bạn cần quan tâm. Chuyên viên của Revlon cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết.
Chọn màu tóc nhuộm phù hợp
Nếu bạn có làn da hơi vàng, nên tránh nhuộm tóc các màu vàng kim, nâu sáng hay cam… Nếu da có màu nâu nhạt, nên nhuộm gam tối và highlight nhẹ bằng màu đỏ hay nâu.
Vào mùa hè, những gam màu lạnh sẽ giúp mái tóc trở nên nhẹ nhàng, trang nhã dưới ánh nắng rực rỡ. Vào mùa thu – đông, nên nhuộm những gam màu nóng để giúp khuôn mặt hồng hào và tươi tắn hơn. Ngoài ra, nếu tóc ngắn thì tốt nhất nên nhuộm một màu để tạo sự thanh tú cho gương mặt. Nếu mái tóc dài, nhuộm highlight chấm phá nhẹ quanh khuôn mặt sẽ làm làn da sáng hơn.
Những ai có mái tóc mỏng có thể chọn những màu sắc như nâu, sô cô la hay tím, người đối diện sẽ có cảm giác mái tóc của bạn như dày hơn. Màu sắc trung tính không những làm tôn lên vẻ tươi sáng của làn da mà còn giúp bạn tự tin hơn.
Nhuộm tại nhà
Hiện nay có nhiều sản phẩm nhuộm tóc thuận tiện và dễ dàng có thể tự làm đẹp tại nhà. Thông thường chỉ qua bốn bước cơ bản: hòa trộn hỗn hợp nhuộm; nhuộm tóc; xả sạch; dưỡng tóc với dầu xả trong khoảng 15-20 phút. Nếu bạn đã nhuộm trước đó thì phải thêm bước tẩy màu tóc cũ để nhuộm màu tóc mới.
Khi quyết định nhuộm tóc, bạn cần lưu ý dựa trên loại tóc và nhu cầu của bạn. Nếu chỉ muốn nhuộm tạm thời để che đi mái tóc bạc, hoặc thay đổi diện mạo thời gian ngắn, hãy chọn loại thuốc nhuộm tạm thời hoặc thuốc nhuộm màu không bền. Lưu ý, loại tóc bạc sáng màu nên được nhuộm với thuốc nhuộm dành riêng cho tóc bạc.
Video đang HOT
Theo Alobacsi
Bí quyết nhuộm tóc an toàn
Phát hiện mới nhất của các nhà khoa học Thụy Điển cho thấy, thuốc nhuộm tóc có thể chứa độc tố gây ung thư ở người sử dụng cũng như nhân viên chăm sóc tóc.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Lund nhận thấy nồng độ toluidine trong máu của các thợ làm tóc khá cao. Trong khi đó, toluidine là hóa chất gây ung thư bàng quang từng bị Liên minh Châu Âu cấm sử dụng trong các sản phẩm làm đẹp từ những năm 1990.
Để củng cố nhận định trên, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích mẫu máu của 295 nữ nhân viên làm tóc; 32 người thường xuyên sử dụng thuốc nhuộm cùng với 60 người không sử dụng chúng trong vòng một năm qua.
Kết quả là, những người thường xuyên tiếp xúc với thuốc nhuộm có mức toluidine trong máu cao. Họ cũng là đối tượng dễ đối diện với nguy cơ ung thư bàng quang.
Trong quá trình thử nghiệm mẫu máu chứa 8 hợp chất gây ung thư, nghiên cứu phát hiện hàm lượng hóa chất o-và m-toluidine ở các nhân viên làm tóc khá cao. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyên nhân viên làm tóc nên có biện pháp phòng ngừa cần thiết trong quá trình làm việc phục vụ khách hàng.
Cụ thể, khi chọn sản phẩm làm đẹp. Người tiêu dùng nên chọn sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng; cần thận trọng với những cảnh báo được ghi trên bao bì. Tuyệt đối không dùng sản phẩm có dấu hiệu làm giả; không lạm dụng thuốc nhuộm thường xuyên.
Việc giữ thuốc nhuộm lâu không có tác dụng làm tóc dễ bắt màu hơn. Bạn chỉ nên giữ thuốc nhuộm trên tóc trong thời gian quy định; tránh trộn các loại thuốc nhuộm tóc; không để thuốc rơi vào lông mày và lông mi.
Khi tiến hành, các nhân viên nên sử dụng găng tay, đeo khẩu trang để tránh tiếp xúc nhiều với hóa chất. Đồng thời, cố gắng tránh để thuốc nhuộm tiếp xúc trực tiếp với da khách hàng.
Lưu ý, khi tiến hành gội đầu sau khi nhuộm, bạn không nên chà xát mạnh khiến da đầu bị xước. Thực hiện gội nhiều lần cho đến khi trôi hết thuốc nhuộm trên tóc.
Không nhuộm tóc khi đang mang thai. Đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Những người có mụn, viêm da hay thương tích trên mặt, da đầu không nên nóng vội thực hiện công đoạn làm đẹp bằng cách thay đổi màu tóc. Hãy đợi đến khi cơ thể lành lặn để tránh các ảnh hưởng tiêu cực.
Theo Alobacsi