Lưu ý khi làm cổng nhà để đón sinh khí, chặn đen đủi
Ngôi nhà tránh được những điềm rủi, có đón được nhiều sinh khí, may mắn hay không đều có phần nhờ vào việc cổng chính có đặt đúng hướng và hợp phong thủy.
Cổng chính được xem như là miệng của một ngôi nhà. Toàn bộ khí vượng, hưng thịnh nếu muốn lưu chuyển vào căn nhà đều phải thông qua cổng chính. Bên cạnh đó, ngôi nhà có tránh được những điềm rủi, có đón được nhiều sinh khí, may mắn hay không đều có phần nhờ vào việc cổng chính có đặt đúng hướng và hợp phong thủy.
Dưới góc độ phong thủy, chuyên gia Tuấn Thịnh (Hà Nội) đã có một số chia sẻ để độc giả có cơ sở tham khảo và nghiên cứu thêm.
Chọn hướng cổng nhà theo bát trạch
Theo quan điểm của phong thủy nhà ở, cửa chính trong nhà theo Bát Trạch, cửa đón nước là cửa mở, vì nước là lá bùa may mắn theo phong thủy. Vì vậy, khi mở cửa chính mà muốn cổng nhà đẹp theo phong thủy, hãy kiểm tra xem có nguồn nước ở gần đó không (ví dụ: sông, kênh, rạch, mương, …), nếu có thì xác định rằng đó là hướng cửa phải xây.
Gia chủ có thể chọn 1 trong 4 hướng chính theo phong thủy bát trạch để có được hướng tốt nhất cho mình.
Quan điểm của người xưa cho rằng, có 4 linh vật tượng trưng cho 4 hướng, đó là: Hướng Bắc là linh vật Huyền Vũ. Hướng Nam là linh vật Chu Tước. Hướng Tây là linh vật Bạch Hổ. Hướng Đông là linh vật Thanh Long.
Việc xác định hướng làm cổng chính của căn nhà theo phong thủy sẽ tuân theo các quy luật sau đây: Phải Bạch Hổ, trước là Chu Tước, sau là Huyền Vũ, trái là Thanh Long. Vậy khi đặt cổng nhà, gia chủ có thể chọn 1 trong 4 hướng chính đó để có được hướng tốt nhất cho mình.
Chọn hướng cổng nhà theo ngũ hành
Gia chủ mệnh Hỏa: Nên đặt cổng chính của căn nhà theo phong thủy là hướng Đông hoặc Đông Nam. Vì đây là hai hướng Mộc tương sinh với hành Hỏa.
Gia chủ mệnh Thủy: Thường sẽ hợp cổng nhà được đặt ở hướng Tây và Tây Bắc vì thuộc hành Kim. Theo ngũ hành thì Kim tương sinh với Thủy, đặt cổng theo hướng này sẽ gặp nhiều điều may mắn và thuận lợi trong công việc và cuộc sống.
Gia chủ mệnh Mộc: Nên chọn hướng cổng nhà hợp theo phong thủy là hướng Bắc vì với hướng này có tính tương sinh cho mệnh Mộc.
Video đang HOT
Gia chủ nên lưu ý đến bản mệnh khi làm cổng nhà.
Gia chủ mệnh Kim: Nên đặt hướng cổng chính về hướng Bắc và Tây Nam. Hai hướng này thuộc hành Thổ tương sinh và bổ trợ với mệnh Kim.
Gia chủ mệnh Thổ: Nên đặt hướng cổng thuộc hướng Nam. Hướng này thuộc hành Hỏa nên tương sinh với Thổ mang đến những điều tốt và thuận lợi cho gia chủ.
Lưu ý khi xây cổng nhà
Tránh xây nhà “kín cổng cao tường” vì như vậy sẽ làm cản trở không khí lưu thông trong nhà. Tránh thiết kế cửa chính là lối vào nhà quá hẹp. Vì nếu đường hẹp sẽ mang đến những điều không may mắn.
Cổng nhà phải có kích thước cửa theo phong thủy nên phối hợp với kích thước của nhà chính, vì cửa quá lớn sẽ bị phân tán vượng khí, quá nhỏ sẽ không thể thu nạp đủ vượng khí vào nhà.
Tránh trồng cây cổ thụ trước cổng nhà.
Lối vào nhà theo phong thủy nên có ba bậc tam cấp không quá dốc. Bạn nên chọn những loại cây phong thủy như tre, trúc, dừa cảnh, cây cảnh trang trí trước nhà. Bởi những loại cây này nếu được trồng trước nhà sẽ mang lại may mắn cho gia chủ và sẽ giúp làm ăn phát tài. Tránh trồng cây đa, cây dâu, cây liễu, cây mít… trước cửa vì chúng mang ý nghĩa phong thủy không tốt.
Cổng nhà không nên đối diện với cửa phòng ngủ chính vì mọi người ra vào đều qua cửa mà phòng ngủ phải là nơi kín đáo và sạch sẽ. Theo phong thủy, nếu đặt ở hướng này sẽ gây hại cho sức khỏe của gia chủ. Thiết kế cửa trước không nên đối diện với bếp, may mắn tài lộc sẽ bay mất.
Trang trí cửa hình chữ L ngược được coi là một thiết kế không đẹp nên tránh. Cửa hình chữ L hay còn gọi là cổng số 7, đọc theo tiếng Kanji là Thất, có nghĩa là thất bát, xui xẻo. Trong dân gian hình chữ L tượng trưng cho con dao sắc bén, sẽ mang lại sát khí.
Cửa phải vuông vắn, ngăn nắp, không được làm cửa hình vòm vì điều này làm tổn hại đến tài vận của gia chủ.
Vị trí cổng chính ra vào tránh đường thẳng có ngã ba, tránh mở lối “xung sát” với cửa chính (cửa trước) của ngôi nhà, vì “sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng”.
Cách trồng bức tường cây giúp ngôi nhà tràn đầy sinh khí
Không gian sống với cây xanh là liệu pháp tự nhiên và hiệu quả giúp con người giảm căng thẳng, mệt mỏi sau nhiều áp lực từ công việc, cuộc sống.
Bức tường đứng cho thêm sinh khí trong gia đình
Ngoài tác dụng lọc không khí, tường cây còn là vách ngăn tiếng ồn tự nhiên. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có đất để trồng cây. Vì vậy hãy tham khảo bài viết sau để có thể có giải pháp cho không gian chật hẹp mà vẫn có cây xanh.
Vì sao nên có mảng tường xanh?
Tường cây là giải pháp lý tưởng tối đa hóa không gian sống, đặc biệt những nơi đông người như thành thị. Mảng xanh có chức năng lọc bụi bẩn, hấp thụ khí CO2 và cung cấp khí O2.
Một số loài thực vật có tác dụng hấp thụ khí độc hại từ đồ dùng điện tử và giúp tránh các bệnh về hô hấp thường gặp như viêm mũi dị ứng. Cây xanh được đặt ở những vị trí thích hợp làm tăng các trường năng lượng tích cực về sức khỏe, sự may mắn, công danh, tài lộc cho gia đình.
Vườn tường nhà phố giúp trang trí cho tiểu cảnh sân vườn trong biệt thự, villa, lối đi và hành lang tạo không gian sống lành mạnh, nghệ thuật. Với những không gian hạn chế về diện tích vườn, tường xanh đẹp được thiết kế ngoài ban công hay bên trong nhà mang thiên nhiên đến gần hơn.
Sảnh các trung tâm thương mại sử dụng tường cây để kết hợp thiên nhiên và sự hiện đại. Không gian mát mẻ, thư giãn mà tường cây mang lại giúp thu hút khách đến tham quan, mua sắm.
Cách thiết kế vườn tường
Có thể tự thi công vườn cây thẳng đứng đẹp bằng các bước đơn giản, lưu ý các yếu tố về thiết kế, vị trí thi công, cây trồng và sự chăm sóc.
Ý tưởng vườn thẳng đứng là yếu tố quan trọng giúp tác phẩm xanh hài hòa với không gian sống và lột tả được tính cách của chủ nhà. Song song với việc lên ý tưởng về kiến trúc, các yếu tố như chi phí nhân công, nguyên vật liệu và thời gian thi công cũng quan trọng.
Cần xác định vị trí đặt tường cây xanh trong nhà hay ngoài trời để chọn cây trồng phù hợp. Hướng sáng, hướng phong thủy cũng được xác định trước khi thi công.
Để tiết kiệm diện tích và khắc phục khuyết điểm cho không gian, tường cây trong nhà có thể được lắp đặt ở những khu vực trống như góc cầu thang, cạnh giếng trời...
Lưu ý đến các kỹ thuật thi công tường xanh
Khung đỡ gồm khung sắt, giá đỡ, các hốc và chậu nhựa. Kích thước phổ biến là 5,2m x 0,2m/khung, mỗi khung gồm 3 hốc để lắp chậu. Chậu được làm bằng chất liệu nhựa, kích thước 19cm x 20cm.
Hệ thống tưới tiêu tự động: Duy trì sinh trưởng tốt nhất cho cây và tiết kiệm thời gian chăm sóc. Cài đặt thời gian, lượng nước và phương cách cấp nước nhỏ giọt đảm bảo cây trồng nhận đủ nước và giữ vệ sinh cho khu vực xung quanh.
Nguồn cung cấp ánh sáng: Có thể cung cấp nguồn sáng bằng ánh nắng trực tiếp (với cây ưa nắng) hoặc bằng đèn LED (đối với cây ưa râm). Đèn LED có thể giúp cây quang hợp tốt và giúp tăng vẻ đẹp cho vườn đứng vào ban đêm.
Những loại cây trồng phù hợp với vườn tường
Cỏ lan chi: Cây thân thảo, có lá hình kiếm, màu xanh và có gân giữa màu trắng ngà giúp vẻ đẹp trở nên nổi bật, mới lạ. Cây ưa râm, sinh trưởng tốt thích hợp trồng trong nhà.
Dương xỉ: Loại cây được sử dụng nhiều trong thi công tường đứng nhờ dáng lá đẹp, sinh trưởng tốt, dễ trồng và dễ chăm.
Lan ý: Cây hấp thụ bụi bẩn, khí độc từ đồ điện tử và đồ gia dụng giúp thanh lọc không khí. Cây chịu bóng nên có thể dễ dàng trồng trong nhà.
Ngũ gia bì: Cây có lá mọc thành cụm 5, màu xanh thẫm thích hợp trồng trong nhà hoặc nơi không có ánh nắng trực tiếp.
Phú quý: Cây dễ trồng, sinh trưởng tốt thích hợp trồng với đất hoặc thủy canh. Lá cây có màu xanh - hồng trông rất đẹp mắt, giúp tường xanh trở nên nổi bật, ấn tượng.
Trầu bà vàng: Loại cây dễ trồng và có tác dụng thanh lọc không khí, dễ chăm sóc thích hợp trồng cho tường cây trong nhà và ngoài trời.
Ngọc ngân: Cây dễ trồng và ít tốn công chăm sóc. Màu sắc cây đẹp giúp làm nổi bật không gian xung quanh hơn.
Hồng môn: Được trồng cho vườn tường trong nhà vì có khả năng chịu bóng khá tốt, dáng và màu sắc cây đẹp. Cây sinh trưởng tốt, không cần tưới nước thường xuyên.
Những điều kiêng kỵ khi làm cổng nhà Cổng chính của mỗi ngôi nhà từ trước đến nay vẫn luôn được coi là quan trọng nhất theo phong thủy học dương trạch (nhà ở). Nếu ví ngôi nhà giống như một cơ thể sống thì cổng nhà được xem như là miệng của ngôi nhà đó. Toàn bộ khí nếu muốn lưu chuyển vào căn nhà đều phải thông qua cửa...