Lưu ý gì với doanh nghiệp “sống” bằng “lợi nhuận khác”?
Trong nửa đầu năm 2018, nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng hoặc may mắn thoát lỗ bằng những khoản lợi nhuận khác, trong khi hoạt động chính sa sút. Nhà đầu tư cần chú ý gì ở các doanh nghiệp này?
DLG thoát lỗ quý 2/2018 nhờ bán tài sản.
Thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác
Theo thống kê của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVS), tính đến ngày 10/8/2018, đã có hơn 736 doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh quý 2/2018. Trong đó có 638 doanh nghiệp báo lãi, 98 doanh nghiệp báo lỗ. Tổng lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2018 của các doanh nghiệp tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ.
Trong số này, có rất nhiều doanh nghiệp báo lãi nhờ khoản hoạt động khác. Nhiều doanh nghiệp cũng không buồn giải thích cho cổ đông hiểu những khoản này là từ đâu ra.
Điển hình là CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB). Dù doanh thu và lợi nhuận quý 2/2018 giảm rất mạnh so với cùng kỳ, nhưng nhờ khoản lợi nhuận khác hơn 11 tỷ đồng, giúp NBB có mức lãi sau thuế tăng đáng kể. Khoản lợi nhuận khác của NBB gần gấp đôi mức lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bất động sản của công ty này. NBB không giải thích nguyên nhân phần lợi nhuận khác đến từ đâu.
Tương tự, một doanh nghiệp bất động sản khác là CTCP Bất động sản Phát Đạt (PDR) cũng có lợi nhuận quý 2/2018 tăng ấn tượng nhờ khoản lợi nhuận khác. Trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh quý 2/2018 của PDR chỉ bằng cùng kỳ, nhưng lợi nhuận khác lại cao gấp 68 lần cùng kỳ, đạt 68 tỷ đồng. Theo thuyết minh, khoản lợi nhuận đến từ hợp tác đầu tư đã giúp lãi sau thuế quý 2 của PDR tăng nhẹ so với cùng kỳ năm rồi. Tuy nhiên, hợp tác nào thì cổ đông không thể nào biết.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) là một trường hợp đặc biệt khi thoát lỗ ngoạn mục nhờ lợi nhuận khác. Dù doanh thu tới trên 700 tỷ đồng nhưng DLG bị lỗ gần 14 tỷ đồng trong quý 2/2018. Phải nhờ đến khoản tiền từ bán tài sản cố định hơn 21 tỷ đồng mới giúp DLG thoát lỗ. Giống với DLG, CTCP Địa ốc Chợ Lớn (RCL) cũng được cứu thua với lãi sau thuế từ lợi nhuận khác là 1 tỷ đồng, cũng không có thuyết minh cụ thể.
Hy hữu nhất có lẽ phải kể đến trường hợp của CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt (PVL), tên cũ là CTCP Địa ốc Dầu khí. Nhờ thắng kiện mà PVL không phải trả Công ty Hưng Thịnh Phát khoản tiền tương đương với khoản dự phòng chi phí khác hơn 15 tỷ đồng. Điều này giúp PVL có lãi 5,5 tỷ đồng trong quý 2/2018.
Video đang HOT
Đặc biệt nhất, nhà đầu tư không khỏi ngạc nhiên với trường hợp của CTCP Ánh Dương Việt Nam ( Vinasun, mã VNS). Đây là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường taxi khu vực TP.HCM. Nhưng do không cạnh tranh nổi với Uber và Grab, Vinasun ghi nhận khoản lỗ quý 2 và là quý thứ 3 liên tiếp. Phải nhờ thanh lý tài sản và quảng cáo trên xe taxi – những hoạt động ngoài cốt lõi của Vinasun, mới giúp công ty này thoát lỗ.
Lãi sau thuế 3 quý gần đây của Vinasun đến từ bán xe và quảng cáo, trong khi hoạt động taxi lỗ ròng.
Do may mắn nên khó lặp lại
Nhận định về những trường hợp trên, ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank KimEng nói, doanh nghiệp phụ thuộc vào mảng kinh doanh không chuyên hay được lợi nhờ những khoản thu nhập bất thường sẽ kém bền vững.
Theo ông Khánh, nếu khoản lợi nhuận khác đến thường xuyên thì cũng coi như một mảng kinh doanh của doanh nghiệp. “Tuy nhiên, nếu là yếu tố đột biến thì nhà đầu tư nên xem xét kỹ mảng kinh doanh chính để biết sức khỏe doanh nghiệp” – ông Khánh đánh giá.
Chẳng hạn như đối với Vinasun. Do bị cạnh tranh gay gắt từ nhiều công ty có ứng dụng gọi taxi trên điện thoại thông mình, Vinasun đã lỗ 3 quý liên tiếp. Trong nửa đầu năm 2018, dù đạt doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng, nhưng Vinasun lại lỗ từ hoạt động chính đến 23 tỷ đồng.
Về dài hạn, Vinasun đang loay hoay thay đổi mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp này đã chuyển từ mô hình sở hữu xe và thuê tài xế rồi chia sẻ doanh thu sang cho tài xế thuê, đến bao xe và trả phí. Thậm chí, Vinasun nghiên cứu phát triển ứng dụng gọi xe riêng cũng không giúp kết quả kinh doanh khá hơn. Đáng chú ý, mới đây, một cổ đông lớn của Vinasun là Quỹ đầu tư GIC (Singapore) đã bán toàn bộ gần 8% cổ phần nắm giữ, chịu lỗ hơn phân nửa vốn đầu tư. Do đó, dù có lãi từ hoạt động khác, mảng kinh doanh chính đang thua lỗ của Vinasun mới là điều khiến nhà đầu tư quan tâm nhiều hơn.
Một số trường hợp doanh nghiệp lãi nhờ bán tài sản cũng khó lặp lại trong thời gian tới. Chẳng hạn DLG bán tài sản, CTCP Cao su Phước Hòa (PHR) bán cây cao su, hay PVL thoát lỗ nhờ thắng kiện. Nhìn ở góc độ khác, khoản lãi trong kỳ này lại trở thành áp lực cho doanh nghiệp trong các quý kinh doanh sau. Đó là áp lực tăng trưởng khi không còn nguồn thu bất thường.
Trên quan điểm đầu tư dài hạn, ông Khánh khuyên, với những doanh nghiệp thoát lỗ nhờ lợi nhuận khác, nhà đầu tư cần chú ý đến dòng tiền hàng kỳ. Dù có lợi nhuận mà doanh nghiệp vẫn không đủ tiền trang trải cho hoạt động, đầu tư hay trả lãi ngân hàng cũng sẽ dễ gặp khó khăn trong dài hạn.
Theo Người tiêu dùng
NSC - Hạt giống vàng trên sàn chứng khoán
Giá cổ phiếu tăng trưởng bền vững cùng với quy mô, lợi nhuận của công ty liên tục gia tăng gấp 2-3 lần, sự ổn định của cổ phiếu NSC lại chính là một thế mạnh đặc biệt với nhóm ngành nông nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng bền vững đặc biệt đối với ngành nông nghiệp
Trên sàn chứng khoán, ít có doanh nghiệp nào duy trì chính sách trả cổ tức đều đặn với tỷ lệ cao như Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương (Vinaseed). Suốt từ năm 2010 đến năm 2016, Vinaseed duy trì tỷ lệ cổ tức tiền mặt lên đến 30%. Nếu kể cả cổ tức bằng cổ phiếu, có những năm như 2009, 2012, tổng tỷ lệ cổ tức lên đến 50%; hay như năm 2007 cũng lên đến 39%.
Năm 2017, Vinaseed đã trả cổ tức lần 1 với tỷ lệ 15% bằng tiền mặt. Và sẽ tiếp tục trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%, nâng tổng tỷ lệ cổ tức 2017 lên 30%.
Không phải tự nhiên Vinaseed duy trì được điều hiếm có này trên thị trường tài chính. Giai đoạn 2007 - 2011, lợi nhuận ròng của Vinaseed tăng bình quân tới 54%/năm. Giai đoạn 2012 - 2017, ngay cả khi quy mô Vinaseed đã gấp 2-3 lần trước đó, tăng trưởng bình quân lợi nhuận ròng của công ty này vẫn giữ ở mức cao so với trung bình ngành, đạt 23%/năm.
Sự ổn định của Vinaseed thực sự là một thành quả đáng kinh ngạc, bởi nông nghiệp là một ngành chịu tác động rất lớn từ yếu tố thời tiết và khí hậu, vốn biến đổi rất khó lường trong thập kỷ gần đây. Yếu tố manh mún, nhỏ lẻ, "thấy làm được cùng lao vào làm, không làm được lại cùng nhau bỏ" của nông nghiệp Việt Nam cũng gây rất nhiều khó khăn cho toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.
"Công ty có tốc độ tăng trưởng bền vững trên 20%/năm, tình hình tài chính tốt, dòng tiền ổn định, uy tín ngày càng nâng cao."
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Vinaseed, bà Trần Kim Liên cho biết giá cổ phiếu NSC phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường chứng khoán. "Về phía công ty chúng tôi nỗ lực không ngừng để tập trung quản trị và điều hành công ty hoạt động minh bạch, hiệu quả, duy trì tốc độ tăng trường bền vững và đem lại lợi ích cho cổ đông và nhà đầu tư", bà Liên nói.
Lựa chọn tối ưu để đầu tư an toàn đối với nhóm cổ phiếu nông nghiệp
Một điểm cần lưu ý rằng NSC là cổ phiếu nông nghiệp. Điểm khác biệt của cổ phiếu nông nghiệp so với các ngành khác như bất động sản, tài chính, ngân hàng... là không có tính chu kỳ rõ rệt, do đó thường ít có sóng tăng/giảm, cũng vì thế mà loại cổ phiếu này ưa dành cho các nhà đầu tư dài hạn.
Kể từ thời điểm niêm yết (năm 2005) đến nay, cổ phiếu NSC giữ đà tăng rất đều. Tính theo giá điều chỉnh, tổng mức tăng là 755%. Còn nếu tính từ thời điểm Tập đoàn PAN hoàn tất đầu tư vào Vinaseed (tháng 7/2014), NSC đã tăng khoảng 70% giá trị. Đó là chưa kể đến cổ tức nhận được hàng năm luôn ở mức cao.
Một điểm khác khiến cổ phiếu NSC hấp dẫn nhà đầu tư dài hạn là tính an toàn. Trong ngành giống, Vinaseed có vị thế dẫn đầu với thế mạnh đặc biệt về nghiên cứu và phát triển (R&D), nhờ đó đã đưa tỷ lệ giống bản quyền lên đến gần 70%. Cùng với đó là hệ thống phân phối rộng khắp với hơn 1.400 đại lý cấp 1, xuất khẩu ổn định sang các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc.
Vinaseed cũng đang từng bước mở rộng thị trường tại Đồng bằng Sông Cửu Long và miền Nam với bước đi chiến lược là thâu tóm 100% cổ phần của Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam (SSC), hướng đến chi phối thị trường lúa giống 2 tỷ USD nói riêng và thị trường giống cây trồng 4,8 tỷ USD nói chung.
Giai đoạn 2018 - 2021, tại buổi họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị Vinaseed đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân lợi nhuận ròng bình quân 20%/năm. Doanh thu năm 2021 dự kiến đạt 2.650 tỷ đồng và lợi nhuận trên 450 tỷ đồng, chi phối 35% thị phần giống lúa và 51% thị phần giống ngô tại Việt Nam - kiên định với vị trí dẫn đầu ngành giống.
Tiếp tục con đường "cùng tiến" với nông dân, bằng việc góp vốn, tri thức - công nghệ và thị trường, cộng với thế mạnh về đất đai và sức lao động của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hỗ trợ nông dân để hợp thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, cùng chia sẻ lợi ích, tạo ra chuỗi giá trị bền vững; kết hợp hoàn hảo trong chuỗi giá trị Farm - Food - Family của Tập đoàn mẹ. Trong hành trình mới khi đổi tên công ty thành Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam, có thể nói cổ phiếu NSC chính là một trong những lựa chọn phù hợp dành cho những nhà đầu tư dài hạn.
Ánh Dương
Theo Nhịp sống kinh tế
Cú ngược dòng đầy bất ngờ của cổ phiếu Thủy sản Hùng Vương Kinh doanh sa sút và bị đưa vào diện kiểm soát, cổ phiếu Thủy sản Hùng Vương không những không giảm mà lại còn tăng mạnh cả về giá trị lẫn thanh khoản... Kết quả kinh doanh của Thủy sản Hùng trong những năm gần đây không mấy khả quan Cổ phiếu HVG của Công ty Cổ phần Thủy Sản Hùng Vương sau...